Hôm nay,  

Tín Hiệu Đáng Mừng

15/06/200700:00:00(Xem: 6813)

Kính tặng đồng bào đi biểu tình chống Ô. Triết.

Trong phạm vi khả năng hạn hẹp của cá nhân một người làm báo và truyền hình, người viết bài này có mở một cuộc khảo sát và trắc nghiệm riêng về một vài người trẻ tiêu biểu đối với công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN.

Một, trắc nghiệm bốn người đến Mỹ vào tuổi sinh viên học sinh. Người đầu tiên là Anh Ngải Vinh một kỹ sư computer đang dạy học và bài vở tiếng Anh cho một tờ báo. Người kế tiếp là em Bảo Phương một học sinh tốt nghiệp trung học với điểm trung bình ( GPA) 4. Tiếp theo là một phụ nữ có hai con tốt nghiệp và hành nghề cô vấn tài chánh địa ốc cho một công ty cho vay tiền mua nhà nổi tiếng ở Mỹ. Người thứ tư  một thiếu nữ đang học năm thứ nhứt đại học 4 năm, Cô Hồng Thuận có  chân trong Tổng Hội Sinh viên Nam Cali.  Phương pháp trắc nghiệm chánh yếu chọn đối tượng tình cờ và câu hỏi không đưa trước để chuẩn bị trong hội luận phát hình  25 phút trên đài SBTN trong Câu chuyện Cuối Tuần, đã phát, Và sau đó người dẫn chương trình nhận được nhiều điện thư, nhiều cú điện thoại khen những anh chị em nay khá am tường tình hình tự do, dân chủ, nhân quyền VN cũng như công cuộc đấu tranh cho những quyền bất khả tương nhương đó. Từ chiến dịch CS trấn áp những nhà hoạt động dân chủ mạnh nhứt trong vòng 20 năm trở lại đây, với bức hình CS bịt miệng LM Nguyễn văn Lý, đến các cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo dai dẳng, cùng những khổ nạn mà phụ nữ Việt phải chịu như nô lệ tình dục, lao nô ở Mã Lai, Đài Loan, và Đại Hàn. Vụ TT Bush tiếp 4 nhà đấu tranh gốc Việt, và hai dân biểu đầu tiên gốc Việt đi vào Hạ viện hai tiểu bang lớn và đông người Việt, ba phần tư nói tên rất rõ là Trần thái Văn ở Cali và Hubert Võ ở Texas. Cả 4 người nói tiếng Việt khá trôi chảy, có khi theo thói quen nói Việtglish (danh từ mới đặt của bác sĩ Nguyễn hy Vọng, một nhà trí thức Mỹ gốc Việt  đang gia công nghiên cứu nguồn gốc và tiến hóa của tiếng Việt) là thứ Việt văn pha trộn với tiếng Anh vì danh từ tiếng Anh đến trước trong tâm não và bất giác vọt ra trước khi một người ăn học ở Mỹ nói tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ.

Hai, khảo cứu hai người trẻ ở trong nước về tình hình tư do, dân chủ, nhân quyền VN qua hai qua bài viết. Người thứ nhứt là một sinh viên đại học  trong nước vì lý do an toàn tự xưng là thuộc một Nhóm Sinh viên Bách Khoa ở Saigon. Qua 30 tháng Tư năm 2007 em này và nhóm của em mới nhận thức mình đang sống trong độc tài CS vì đã bị nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nhồi nắn ở học đường. CS đàn áp những người không một tấc sắt trong tay. Báo chí của Đảng Nhà Nước chỉ một chiều, cáo buộc, tố giác những người ấy, Từ đó qui luật tâm lý  phản đề giúp các em tự hỏi tại sao nhiều trí thức bị kết tôi như vậy. Phim Vượt Sóng, DVD Bước Chân VN, sang lậu,  cho mướn lậu, xem lậu giúp cho các em câu trả lời. Những chuyện kể hàng hàng lớp lơp người vượt biên  bộ máy tuyên truyền CS tố là chạy theo quan thầy Mỹ Ngụy, nhưng đích thực đó là những người liều chết đi tìm tự do vì không chấp nhận CS. Cuốn phim  Vượt Sóng và đỉa DVD Bước Chân VN đã đưa ra hình ảnh tiêu biểu nhân chứng và vật chứng rõ ràng. Nhứt là cảnh công an CS bịt miệng LM Lý tại tòa do hải ngoại loan tãi băng nhiều cách qua nhiều phương tiên là giọt nước tràn ly nỗi chán chê CS của em sinh viên viết thư này ra hải ngoại.

Người thứ hai là một nữ sinh viên VN du học là Cô Nguyễn Thị Hồng, học ĐH George Mason, tiểu bang Virginia với bài viết "VN Phải là Một Nước Mạnh". Những người Việt [trích] "cầm cờ Mỹ và cờ Miền Nam Việt Nam cùng nhiều biểu ngữ khác nhau. Những biểu ngữ và tiếng hô đã tạo ra một chuỗi dài những phản ứng tâm lý trong tôi. Đầu tiên là ngạc nhiên sau đó là tự vấn, đến xúc động mãnh liệt và cuối cùng là xác lập một niềm tin: "Việt Nam ta sẽ mạnh".’ Chính con người biểu tình, những khẩu hiệu và cách thức họ chuyển tải vấn đề làm Cô xúc động và kính trọng. Hoàn toàn khác với tuyên truyền của Đảng Nhà nước tố cáo đó là ".. một nhóm người lạc hậu, lưu vong, cực đoan và chứa đầy hận thù. Khi mô tả cuộc biểu tình của người Việt khi Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đi Mỹ.

Đích mắt cô nhận thức "khoảng 200 người, những người trung niên và những em nhỏ thiếu niên. Những cụ già mệt quá ngồi tạm trên ghế vẫn giương cao khẩu hiệu và những em bé đang nằm vui vẻ cười trong nôi (ít nhất là có 2 em bé trong xe đẩy trẻ em); Tôi thấy rất nhiều thanh niên nam và nữ, ánh mắt họ cười và miệng họ hô vang. Hầu hết họ đều trông sang trọng, có sức sống và có học thức. Không phải tôi thấy họ đến từ một chỗ, của một tổ chức mà từ rất nhiều nơi, nhiều tổ chức trên khắp nước Mỹ. Tôi nghe những gì" Không khát máu, không đả đảo, không phản đối cực đoan như vẫn tưởng mà là Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho Việt Nam. Đó mới thực sự là những giá trị lớn hơn mà đất nước ta đang cần và họ hô là "cho Việt Nam". Tới tận bây giờ, ngồi một mình trên giảng đường tôi vẫn cứ thấy văng vẳng bên tai tiếng loa: "Freedom, Democracy, Human Rights" và tiếng đoàn người đồng thanh "for Vietnam, for Vietnam"…"Cho đến lúc này, khi run run gõ những dòng chữ đầu tiên trên bàn phím, tôi mới tự hỏi mình: "Tôi đã làm gì cho tổ quốc, quê hương chưa"".

Câu hỏi đó là một trong những tín hiệu đáng tin cậy và đáng mừng cho người lớn tuổi đã đấu tranh 32 năm ròng cho  tư do, dân chủ, nhân quyền VN để lót đường cho lớp trẻ VN trong ngoài nước vì có ai đấu tranh để mong trở về làm tướng tá đâu với tuổi đã cao của thế hệ thứ nhứt. Thế hệ thứ nhứt của cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt có thể yên lòng, mát dạ giao dần trọng trách và công nghiệp đấu tranh cho quốc gia dân tộc cho lớp trẻ. Quê cha đất tổ VN, quốc gia dân tộc VN sẽ hùng mạnh khi có tự do, dân chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.