Hôm nay,  

Đình Công Ở VN, Tăng

16/05/200700:00:00(Xem: 3432)

  Mấy tuần công luận tập trung chú ý nhiều đến chiến dịch CS Hà nội tăng gia trấn áp những nhà đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN. Do vậy phong trào đình công ở VN  không nổi bật. Thực sự phong trào đình công ở VN có tăng, chớ  không giảm. Tăng về cường độ, nhịp độ phát triễn khắp nước, từ Nam ra Bắc qua Trung. Trong gần suốt mấy năm qua. Trong nhiều ngành nghề từ sản xuất như dệt may, đóng giày, chế biến thực phẩm cho đến  dịch vụ chuyên môn.

Báo Tuổi Trẻ ở Saigon, tính cho tới tháng Ba năm nay, mới 3 tháng đầu năm thôi, cả nước có 35 vụ đình công. 90% các vụ xảy ra ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đình công lớn ở Công ty Camimex Cà Mau, đình công ở Quinmax International ở Huế, đình công ở ở Xí nghiệp 4 và nhà máy dệt may Kido Hà Nội ở Hưng Yên. Mới nhứt đình công ngày thứ Tư 18 tháng Tư ở Hải Phòng, có gần 7 ngàn công nhân da giày tham dự và sau đó là đình công ở Hóc môn, Chủ Chi.

Hình thái và lý do đình công chánh, là, đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc, và lan ra phạm vi rộng hơn - công bằng xã hội, bình đẳng đối xử. Mức lương vài chục đô la một tháng không đủ sống; làm việc thì cường độ lao động cao, giờ làm việc nhiều đến 10, 12 tiếng mỗi ngày mà không được trả phụ trội. Lại có khi trừ lương, nợ lương, kể cả quịt lương nữa. Đối xử khinh mạng, hà hiếp, tồi tệ hơn chủ với tớ thời tư bản hoang dã. 

Thái độ của báo chí trong nước có vẻ ủng hộ. Dù là phương tiện của Đảng Nhà Nước, nhưng lương tri con người, tình nghĩa đồng bào trước thiệt thòi của đồng bào, và đức nghiệp đã thúc đẩy nhà báo. Nhiều nhà báo cố gắng "viết lách", loan tải sự thật và tỏ ra có cảm tình với người lao động VN làm công cho ngoại quốc, bằng đạt tựa, dùng chử, và độ dài của tin tức.  Tựa báo đã nói lên điều đó "Đồng Nai: Công nhân lại ồ ạt đình công", "Long An:Đình công ở Cty TNHH giày Thịnh Vượng", "Cà Mau: Hơn 200 công nhân ở Camimex đình công", "Thừa Thiên-Huế:Hơn 1000 công nhân đình công", "Công ty giày Thuận Thành (Hưng Yên): Chủ doanh nghiệp bỏ rơi người lao động". Kể cả báo Nhân Dân, cũng nói sáng thứ Tư 18 tháng Tư vừa rồi, có hơn 5 ngàn công nhân [giảm thiểu so với báo khác nói là 7 000] của Công ty TNHH Sao Vàng ở Hải Phòng đình công làm tắt nghẽn giao thông trong hơn hai giờ đồng hồ.

Thái độ Tổng Liên đoàn Liên đoàn Lao động là né vô tội vạ, viện lẻ “chờ trên". Là cánh tay kiểm soát công nhơn cho Đảng Nhà Nước CS Ha nội, lẽ ra ăn cơm chúa phải múa tối ngày, nhưng trước thiệt hại, thiệt thòi, bất công, áp bức của chủ nhơn ông ngoại quốc, cán bộ sát các xí nghiệp chọn thái độ "bất động", để công nhân làm việc của mình. Còn cấp cao hơn thì né, "chờ ý kiến trên", để công nhân đòi hỏi quyền lợi chánh đáng. Nhơn vụ đình công ở Hải Phòng, cán bộ công đoàn Hải Phòng trả lời đài Á châu Tự do, "Tôi đang ở trên Tổng liên đoàn. Anh cho phép tôi, trong ngày nay Anh đừng gọi điện."  Còn cán bộ  khác ở "Trung tâm vì Người Lao Động Nghèo" [cũng của Đảng vì ở VN không có hội tư, không được quyền lập hội tư] , thì cán bộ khác trả lời: "Tôi cũng không rõ Anh ạ, ngày hôm qua tôi đi công tác. Chuyên đề này là của ban khác, nên tôi cũng không rõ."

Thái độ người người dân thường thì sợ "văng miểng", nói vong vo nhứt là khi truyền thông ngoại quốc hỏi. Đài RFA hỏi hai người dân gần vụ đình công, thì được câu trả lời "trớt quớt" -- nói theo kiểu của phó thường dân. "Bọn em ở ngoài này không nghe thông tin ấy." Một cư dân ở Hải Phòng đáp rằng: "Cái đó tôi không biết đâu. Hãy gọi cho liên đoàn lao động. Cái đấy thì phải hỏi ở đấy, chứ còn đây là nhà dân thì không biết." Thế mới biết CS kiểm soát chặt dân đối với liên hệ ngoại quốc cỡ nào và dân sợ CS cứng hàm đến mức nào đối với ngoại quốc.

Sau cùng là thái độ của Đảng Nhà Nước CS Hà nội:  Cấm và Trị. Thời Thủ Tướng Khải, ngay khi phong trào đình công phát khởi, nhà cầm quyền biết nguy hiểm. Công nhân đã đánh vào yếu huyệt của CS Hà nội. Ai cũng biết CS Hà nội cố gắng dìm giá giá lao động, công xá VN rẻ mạt đế lấy đó làm lợi thế và ưu thế hàng đầu thu hút đầu tư của ngoại quốc - đã " bể mánh" với công nhân VN. Giai cấp công nhơn được Đảng đánh bóng và cho ăn bánh vẽ là đội ngũ tiền phong cách mạng của Đảng, đã thức tỉnh, vỡ mộng.  Mặt nổi, Ô Khải ban hành lịnh thi hành theo thủ tục khẩn cấp, không cần "văn kiện hướng dẫn, học tập triển khai", cho công nhân làm cho ngoại quốc tăng lương. Mặt khác "bắn sẻ" ( trù dập, xách nhiểu, hăm dọa)  những công nhân có uy tín cầm đầu đình công. Giải pháp có tính "sự vụ" không thể đối phó với một phong trào của một tầng lớp xã hội.  Công nhân được đằng chân lần đàng đầu.

Phong trào đình công của công nhân làm cho công ty ngoại quốc không ngưng, mà cứ tiếp tục, tăng chớ không giảm. CS Hà nội tăng liều thuốc để ngăn chận và trừng trị: cấm và phạt tiền. . Tổng hợp tin tức, chánh yếu là báo Tuổi Trẻ và VNExpress, người ta thấy có nhiều dấu chỉ CS Hà nội đang dùng luật để dập tát phong trào đình công của người lao như dùng điều 88 Hình luật để trấn áp những nhà đấu tranh dân chủ và sau đó "nâng đô" lên tôi "mưu toan tổng nổi dậy" với vụ nhà văn Trần khải Thanh Thủy. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội của Đảng Nhà nước CS Hà nội, đã dự thảo xong hai nghị định cấm và cấm, phạt và phạt. Nghi định đầu "quy định trách nhiệm, mức độ và phương thức bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân tham gia đình công, trong trường hợp cuộc đình công bị toà án tuyên bố bất hợp pháp."Người đình công có thể phải bồi thường đến 30% tiền lương một tháng, khấu trừ dần vào lương. Thiệt hại do đình công gây ra Nghị định qui định rộng, gồm luôn tài sản bị thiệt hại do việc ngừng sản xuất, kinh doanh vì lý do đình công; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; các thiệt hại phát sinh từ việc không đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với những thỏa thuận đã được giao kết với bên thứ ba. Lợi cho chủ. Qui định kiểu đó, mọi cuộc đình công đều bất hợp pháp vì từ trước tới nay hầu hết các cuộc đình công theo luật là bất hợp pháp vì không do Công đoàn các cấp tổ chức và lãnh đạo. Trong hai nghi định dự thảo sắp ban hành này, không thấy và chưa nghe Đảng Nhà Nước có một biện pháp nào giúp cho công nhân khỏi bị chủ nhân ngoại quốc bóc lột áp bức.

Ngoài ra Đảng Nhà CS Hà nội vẫn tiếp tục cấm thành lập nghiệp đoàn độc lập. Trong những lý do bắt giam và truy tố LM Nguyễn văn Lý, Ls Nguyễn văn Đài, Lê thị Công Nhân, có việc khối  8406 và quí vị này ủng hộ việc lập nghiệp đoàn độc lập. CS Hà nội chỉ có  một Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, của đảng, do đảng, vì đảng CS mà thôi.

Chắc chắn những nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo, những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN  trong cũng như ngoài nước, thừa biết cuộc đấu tranh cho quyền lợi tinh thần, tự do, dân chủ, nhân quyền tuy là cao siêu, thiêng liêng, nhưng trừu tượng, xa vời. Trái lại đấu tranh cho miếng cơm manh áo, miếng đất, mảnh vườn do mồ hôi, nước mắt của mình làm ra là sát sườn, thấm thía, dễ sanh tử hơn. Hơn nữa công nhân đấu tranh đòi tăng lương tại các cơ sở kinh doanh vốn ngoại quốc có tính dân tộc dễ thành chuyện lớn. Hình thái đình công này nhắm thẳng vào yếu huyệt của chế độ lấy kinh tế làm lẽ sống còn, lấy giá công nhân rẻ làm lợi thế thu hút đầu tư  ngoại quốc. Bao lâu kết hợp được hai mặt tinh thần và vật chất thì nội lực của dân tộc sẽ triều dâng thác đổ.  Không muốn có cách mạng, cách mạng cũng xảy ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.