Hôm nay,  

CSVN Sắp Tổng Thanh Trừng: 6 Ca Sĩ Nội Hát Cho TT Asia

24/05/200700:00:00(Xem: 17791)

SAIGON -- Nhà nứơc CSVN chuẩn bị tiến hành một đợt thanh trừng khốc liệt đối với nhiều nghệ sĩ trình diễn tại Sài Gòn, theo một bản tin trên báo Thanh Niên hôm 22-5-2007.

Trong bản tin sử dụng nhiều ngôn ngữ cố ý quy chụp “phản động,” phóng viên ký tên vắn tắt L.D.-D.L., đã nêu tên ít nhất 6 nghệ sĩ trình diễn nổi tiếng tại Sài Gòn đã tham gia DVD Bứơc Chân Việt Nam, và cho biết đã trình hồ sơ lên Sở Văn Hóa Thông Tin TP. Sài Gòn để  “xử lý theo thẩm quyền và có báo cáo sớm nhất gửi về Cục Nghệ thuật biểu diễn...”

Bản tin nhan đề “Nghệ sĩ trong nước tham gia DVD ca nhạc phản động "Bước chân Việt Nam": Cố ý hay vô tình"” trên báo Thanh Niên viết, trích như sau:

“...Thời gian qua, Thanh tra Bộ VH-TT đã phát hiện trên thị trường băng đĩa nhạc trong nước xuất hiện và lưu hành bộ DVD (gồm 2 đĩa) mang tên Bước chân Việt Nam với 22 bài hát của hai nhạc sĩ Trúc Hồ, Trầm Tử Thiêng sáng tác trước năm 1975 do Trung tâm băng nhạc Asia có trụ sở tại Hoa Kỳ sản xuất, được nhập lậu vào Việt Nam.

Trong bộ đĩa này có nhiều bài hát được minh họa hình ảnh và có lời bình đả kích sai lệch chế độ ta, tuyên truyền cho chế độ Sài Gòn cũ, đáng lưu ý là có sự tham gia biểu diễn của một số nghệ sĩ quen thuộc: Bảo Yến, Y Phụng, Kim Tiểu Long, Ngọc Huyền, Phương Thảo, Ngọc Lễ.

Ngày 14.5.2007, Thanh tra Bộ VHTT đã có công văn số 135 gửi chánh thanh tra Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu "chỉ đạo lực lượng thanh tra, kiểm tra, truy quét, thu giữ bộ DVD phản động nói trên, xử lý nghiêm khắc các hành vi in sao, phát tán". Thanh tra Bộ cũng yêu cầu Sở VHTT TP.HCM kiểm tra, làm rõ hành vi của các nghệ sĩ nói trên, xử lý sai phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.

Ngày hôm qua, 22.5.2007, Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng đã có công văn đề nghị Sở VHTT TP.HCM làm rõ hoạt động của các nghệ sĩ tham gia trong DVD Bước chân Việt Nam, xử lý theo thẩm quyền và có báo cáo sớm nhất gửi về Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Tuy nhiên, dù đã có yêu cầu tịch thu, song các chủ tiệm băng đĩa ở khu vực Huỳnh Thúc Kháng, TP.HCM chỉ tỏ ra "dè dặt" hơn một chút, và cũng không quá khó khăn để mua được bộ đĩa này. Giá của bộ đĩa hiện nay là 50.000 đồng/2 đĩa, đắt hơn so với các đĩa ca nhạc bình thường...

Còn nhớ, cách đây không lâu nghệ sĩ VN đã từng bị "cài" vào VCD Biển nhớ (ghi hình tại Việt Nam). Giờ đây, DVD Bước chân Việt Nam được thực hiện tại hải ngoại và được ghi hình trên sấn khấu với mức độ chuyên nghiệp cao. Trong 20 tiết mục của bộ đĩa, khán giả đã nhận ra những gương mặt quen thuộc với khán giả trong nước bên cạnh nhiều nghệ sĩ hải ngoại tên tuổi, trong đó Bảo Yến và Kim Tiểu Long đang sinh sống tại Việt Nam và mang quốc tịch Việt Nam. Tham gia biểu diễn các ca khúc Đưa em vào hạ, Liên khúc Trúc Hồ, Đò dọc, không biết ca sĩ Bảo Yến và nghệ sĩ Kim Tiểu Long có biết được nội dung, chủ đề chương trình này"

Phóng viên Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Đình Thắng, Trưởng phòng Quản lý biểu diễn và băng đĩa ca nhạc, sân khấu Cục Nghệ thuật biểu diễn. Ông Thắng khẳng định: Sở VHTT TP.HCM cần phải làm rõ 3 nội dung: các nghệ sĩ Việt Nam tham gia chương trình với mục đích gì; các nghệ sĩ này tham gia chương trình DVD Bước chân Việt Nam (được thực hiện tại Mỹ) trong thời gian nào, lần đi Mỹ biểu diễn này có giấy phép của Sở VHTT TP.HCM hay không; các nghệ sĩ này tham gia chương trình là hành vi cố tình hay vô tình"...”

Cũng cần nhắc rằng, Trung Tâm Asia gần đây đã nhiều lần bị báo Công An Nhân Dân đưa ra đấu tố, tấn công trực tiếp và kể tên “đầu sổ phản động” là các nhạc sĩ Nam Lộc, Việt Dzũng, Trúc Hồ...

Bản tin nhà nứơc không ghi rõ làm sao DVD mới naỳ nhập lậu VN được.

Ân Xá Quốc Tế: CSVN Đàn Áp Nhân Quyền

Bản tin AFP hôm Thứ Tư cho biết trong khi Trung Quốc và Việt Nam mở cửa kinh tế với thế giới, Hội Ân Xá Quốc Tế hôm Thứ Tư noí 2 nước naỳ vẫn bàn tay sắt với người bất đồng chính kiến ở trong nước.

Bản phúc trình hàng năm của Hội này, bản doanh ở London, cho biết 2 chính phủ TQ và VN đã tăng tốc bắt hay quấy nhiễu những người bất đồng chính kiến, các tín đồ tôn giáo và một số sắc tôc thiểu số trong khi xiết chặt truyền thông và hạn chế Internet.

Hội này nói là hơn 2,000 người ký tên trong thỉnh nguyện thư đòi dân chủ phổ biến hồi tháng 4 năm ngoái đã bị công an quấy nhiễu, thẩm vấn, hạn chế đi lại và tịch thu maý điện toán.

Bản tin AFP cũng cho biết là TQ, VN đã theo dõi, thanh lọc và ngăn cản các trang web nhà nứơc không thích, trong khi chính phủ tiếp tục hù dọa một số nhóm tôn giáo.

Bản tin VOA ghi về các trường hợp khác như sau.

Trong bản phúc trình hàng năm vừa được công bố, Hội Ân xá Quốc Tế nói rằng tiến bộ về nhân quyền của vùng Đông Á trong năm 2006 đã tụt hậu rất xa so với những tiêu chuẩn có thể chấp nhận được, tuy rằng khu vực này có nhiều thành công về mặt kinh tế.

Tại Trung quốc, Hội Ân Xá Quốc Tế cho biết một số các luật sư và những nhà báo đã bị sách nhiễu, bắt giam và tra trấn trong lúc những vụ bắt bớ tùy tiện và những vụ xét xử không công bằng vẫn xảy ra trên diện rộng.

Bản phúc trình nói thêm rằng hàng vạn tín đồ của những đoàn thể tôn giáo không được nhà nước thừa nhận tiếp tục gặp mối nguy bị bỏ tù.

Về phần Miến Điện, Hội Ân Xá Quốc Tế nói rằng những vụ vi phạm nhân quyền ở đây tiếp tục lan tràn trong lúc chính quyền quân nhân gia tăng chiến dịch quân sự chống lại Liên Minh Quốc Gia Karen.

Bản phúc trình cũng đả kích Miến Điện về nạn cưỡng bách lao động và tiếp tục giam giữ tù nhân chính trị, kể cả lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi.

Hội Ân Xá Quốc Tế tố cáo rằng chính phủ Philippin đã từ bỏ tiến trình hòa bình đã thực hiện trong nhiều năm qua với Mặt Trận Dân Chủ Quốc Gia để phát động một chiến dịch chống lại du kích quân Cộng sản.

Phúc trình của Hội Ân Xá Quốc Tế tán dương việc Kampuchia sửa đổi những luật lệ về tội phỉ báng. Philippines và Nam Triều Tiên cũng được ca ngợi về những biện pháp nhằm tiến tới chỗ hủy bỏ án tử hình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.