Hôm nay,  

Kỳ Bí: Vương Quốc Atlantis Mất Tích

30/07/200700:00:00(Xem: 4919)

Giữa muôn ngàn những huyền thoại  thiêu đốt tâm can nhân loại trong thời gian hai ngàn năm qua ta không thể không kể đến những huyền thoại về sự mất tích một vương quốc mênh mông lớn hơn cả vùng bắc của Mỹ Châu và vùng Tiểu Á cộng lại có tên Atlantis do chính triết gia lừng danh của Hy Lạp cổ đại tên là Plato đề cập đến cách đây hơn hai ngàn năm về trước.
Trong thời gian hơn hai ngàn năm qua, các nhà khoa học, các nhà khảo cổ học, các nhà thám hiểm cũng như những nhà nghiên cứu dã sử đã không ngừng tìm tòi về những điều hư thực quanh câu chuyện của nhà triết gia cổ đại Plato trong mục đích tìm hiểu chân diện của vương quốc Atlantis.
Tuy nhiên, đến nay người ta vẫn không có những bằng chứng chính xác chứng tỏ sự hiện hữu của vương quốc mênh mông này. Mặc dù đã có những luận cứ cho rằng vương quốc này nằm trong phạm vi Địa Trung Hải nhưng cũng có những bằng cứ cho rằng vương quốc này trước đây từng nằm giữa Đại Tây Dương.
Kho tàng kiến thức của nhân loại ghi nhận cho đến nay đã có hơn 2000 tác phẩm cũng như công trình nghiên cứu khác nhau của khoa học gia, sử gia, nhà khảo cổ... về sự hiện hữu của vương quốc Atlantis. Nhưng ngày nay những tò mò, những thắc mắc, những nghiên cứu về vương quốc Atlantis vẫn ngày càng chồng chất và tiếp tục  ám ảnh trong tâm trí của nhân loại.
Ai ai cũng băn khoăn và ngạc nhiên khi thấy phần đông những nhân vật được mô tả là minh triết và thông thái của thế giới Tây Phương lại dành quá nhiều thời gian tìm kiếm một thế giới huyền hoặc không biết là có hay là không. Và nếu như thế giới đó có có đi chăng nữa thì thế giới đó cũng đã chìm sâu trong biển cả như những lời kể của triết gia Plato.
Tuy nhiên nếu tìm hiểu một cách cặn kẽ những động cơ khác nhau của những khoa học gia chúng ta sẽ thấy bên cạnh việc tìm tòi nhằm minh chứng một huyền thoại trong quá khứ, những khoa học gia này còn có một tâm tưởng đi tìm một thế giới, hay nói đúng hơn là một nền văn mình từng thịnh vượng một thời trong quá khứ.
Theo như những sử liệu để lại thì chính triết gia Plato đã mô tả về vương quốc Atlantis như là một đế quốc hùng cường chiếm trọn một hòn đảo khổng lồ có  diện tích tương đương một châu lục nằm bên ngoài The Pillars of Herules.
Căn cứ vào những  truyền thuyết của Hy Lạp thì The Pillar of Hercules chính là địa danh của người Hy Lạp ám chỉ eo biển Gibranta. Và như vậy chúng ta có thể tin tưởng theo lời của Plato thì vương quốc Atlantis này nằm ngay trên biển Đại Tây Dương khoảng giữa của hai châu lục là Mỹ Châu và Âu Châu.
Cũng theo như lời của Plato thì trên hòn đảo có tên Atlantis này không những có một đế quốc mênh mông và hùng cường mà trên đó còn có không biết cơ man nào là vàng bạc và châu báu của thế giới cổ đại được tích lũy.Dựa vào những sử liệu của Hy Lạp cổ đại có từ ngàn xưa, ta nhận biết được toàn bộ những huyền thoại liên quan đến vương quốc Atlantis được chính thức đề cập đến lần đầu trong lịch sử nhân loại qua những công trình khảo cứu  của chính triết gia Plato mang tên Plato's Dialogues.
Nhưng nếu nói một cách cụ thể và chính xác thì toàn bộ câu chuyện về vương quốc cũng như hòn đảo có tên Atlantis được chính thức đề cập đến trong hai đoạn đối thoại được ghi lại trong khoảng thời gian từ năm 350 trước Công Nguyên. Đoạn đối thoại thứ nhất nhan đề Timaeus và đoạn đối thoại thứ hai mang tên Critias.
Dựa vào những bằng chứng được ghi trong lịch sử Hy Lạp cổ đại thì đoạn đối thoại đầu tiên nhan đề Timaeus ghi những lời trò chuyện giữa thày dậy của Plato là triết gia Socrates cùng với ba đệ tử trong đó có Plato và Critias ở thời điểm năm 421 trước Công Nguyên.
Trong buổi trò chuyện hôm đó một đệ tử của Socrates tên là Critias có kể lại với thầy và những bạn học khác về một câu chuyện do chính ông của Critias, một chính trị gia nổi tiếng kiêm thi sĩ và đồng thời là một luật gia cừ khôi của Athen, tên là Solon kể lại. Theo lời kể của Critias thì trong chuyến viếng thăm Ai Cập, ông của Critias được hân hạnh trò chuyện với một giáo sĩ uyên bác tại thành phố Sais.
Giáo sĩ Ai Cập đã cho ông biết những tài liệu lịch sử của Ai Cập có đề cập đến một cuộc đại chiến trong thời lịch sử cổ đại giữa vương quốc hùng cường Athens với một "vương quốc cực kỳ thiện chiến nằm ngoài Đại Tây Dương có tên Atlantis". Cuộc chiến đã xảy ra vào khoảng năm 9600 trước Công Nguyên và vương quốc Atlantis đã tiến chiếm một cách nhanh chóng nhiều quốc gia tại Châu Âu.
Trong khi hàng loạt những quốc gia bị sụp đổ trước sức tiến công vũ bão của Atlantis thì chỉ có Hy Lạp là vương quốc duy nhất có đủ can đảm và khả năng đứng lên kháng chiến chống lại vó ngựa quân xâm lăng Atlantis một cách thành công. Sau đó, Hy Lạp đã giải phóng cho một loạt những quốc gia láng giềng trong vùng Địa Trung Hải. Tuy nhiên sau đó, những biến cố động đất cũng như lụt lội đã nhận chìm toàn bộ vương quốc Atlantis xuống đáy biển Đại Tây Dương.
Đó là toàn bộ nội dung cuộc trò chuyện của thầy trò Socrates trong đó có lời kể của Critias được Plato ghi lại dưới nhan đề Timaeus. Trong một đoạn đối thoại kế tiếp nhan đề Critias, Plato có ghi lại một lần nữa những lời kể của Critias trong đó Critias miêu tả rõ hơn những chi tiết về vương quốc mang tên Atlantis.
Critias đã mô tả vương quốc Atlantis là một hòn đảo khổng lồ nằm ngoài Đại Tây Dương được bao bọc bởi một bờ biển với những vùng núi đá hiểm trở. Tuy nhiên bên trong của hòn đảo khổng lồ này là  những vùng bình nguyên rộng lớn đất đai phì nhiêu, tươi tốt có đủ cây cối ăn trái quanh năm. Đời sống trên đảo không những văn minh tân kỳ mà còn có những biểu hiện tiên tiến của một nền khoa học cực kỳ hưng thịnh. Tại trung tâm của vương quốc là những đền đài cung điện nguy nga tráng lệ dấu vết vàng son của quyền lực và thịnh trị. Trên đảo Atlantis có một đền thờ duy nhất thờ phụng Thần Biển (Poseidon) là vị thần chuyên tuần tiễu đại dương và mang lại những an lành và thịnh vượng cho ngư phủ cũng như những thương thuyền đi lại trên biển cả. Trong đền thờ Thần Biển người ta chứng kiến những cảnh tượng nguy nga tráng lệ, sơn son thếp vàng và những đồ dùng tế tự được trang điểm lộng lẫy và cực kỳ tinh xảo bằng những thứ như vàng bạc, ngà voi hay những kim loại lóng lánh như có dấu vết lung linh của lửa...


Trung tâm của đảo Atlantis được một kênh đào khổng lồ có chiều ngang đúng 183 thước bao bọc. Kênh đào này lại được bao bọc bởi một vòng đai đất liền có chiều ngang 365 thước và bên ngoài vòng đai đất liền này là một kênh đào khác có chiều ngang 365 thước. Kế đến là một vành đai đất liền có chiều ngang 550 thước bao bọc và cuối cùng là một vành đai kênh đào có chiều ngang 550 thước với một độ sâu cho phép tất cả những thương thuyền lớn bé có thể cùng giao lưu. Từ trung tâm của vương quốc Atlantis này có một thủy đạo khổng lồ nối liền toàn bộ giao thông thủy lộ trên đảo ra đến đại dương. Nói tóm lại, vương quốc Atlantis là một vương quốc trù phú thịnh vượng và có một nền văn minh vượt xa những nền văn minh khác trong miền Địa Trung Hải thời bấy giờ.
Tuy nhiên cùng với sự thịnh vượng của vương quốc Atlantis và đời sống xa hoa của dân chúng trên đảo, các thần thánh đã chứng kiến những sa ngã tội lỗi của dân chúng trong vương quốc Atlantis ngày càng gia  tăng và chồng chất. Mọi luân thường đạo lý đều bị đảo lộn, mọi luật lệ tự nhiên đều bị trà đạp. Mọi riềng mối của xã hội, mọi kỷ cương của gia đình của làng xóm đều bị rã rượi và sụp đổ. Và cùng với tội lỗi, các thần thánh chứng kiến lòng cao ngạo, sự kiêu căng phạm thượng của con người trên đảo Atlantis ngày càng tăng...
Cuối cùng không thể chịu nổi những cảnh chướng tai gai mắt của những hình hài trần tục, những nhơ nhớp tội lỗi cùng sự kiêu căng của dân chúng trên vương quốc Atlantis, thần của những vị thần là thần Zeus liền quyết định trừng phạt vương quốc Atlantis trong bàn tay quyền năng của mình.
Kết quả dưới bàn tay nhiệm mầu của thần Zeus một làn làn hơi nóng khổng lồ bao phủ toàn bộ vương quốc Atlantis để rồi kế đó một đợt thủy triều cao như núi đổ vào vương quốc Atlantis. Tiếp đó những trận động đất liên miên bất tận khiến toàn bộ vương quốc Atlantis thơ mộng bị chìm đắm trong biển cả.
Mô tả quang cảnh ghê rợn này, chính Plato viết những dòng chữ như sau: "Chỉ sau thời gian 24 tiếng đồng hồ ghê rợn, toàn bộ vương quốc kiêu hùng Atlantis đã bị chìm trong biển cả. Và toàn bộ sự kiện kinh hoàng này đã xảy ra cách đây khoảng 9000 năm về trước..."
Kể từ khi triết gia Plato viết những dòng chữ trên cho đến nay, nhân loại đã không ngừng nghỉ đi tìm vương quốc Atlantis dưới đáy đại dương và đã nhiều lần có nhiều người tuyên bố những phát hiện của họ về một vùng đất hay dấu tích một hòn đảo nào đó chính là vương quốc Atlantis. Kết quả của những cuộc săn tìm liên miên của những khoa học gia, những nhà khảo cổ cũng như những nhà thám hiểm là những tác phẩm, những thiên hồi ký với tất cả những bằng chứng chứng minh những vùng đất mà họ phát hiện là vương quốc một thời mang tên Atlantis.
Tuy nhiên trong con mắt của những nhà sử học cũng như những khoa học nghiên cứu những truyền thuyết của vương quốc Atlantis một cách nghiêm chỉnh thì tất cả những phát minh, những lời tuyên bố cũng như những sách vở đó đều không thực sự mang lại một giá trị chân chính nào nếu như nó không có những bằng chứng cụ thể với những dấu tích và di vật chứng minh một nền văn minh xa xưa...
Riêng trong con mắt của những nhà khoa học chuyên nghiên cứu về vật lý địa cầu thì không có một dấu vết gì trên bề mặt của trái đất cũng như trong lòng những đại dương có vết tích chứng tỏ có những hòn đảo khổng lồ như Plato mô tả bị chìm bao giờ. Vì vậy, có nhiều nhà khoa học đã cho vương quốc Atlantis chỉ là một vương quốc có trong truyền thuyết và được thêm thắt mà thôi.
Nhưng nếu nhìn nhận vương quốc Atlantis trong một khía cạnh tương đối cặn kẽ hơn, chả lẽ những tư liệu được chính bản thân Plato ghi nhận trong con mắt của một triết gia nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại lại là một câu chuyện truyền thuyết được thêu thắt thêu dệt hay sao" Và nếu như câu chuyện này là một câu chuyện thêu dệt thì ai là người thêu dệt" Giáo sĩ thành Sais hay ông của Critias là Solon hay chính bản thân Critias hay là Plato" Và nếu như một trong những người này thêu dệt thì họ làm vậy là nhằm mục đích gì" Và nếu vương quốc Atlantis là một vương quốc có thật trong lịch sử, tại sao cho đến thời kỳ Plato không có một sử gia nào đề cập tới vương quốc này trong khi đó nền văn minh của Hy Lạp cổ đại ở thời đó đã phát triển rực rỡ"
Một điều đáng lưu ý ở đây là chính Aristotle, một học trò cưng và sau này trở thành một triết gia nổi tiếng thế giới đã thản nhiên bác bỏ sự hiện hữu của vương quốc Atlantis qua câu nói nổi tiếng, "Ông ta [Plato] đã sáng tạo ra nó [Atlantis] thì cũng ông ta là người tiêu diệt nó. Ngoài ra không có một ai cả."
Trong thời gian tiếp đó hơn ba thế kỷ, người ta không tìm được một sử liệu nào hay một bằng chứng nào chứng tỏ sự hiện hữu của vương quốc Atlantis. Trong công trình nghiên cứu của nhà sử gia kiêm địa lý nổi tiếng tên là Strabo, một người sống cùng thời với Đức Chúa Giê Su đã thẳng thắn cho rằng "vương quốc Atlantis là một huyền thoại phi thực tế".
Đến thời kỳ bình minh của Đạo Cơ Đốc, người ta chứng kiến có nhiều học giả tên tuổi lừng danh một thời lại xác nhận vương quốc Atlantis là một vương quốc có thật. Nhiều sử gia danh tiếng của thế giới cũng cho rằng, trước đây đã có không biết bao nhiêu người trên thế giới cho rằng truyền thuyết về con ngựa thành Troy chỉ là một câu chuyện hoang đường, nhưng  cho đến khi ngôi cổ thành này được các nhà khảo cổ khai phá người ta mới ngạc nhiên tin con ngựa thành Troy là sự thật. Và nếu như vậy, biết đâu một ngày nào đó, nhân loại sẽ nhận ra, câu chuyện vương quốc Atlantis của Plato là một câu chuyện có thật"
Dù sao câu chuyện của một triết gia như Plato vẫn có nhiều yếu tố được coi là khả tín hơn thiên trường ca về con ngựa thành Troy của thi sĩ mang tên Homer mặc dù đó là thi sĩ số một của nhân loại từ cổ chí kim.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.