Hôm nay,  

Bác Hồ Như Phật, Chúa?

20/05/200700:00:00(Xem: 6115)

Chuyện thờ cúng ông Hồ Chí Minh không phải là chuyện tự phát của một số cá nhân đồng bào ưa xin số đề, mà thực ra có thể suy luận rằng đó là chính sách lớn của nhà nước CSVN. Cứ đọc báo nhà nước rải rác cũng có thể suy luận như thế được.

Không chỉ là chuyện lập bàn thờ để tưởng nhớ ông Hồ kiểu khơi khơi đâu. Chuyện nghe đâu thập phần bí hiểm, và người ta nói còn nhiều chuyện huyền bí ngoại cảm đang được Bộ Chính Trị CSVN gắng sức giữ bí mật. Lâu lâu chúng ta mới nghe vài chuyện. Thí dụ, như trong một Hội Nghị về Tiềm Năng Con Người tại Hà Nội cuối năm 2005, một băng âm thanh ghi lại lời Tướng Chu Văn Phác cho biết ông đã nghiên cứu môn Bói Dịch Cụ Hồ nhiều năm. Trong hội nghị lúc đó có nhiều viên chức công an và cả các nhà ngoại cảm, nhưng không thấy ai phản đối gì. Mới đây, một đảng Uy Quận Hà Nội thực hiện và thu băng buổi gọi hồn cụ tổ dòng họ Nguyễn Công để sẽ trình lên Thành Uy làm tài liệu trong hồ sơ di dời ngôi mộ cổ dòng họ Nguyễn Công. Chuyện này tất nhiên làm chúng ta dễ dàng nghĩ tới chuyện là Đảng CSVN có thể bước qua vài khu phố là tới Lăng Ong Hồ, và nguyên lực lượng ngoại cảm này có thể làm lễ gọi hồn xem ông Hồ muốn gì, có thể hỏi xem ông Hồ muốn cúng chay hay cúng mặn…

Trong tuần qua, nhiều nơi trong nước rầm rộ tổ chức Lễ Sinh Nhật Ong Hồ 19-5. Ngày này có lẽ không đúng, nhưng nhà nước cần một ngày như thế để có cớ ầm ĩ.

Nếu bạn theo dõi một số sinh hoạt trong nước có liên hệ tới những ngày như thế này, có thể đôi khi thấy nhà nước rất tinh vi đã dàn dựng cho ông Hồ một vị trí y hệt như một giáo chủ. Và các cán bộ địa phương ở các tỉnh huyện cũng đua nhau lập đền thờ ông Hồ để lập công dâng đảng. Vậy chớ, nếu dân xin số đề tại Hà Nội mà vào Lăng Ong Hồ xin số hên thì bảo đảm là bị bắt liền.

Thậm chí, có nơi lịch sử còn bị đảng CSVN viết lại. Thí dụ, đền thờ Quốc Mẫu Au Cơ tại Cà Mau bây giờ không ai thấy tượng người chồng của bà Au Cơ là Vua Lạc Long Quân ở đâu cả. Mà trong đền có tên Quốc Mẫu này, chỉ thấy tượng bà Au Cơ đối diện với tượng ông Hồ. Chính báo nhà nước viết thế đấy.

Mời bạn vào xem báo Bạc Liêu, Số 1323 - Cuối Tuần, link: http://www.baclieu.gov.vn/web/vn/default.aspx"cat_id=800&news_id=1173, nơi bài nhan đề "Tổ đình Quốc mẫu Âu Cơ" đã kể chuyện Bác Hồ bứng ghế Vua Lạc Long Quân, giành ngồi với bà Au Cơ như sau, trích:

"Mùng 10 tháng 3 âm lịch năm nay - ngày giổ tổ Hùng Vương và cũng là ngày giỗ Tổ đầu tiên, cán bộ, công chức được nghỉ một ngày hưởng nguyên lương. Nhân ngày kỷ niệm này, xin được nhắc về một đình thờ Tổ của người miền Nam ở cực Nam Tổ quốc.

Ngôi đình đó hiện ở TP. Cà Mau và có tên là Tổ đình Quốc mẫu Âu Cơ. Đây cũng là một trong số ít những ngôi đình thờ bà Âu Cơ ở Đồng bằng sông Cửu Long mà không phải ở tỉnh nào cũng có. Đình được thành lập khoảng đầu những năm 1960, tọa lạc tại đường Nguyễn Trãi, phường 9, TP. Cà Mau, gần đối diện trường Chính trị tỉnh Cà Mau. Trước đây, đình chỉ là gian nhà lợp lá, thờ Quốc mẫu bằng bài vị, không có tượng Quốc mẫu. Điểm đáng chú ý là đình không thờ thêm thần thánh nào khác ngoài bà Âu Cơ.

Năm 1997, đình được trùng tu, xây dựng cơ bản bằng tường gạch, mái ngói, an vị tượng Quốc mẫu, với kinh phí trên 30 triệu đồng do nhân dân địa phương đóng góp. Trong đợt trùng tu này, đình lập thêm một bàn thờ Bác Hồ ở phía trước chính điện đối diện với nơi thờ Quốc mẫu. Chính điện có ngai của vua Hùng. Ngai được làm bằng gỗ, được bá tánh dâng cúng vào ngày 6/12/1965. Phía 2 bên chính điện thờ Quốc mẫu là nơi thờ Lạc thư (bên trái) và Hà đồ (bên phải).

Trong đình có liễn đối bằng chữ quốc ngữ. Hai câu đối nơi chính điện thờ Quốc mẫu là:

DỰNG SƠN HÀ TIÊN MẸ MỞ VĂN LANG (trái)

KHAI THÁNH ĐỊA RỒNG CHA TRUYỀN BÁCH VIỆT (phải)

2 câu viết trên tường, góc dưới chính điện:

* Tạ ơn cha!

Các con mang tình cha qua từng thế hệ đến mảnh đất cuối cùng để dựng dậy hồn thiêng sông núi cho nòi giống tiên rồng (trái)

* Lạy mẹ!

Các con dù nghèo hay giàu ở quê hương hay lưu lạc tha phương từng thế hệ đi qua vẫn mang trong tim tình thương của mẹ (phải)…" (hết trích)

Bạn đọc bản tin đó có bao giờ thắc mắc là tại sao Đảng Uy Cà Mau không dựng trong đền Quốc Mẫu Au Cơ thêm các tượng quý bà Tăng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, hay các Nông Thị và Nguyễn Thị khác cho đông đủ ấm cúng" Ai mà trả lời nổi. Chỉ có cách nhờ các nhà ngoại cảm gọi hồn ông Hồ xem ý ổng thế nào.

Chưa hết, nhà nước chắc là thấy cần tăng thêm liều lượng, nên gần đây mới nhờ một ông Tiến Sĩ giữ chức phó Tỉnh viết bài, và mời nhiều vị sư và cả linh mục ca ngợi Ong Hồ đức độ mấp mé với Phật, với Chúa.

Tác giả bài báo đó là Tiến Sĩ Huỳnh Văn Tới, giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, trên số báo cấp tỉnh Công Nghiệp Đồng Nai vào giữa tháng 3-2007, với bài tựa đề "Bác Hồ Trong Đời Sống Văn Hóa Tinh Thần Của Nhân Dân Đồng Nai" (link: http://www.dongnai-industry.gov.vn/bacho/main_so24.html) trích các đoạn đáng chú ý sau:

"…Bàn thờ Bác trong nhà là hiện tượng phổ biến. Gia đình của người Việt ở Đồng Nai có tập quán thờ ông bà và những vị thần có liên quan đến bổn mạng của mình: Táo quân bảo trợ việc bếp núc, các nữ thần là mẹ sanh mẹ độ, ông địa, thần tài phụ trợ việc làm ăn... Từ khi Bác mất, nhiều gia đình có thêm bàn thờ Bác với ý nghĩa Bác vừa là Cha già, vừa là người đem hạnh phúc cho gia đình….

Trong sinh hoạt cộng đồng, người Việt ở Đồng Nai có thờ cúng những người có công lớn, đem lại lợi ích thiết thực cho dân làng. Ở đình thờ thành hoàng bổn cảnh, tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ... tuởng niệm những người đã khuất tuy khuyết danh nhưng có công với mảnh đất dân làng đang sống. Những anh hùng dũng sĩ có công đánh giặc, diệt thú dữ cũng được đưa vào thờ trong đình. Với quan niệm như thế, Bác Hồ vị cứu tinh của dân tộc rất xứng đáng được cộng đồng thờ cúng…

Sau ngày thống nhất đất nước, việc thờ cúng Bác ở đình miếu được nhân rộng. Năm 1982, đình Hắc Lăng (huyện Châu Thành) làm lễ rước vong linh Bác Hồ và liệt sĩ đưa vào điện thờ, thờ cùng với các thần thánh bổn địa. Cách làm ấy được các đình khác học tập. Hiện nay, nhiều đình lập bàn thờ Bác Hồ ở chính điện xem như là một trong nhiều vị thần được phụng thờ.

Ở đền thờ Hùng Vương (Biên Hòa), Bác Hồ được thờ ở tiên điện như là vị Hùng Vương thứ 19. Ngày lễ chính của đền này là ngày 10/3 âm lịch (giỗ Tổ) và 19/5 dương lịch (sinh nhật Bác). Trong ngày lễ hội tại đền, trước bàn thờ Bác Hồ và Quốc tổ Hùng Vương có đủ thành phần: Đảng viên cộng sản, chính quyền địa phương, phật tử, giáo dân, có cả các chức sắc của Thiên chúa giáo và Phật giáo... Ở đây mối quan hệ đoàn kết toàn dân có chung hạt nhân là Quốc tổ, trong đó mặc nhiên Bác Hồ như là vị Quốc tổ thứ 19.

Người Việt gốc Hoa làm nông nghiệp tại Phú Hòa (Định Quán), Tân Phong (Biên Hòa) sau ba mươi năm nghèo khó, từ năm 1990 mới vươn lên khấm khá, tổ chức được lễ cầu an theo phong tục cổ truyền. Lễ cầu an không phụ thuộc vào đình miếu, chùa chiền, không định kỳ, khi sung túc mới thực hiện nhằm tạ ơn thánh thần và cầu được mùa, phát đạt. Trong buổi lễ, cần có một chủ vương ngự ở chánh điện để chứng kiến và làm nhịp cầu nối những tấm lòng thành của dân với các đấng thần linh. Những lần trước, chủ vương được chọn là ông trời (Hoàng Thiên) hoặc Quan Thánh đế. Từ năm 1990, vị chủ vương được chọn là Bác Hồ. Ảnh Bác được rước vào chính điện, đặt ở ngôi chủ vương, hai bên là bài vị của 28 vị thần khác. Lý do chọn Bác Hồ làm chủ trương thật dễ hiểu: Chỉ có con đường của Bác Hồ mới dẫn đến đời sống khấm khá chưa từng có hôm nay.

Trong tâm trí của một số chức sắc phụ trách chùa Phật và nhà thờ Thiên chúa giáo ở Đồng Nai, lúc nào cũng có Bác Hồ bên cạnh giáo dân và phật tử Khi Bác mất, thông cáo của Hội nghị liên tịch giữa Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam và các tổ chức nhân dân được truyền đi, nhiều đình chùa ở Đồng Nai hưởng ứng, tổ chức truy điệu Bác bằng cầu siêu, cầu hồn ở chùa, nhà thờ thánh thất. Lễ cầu siêu ở chùa Long Thiền (tổ đình của Phật giáo ở Đồng Nai) có hàng nghìn người đến dự. Hòa thượng Thích Huệ Thành cho rằng: Bác Hồ có cốt cách và đức từ bi của Phật. Ni sư Huệ Hương (trụ trì chùa Bửu Phong) xem Bác Hồ như là một trong "những Giáo chủ của Phật giáo" và luôn nhang khói cho Người. Với linh mục Nguyễn Kim Đoan (giáo xứ Bùi Thượng) Bác Hồ có đức độ gần với Chúa sáng thế, ông luôn có ảnh Bác Hồ trên bàn làm việc và thường trích dẫn lời Bác Hồ để giáo huấn con chiên. Thực hiếm thấy một nhân vật lịch sử cùng được tôn vinh ở các tầng lớp nhân dân và ở các tôn giáo như vậy." (hết trích)

Xin đọc kỹ đoạn cuối vừa dẫn, và xem lại có phù hợp với kinh điển các tôn giáo hay không" Vì tôn trọng chiếc áo của các thầy tu, người viết không muốn bàn sâu lời của các tu sĩ đã ca ngợi ông Hồ như thế.

Chỉ thắc mắc là: không rõ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và Hội Đồng Giám Mục Công Giáo VN đã chính thức có ý kiến phong thánh cho ông Hồ chưa"

Và cuối cùng, xin ghi thêm tình hình rằng trong khi Đảng CSVN thúc đẩy cả nước tôn thờ ông Hồ thì "Tượng đài Trần Hưng Đạo (Nha Trang) đang xuống cấp nghiêm trọng…" Đó là tựa đề một bản tin trên Đài Tiếng Nói Việt Nam từ Hà Nội (link:

http://www.vovnews.vn/"page=109&nid=39660), trích vài đoạn như sau:

"Tại Nha Trang, trong khi đền thờ Trần Hưng đạo được bảo quản, chăm sóc chu đáo thì ngược lại, tượng đài ông ở công viên Bạch Đằng lại ít được quan tâm, bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo đúng tầm với giá trị lịch sử của dân tộc…

Theo Ông Nguyễn Văn Thích, Phó giám đốc Trung tâm quản lý di tích, Danh lam thắng cảnh Khánh Hoà, tượng đài Trần Hưng Đạo tại công viên Bạch Đằng là một công trình văn hoá mang tính chất tiêu biểu của thành phố. Ở đường Nguyễn Trãi, còn có đền thờ ông. Sự kết hợp giữa đền thờ và tượng đài tạo nên một bản sắc truyền thống độc đáo của người dân Khánh Hoà.Không chỉ thể hiện truyền thống độc đáo của người dân Khánh Hoà, đây còn là nơi hàng năm tổ chức lễ dâng hương, rước xe hoa hết sức long trọng và tôn nghiêm trong lễ hội Đức Thánh Trần. Tuy nhiên, thực tế là một câu chuyện đáng buồn. Những bức phù điêu thể hiện cách điệu các trận đánh lịch sử đã bị đập phá sứt mẻ không thương tiếc, toàn cảnh khuôn viên xác xơ, hoang tàn.Ông Đàm Quang Hát - Trưởng ban quản lý đền thờ Trần Hưng Đạo-Nha Trang cho biết: "Ngày mồng 1, ngày Rằm và ngày Lễ hàng năm, chúng tôi đều dâng hương tại tượng đài Đức thánh Trần với nghi thức cổ truyền. Chúng tôi cũng đã nhiều lần phối hợp với sở Văn hoá Thông tin, Trung tâm Văn hóa-Thể thao tỉnh Khánh Hòa tổ chức rước xe hoa từ đền Trần Hưng Đạo đến Công viên Bạch Đằng một cách long trọng, tôn nghiêm. Nhưng hiện nay tượng đài tại Công viên Bạch Đằng quá xuống cấp, hư hại tất cả phù điêu, hoa văn bị đập phá, nhất là cây cảnh không có người chăm sóc".Không chỉ người có liên quan đến việc thờ cúng Đức thánh Trần mới bức xúc như vậy mà những người làm công tác quản lý văn hoá tại địa phương cũng buồn vì sự xuống cấp của tượng đài.Ông Nguyễn Văn Thích - Phó Giám đốc Trung tâm quản lý di tích- danh lam thắng cảnh Khánh Hoà cho biết, một thực trạng đáng buồn là hiện nay khu vực tượng đài không được ai chăm sóc để tôn vinh giá trị của dân tộc ta…" (hết trích)

Thế đó. Bác Hồ đẩy vua Lạc Long Quân ra, để Bác vào ngồi ngang hàng Quốc Mẫu Au Cơ. Ong Phó Tỉnh Đồng Nai cũng khéo làm sao gài được một vị sư, một vị ni, và một linh mục đồng thanh ca ngợi ông Hồ mấp mé ngang hàng Phật và Chúa. Bài viết của ông Phó Tỉnh mà dịch ra Anh Văn cho quốc tế đọc, thì cả thế giới tha hồ mà cười tới sập cả lăng. Trong khi đó, Đức Trần Hưng Đạo bị đẩy lui vào bụi mờ lịch sử…

Chỉ ghi vài chuyện cho đồng bào mình đọc, để thử suy nghĩ xem nhà nước CSVN tính toán gì mà cho thiết lập Hồ Giáo như thế. Hồ Giáo, Hồ Giáo, Hồ Giáo là gì " Trả lời theo kiểu Miền Tây Nam Bộ của dân mình là: Biết chết liền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.