Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Đức Đạt Lai Lạt Ma & Lương Tâm Chính Giới Úc

29/05/200700:00:00(Xem: 1707)

LND: Tuần qua có một sự việc thoạt trông thì có vẻ buồn cười, nhưng khi bình tâm suy nghĩ lại thì mới thấy ngậm ngùi, cay đắng, cảm thương cho quê hương thứ hai của chúng ta là nước Úc, và đồng thời e dè ngại ngùng trước sự suy sụp tàn lụi của tính độc lập và nền dân chủ ở một đất nước vốn tự hào là một quốc gia độc lập, tự chủ. Đó là việc lãnh tụ đối lập liên bang Kevin Rudd và thủ tướng Howard thay đổi thái độ như chong chóng về việc tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thoạt đầu, văn phòng của John Howard câm lặng và văn phòng ông Kevin Rudd cho biết ông sẽ không tiếp kiến Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài viếng thăm nước Úc trong tuần tới mặc dù cả hai người đều đã từng tiếp kiến Ngài trước đây - Howard trong năm 1996 và Rudd năm 2002. Sự thờ ơ, ngần ngại này phát nguồn từ sự e dè, ngại ngùng không muốn làm phật ý nhà cầm quyền Trung cộng. Thế rồi, khi thấy không ít dân chúng Úc tỏ vẻ bất bình, công phẫn về sự việc này thì văn phòng của John Howard vội vàng cho biết họ sẽ cố gắng "tìm thời giờ" để ông tiếp kiến với vị giáo chủ của Phật Giáo Tây Tạng và đồng thời là lãnh đạo tinh thần của chính phủ lưu vong Tây Tạng. Văn phòng ông Rudd sau đó cũng ra thông cáo sẽ cố sắp xếp thời giờ cho một cuộc tiếp kiến. Sự việc này cho thấy rõ rệt tính thời cơ thủ lợi của cả hai chính đảng và là một thí dụ rõ rệt về quan điểm của các nhà lãnh tụ chính trị về mối quan hệ giữa Úc và Trung cộng, một mối quan hệ thuần túy dựa trên căn bản thương mại với nước Úc khúm núm quy phục trước mãnh lực đồng tiền, xóa bỏ lương tâm công chính, ngoảnh mặt làm ngơ trước những hành vi bạo ngược của Trung Cộng, đặc biệt là đối với Tây Tạng, một quốc gia độc lập đã bị Trung cộng thôn tính từ năm 1950 và liên tục tìm cách đồng hóa cho đến nay. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài nhận xét của bỉnh bút Greg Sheridan về vấn đề này, được đăng tải trên The Weekend Australian ngày 19/5 vừa qua.

*

Bây giờ thì cả thủ tướng John Howard và lãnh tụ đội lập liên bang Kevin Rudd sẽ tiếp kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài viếng thăm nước Úc trong tháng tới. Và nếu cả hai người đều tiếp kiến Ngài thì đây quả là một kết quả thật đúng đắn. Sự việc này dĩ nhiên sẽ làm cho Trung cộng vô cùng bực mình. Trung cộng xâm chiếm Tây Tạng vào năm 1950 và cai trị quốc gia này thật khe khắt. Gần đây, Trung cộng đã "tái định cư" hơn 250,000 người dân Tây Tạng vốn đang sống rải rác tại nhiều thôn xóm khác nhau vào những nơi được mệnh danh là "làng xã hội chủ nghĩa", và thường xuyên ép buộc họ phải mượn nợ để mua nhà tại những nơi này.
Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa là lãnh tụ tâm linh của Phật Giáo Tây Tạng và đồng thời cũng là lãnh tụ chính trị của phong trào quốc gia Tây Tạng, mặc dù đã từ lâu rồi Ngài vẫn có quan điểm không đòi độc lập cho Tây Tạng mà chỉ mong muốn được tự trị thôi.
Tương tự như trong cách đối phó với Đài Loan, Trung cộng luôn cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo của các quốc gia khác không tiếp kiến gặp gỡ với Đức Dạt Lai Lạt Ma hầu dập tắt nguồn dưỡng khí ngoại giao quốc tế của Ngài. Cả hai phe trên chính trường Úc đều không có được một thành quả nào đáng kể trong việc xiển dương nhân quyền ở Trung cộng và có thể Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến Úc mà không gặp được bất kỳ một tổng trưởng nào cả.
Và công bình mà nói thì trước ngày thứ Tư 16/5/07, cả hai ông Howard và Rudd đều không hề có ý định gặp gỡ Ngài. Bây giờ thì cả hai đều tuyên bố rằng họ đang xem xét thời khóa biểu của mình để có thể tìm thời gian tiếp kiến Ngài. Và với những gì mà họ đã tuyên bố công khai, nếu họ hủy bỏ việc tiếp kiến thì cả hai đều sẽ bị xem như những tên đạo đức giả.
Nguyên nhân của sự thay đổi ý kiến sáng thứ Tư vừa qua là chương trình AM trên đài truyền thanh ABC. Chương trình này cho quảng bá những lời bình phẩm của ông Michael Danby, người mang chức vụ Whip của đảng Lao động (LND: Whip là người có nhiệm vụ hối thúc và bảo đảm dân biểu thuộc phe mình đến phòng họp kịp thời trước khi khóa cửa mỗi lần có biểu quyết). Ông này tuyên bố rằng ông rất muốn ông Rudd tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông Danby là chủ tịch của Hội Những Người Bạn Của Tây Tạng Tại Quốc Hội - Parliamentary Tibetan Friendship Society. Ông là người can đảm nhất và năng nổ nhất về vấn đề nhân quyền ở Trung Hoa trong số chính trị gia từ các đảng lớn ở Úc.
Ông Danby không cố tình làm áp lực với lãnh tụ của ông. Ông tuyên bố rằng ông cũng rất hài lòng nếu phát ngôn nhân đối lập về ngoại giao, ông Robert McLelland tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma như ông Rudd đã từng làm 5 năm về trước, khi ông Rudd còn nắm chức vụ ấy.
Cho đến lúc ấy thì đảng Lao động liên bang vẫn chưa ra thông cáo rằng ông McLelland sẽ tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chương trình AM cho phát thanh lời nói của ông Rudd lúc còn là phát ngôn nhân đối lập về ngoại giao chỉ trích Ngoại Trưởng Alexander Downer đã không chịu tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài viếng thăm nước Úc lần trước. Thuở ấy, ông Rudd mạnh mẽ tuyên bố: "Quan điểm của tôi là ông Ngoại Trưởng Downer quả thật quá yếu ớt khi ngụy tạo cái cớ ông ấy vì một lý do gì đó quá bận rộn để tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma".


Phe chính phủ tin rằng chính bản tin này từ chương trình AM đã khiến ông Rudd thay đổi ý định khuất phục trước áp lực của Trung cộng không gặp Đức Đạ Lai Lạt Ma và tuyên bố rằng ông sẽ tiếp kiến Ngài. Phe đối lập liên bang thì lại cho rằng chính John Howard đã đơn thân độc mã thay đổi nghi lễ ngoại giao bằng cách tuyên bố ông sẽ tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma. Theo quan điểm này của phe đối lập thì thủ tục chính thức là Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tiếp kiến với bộ trưởng hoặc phát ngôn nhân đối lập chứ không phải là lãnh tụ của một chính đảng.
Tuy nhiên, có lẽ là vì muốn theo chân chương trình AM nên ông Howard tuyên bố vào thứ Tư rằng ông đang "coi lai lịch trình làm việc" của ông - I am looking at my diaries. Quan điểm của ông Rudd là qua hành động này ông Howard đã thay đổi thủ tục ngoại giao về đẳng cấp mà Úc sẽ tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Cả hai phe đều không có vẻ gì khả tín về vấn đề này cả. Ông Rudd từng viết trong bài thảo luận khá nổi tiếng của ông về Ki-tô Giáo rằng ông xem mục sư Dietrich Bonhoeffer - một mục sư theo phái Lutheran người Đức, bị giết vì chống lại bọn Quốc Xã - là vị anh hùng mà ông kính phục nhất bởi vì mục sư đã đấu tranh bênh vực cho những người bị áp bức và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Thật khó có thể tưởng tượng đến một dân tộc nào bị áp bức và cô lập hơn người Phật Giáo Tây Tạng, và nếu một người nào đó không muốn trò chuyện với Đức đạt Lai Lạt Ma chỉ vì nó có thể khiến cho những bọn áp bức bực mình thì lời tuyên bố đầy tính đạo đức của họ dĩ nhiên là khả nghi rồi. Tuy nhiên, bây giờ thì ông Rudd đã có thái độ đúng đắn, và cho dù là với động cơ gì đi nữa thì ông cũng cần được ngợi khen vì thái độ đúng đắn hiện nay. Hơn thế nữa, trong bài diễn văn gần đây của ông Rudd tại Brookings Institute ở Hoa Kỳ cũng có một số sự chỉ trích tuy rất cẩn thận nhưng cũng rất nặng nề về sự chà đạp nhân quyền ở Trung Hoa cũng như vai trò của Trung cộng trong việc yểm trợ chính phủ khát máu ở Sudan vốn đang tàn sát người da đen ở Darfur.
Vì những sự chỉ trích này được trình bày qua những câu thật điềm tĩnh và không thật sự phù hợp với hình ảnh mà giới truyền thông vốn có về ông Rudd như một kẻ luôn yểm trợ Trung Hoa nên những sự chỉ trích này không hề được giới truyền thông nhắc đến. Nhưng những lời phê bình chỉ trích ấy rất quan trọng.
Chính phủ Howard có một cuộc đối thoại về nhân quyền với Trung cộng vốn chỉ là một trò hề (farcical) và vốn được tạo dựng với một mục tiêu duy nhất: cung cấp cho chính phủ Howard một cái cớ để không bao giờ phải công khai nói một điều gì về sự vi phạm nhân quyền ở Trung Hoa.
Quả thật là một chuyện hi hữu khi quân đội Úc tham chiến ở A Phú Hãn và Iraq để mang dân chủ và nhân quyền đến cho khu vực Trung Đông trong khi chính phủ lại không hề hé môi nói nửa lời để bênh vực cho dân chủ và nhân quyền ở Trung Hoa.
Xuyên suốt nhiều năm qua John Howard đã học được nhiều bài học khó khăn về Trung cộng. Một chuyện mà ông đã làm đúng hoàn toàn - như ông Rudd - là cho Trung cộng biết họ không bao giờ thành công trong việc tách rời Úc ra khỏi liên minh với Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, Howard đã cẩn thận quá mức, không dám đả động tới bất kỳ một vấn đề gì liên quan đến nhân quyền ở Trung Hoa. Howard đã từng tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma một lần trước đây, vào năm 1996 khi ông vừa trở thành thủ tướng. Nhà cầm quyền Trung cộng, lúc bấy giờ còn rất vụng về trong việc đối phó với công luận tại các quốc gia dân chủ, đã từng công khai dạy bảo (publicly instructed) John Howard không được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trong trường hợp ấy, sự tự trọng đã buộc ông Howard phải tiến hành với cuộc tiếp kiến. Tuy nhiên, sự kiện này trở thành một nguyên nhân quan trọng cho một chiến dịch bài Úc, tuy ngắn hạn nhưng cực kỳ mãnh liệt, từ Bắc Kinh.
Giới truyền thông lúc bấy giờ cũng phải chịu trách nhiệm về những bài học mà ông John Howard thu thập được trong giai đoạn này. Giới bình luận gia vì quá nôn nóng để quy trách nhiệm cho John Howard về trục trặc quan hệ ngoại giao với Á Châu nên đã không hề lên tiếng yểm trợ ông đã hành xử đúng đắn đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Họ chỉ lên án ông đã phá rối quan hệ với Trung Hoa mà thôi.
Một trong những khó khăn trong cuộc tranh cãi về Trung Cộng ở Úc là quan điểm thiên Trung cộng một cách vô lý từ Đại Học Quốc Gia Úc ANU. Một số nhà khoa bảng ở ANU biện luận rằng vì chủ tịch nhà nước Trung cộng Hồ Cẩm Đào từng có thời chịu trách nhiệm quản trị Tây Tạng cho nên chúng ta phải hết sức cẩn thận không nên nhắc nhở đến quốc gia này kẻo ông bị phật lòng! Cách quỵ lụy thần phục này quả thật khó ngửi vô cùng!
Hai ông Howard và Rudd, những kẻ miễn cưỡng tranh đấu cho nhân quyền, dường như tình cờ đã cùng có được một quyết định đúng đắn khi đồng ý gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hy vọng họ có đủ can đảm để giữ vững quyết định này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.