Hôm nay,  

Tạp ghi: Tháng Tư Nghìn Giọt Lệ Rơi

23/04/200700:00:00(Xem: 2540)

  "Nghìn Giọt Lệ Rơi" là tựa đề một cuốn sách viết bằng tiếng Anh của bà Dung Krall, một người đàn bà trong bối cảnh khổ đau của đất nước Việt Nam và của gia đình bà. Bà khóc vì những phân chia của lòng người, ngay trong chính gia đình của Bà, một nửa theo Cha về phương Bắc, một nửa cùng với Mẹ ở miền Nam, cho đến lúc song thân Bà qua đời vẫn chưa gặp nhau, anh em mỗi người một ngả chết cho lý tưởng riêng của mình. Đất nước chúng ta trong vòng một thế kỷ này, máu đổ xương rơi đã nhiều mà nước mắt thì khôn nguôi.
Buồn thay cho những người suốt đời chưa hề biết khóc, trừ lúc mới lọt lòng mẹ, khóc để há miệng hớp chút không khí của cuộc sống trên trái đất này. Khóc chưa bao giờ là nỗi vui cả, dù ai đã viết rằng "đêm về nghe con khóc vui triền miên". Khóc là nỗi đau đớn nhọc nhằn, khóc là nỗi nghèo khó, vất vả của một cuộc đời thường lấm lem theo cơm áo, còn cười chỉ là sự che giấu những niềm đau nỗi nhớ, những tuyệt vọng khôn cùng. Mấy ai trong đời mình được một lần khóc vì sung sướng, trong mỗi hoàn cảnh tiếng khóc còn có những ý nghĩa khác nhau.
Ai khẳng định được rằng "khấp như nữ tử vu qui nhật" là khóc vì vui, thì "tiếu tợ nam nhi lạc đệ thì" chính là "tiếng cười khô không lệ". Khóc vì đồng cảm cảnh ngộ, thấy người mà ngẫm đến ta như Thúy Kiều khóc bên mộ Đạm Tiên "thoắt nghe nàng đã đầm đầm châu sa", như Giang Châu Tư Mã khi nghe khúc đàn tâm sự trải nỗi lòng mình của người kỹ nữ trên Bến Tầm Dương một đêm khuya, mà "lệ ai chan chứa hơn người". Khóc như thế nước mắt không còn là những giọt nữa mà đã trở thành dòng tuôn rơi. Có người xa quê hương ba mươi năm đã khóc khi máy bay chạm trên đường băng sân bay của quê nhà, cũng có người khóc vì cảnh ngộ bỏ xứ ra đi sau nhiều năm, được thấy lại ngọn Cờ Vàng đã cùng người vào ra sinh tử, ở một nơi nào đó trên đất khách.
Chuyện nước Tàu kể Vua Cảnh công nước Tề đi chơi núi Ngưu Sơn, trèo lên mặt thành, đứng ngắm rôi tràn nước mắt vừa khóc vừa nói: "Đẹp quá chừng là nước ta! Thật là sầm uất thịnh vượng! Thế mà nỡ nào một tuổi già, bỏ nước này mà chết đi. Giả sử xưa nay, người ta sống mãi, quả nhân quyết không bỏ nước Tề mà đi nơi khác."  Như vậy, vị vua bị lưu đày bỏ thân nơi đất khách như Vua Hàm Nghi, cho tới Cựu Hoàng Bảo Đại tự lưu vong, phải chịu xót xa bao nhiêu khi nằm xuống nơi quê người, xa đất nước nghìn dặm, xa lăng mộ của tiền nhân. Vì vậy, cũng phải thông cảm cho những người già hiện nay muốn "qui cố hương" để thân già khỏi táng vùi nơi đất khách.


Tháng tư là tháng của "nghìn giọt lệ rơi". Những người phải bỏ nước ra đi như chúng ta kể từ ngày có cuộc binh biến tháng tư, đã bao nhiêu lần khóc. Chuyến trở lại Bi đông (Mã Lai) và Galang (Nam Dương) của hơn một trăm thuyền nhân chính là chuyến trở về quá khứ, trở về với chính mình. Hằng chục nghìn người Việt Nam đã  qua đây, còn có mấy người nhớ lại vùng đất xa xôi này, với những căn nhà tôn nóng bức, những con đường cát sỏi, những bờ biển vẫn nghe tiếng sóng mỗi ngày. Còn có mấy người nhớ lại những vui buồn, hy vọng hay trăn trở trong những ngày chờ đợi. Có những đứa trẻ đã ra đời tại đây, bây giờ đã là những chàng trai mạnh khỏe, những cô gái đẹp đẽ nơi xứ người, có còn biết chăng nhau rún để lại nơi nào. Có những người đã nằm lại đây trên con đường hành trình dang đở, đành chôn nắm xương tàn cũng như bao nhiêu hy vọng, ước ao xây đắp nghìn người đã qua nơi đây, đã sống những ngày chờ đợi, hy vọng hay thất vọng, buồn phiền hay khổ đau. Trong số này có những người đã tự kết liễu đời mình trong tuyệt vọng, trở thành những hồn ma oan khuất không hề siêu thoát vì chí nguyện chưa thành.
Đây là nấm mộ đứa con thơ, vừa thở được chút không khí tự do đã lìa đời. Đây là nấm mộ người mẹ già, không chịu nổi nhọc nhằn xa nguồn xa cội, mà giờ đây tiến thoái lưỡng nan. Đây là nấm mộ người chồng bất hạnh ấp ủ bao nhiêu dự tính cho tương lai, đã chịu số phận nghiệt ngã phải ngã quỵ trên đoạn đường đi, với những hy vọng tưởng chừng sắp với tới. Còn cả một mồ chôn tập thể không hương khói, xương thịt gối lên nhau, lẫn lộn vào nhau như những ngày đói khát tuyệt vọng trong một khoang thuyền nhỏ bé. Có thể họ đã nhìn thấy đất liền nhưng không tới được, đã tưởng chừng hưởng được chút tự do nhưng đó chỉ là giấc mộng. Con thuyền đã chìm khi chưa tới bến.
Người ta trở lại đây để được thấy lại mình, soi khuôn mặt mình trong vũng nước của quá khứ. Đã bao năm tháng cơm áo ngựa xe, đôi khi không còn thời giờ để nhớ mình là ai, chúng ta lẫn trong đám đông những người bản xứ, nghèo hay giàu, thành công hay thất bại cũng vẫn phải chạy theo như những chiếc xe cố giữ chung một tốc độ của những xa lộ rộn ràng, chi chít trên nước Mỹ, nước Úc, nước Pháp... Không nhớ mình là ai, chúng ta không bao giờ đặt câu hỏi vì sao mình đã tới đây. Hơn một trăm người trở lại mảnh hoang đảo này để được... khóc. Khóc cho những người thân đã nằm lại, khóc cho kỷ niệm, khóc cho những ngày tháng ấy.
Cũng như vào thời điểm này, có cả nghìn thuyền nhân đã tìm cơ hội gặp lại nhau một nơi nào đó ở đất khách, để nhìn lại khuôn mặt của nhau, tay bắt mặt mừng, để cùng nghe lại chuyện xưa, cùng nhau nhìn lại đôi dấu vết cũ mà tưởng chừng họ đã quên, để cùng khóc cho một đoạn đời trong dĩ vãng. Khi đã biết khóc, chắc chắn cuộc sống của những người này sẽ thay đổi hơn, họ thấy cuộc sống vui hơn, đẹp hơn và quí giá hơn.
Người bạn của tôi! Khi đã khóc được, anh không thể nào quên được anh. Trong suốt cuộc đời mình, anh thử nhớ lại xem, đã bao nhiêu lần anh được khóc. Rồi ra chúng ta sẽ thấy giọt nước mắt cho một cuộc tình nào đó nhỏ nhoi biết bao nhiêu nếu so với những lần khóc khác là cả một đại dương.
Tháng tư với những dòng nước mắt chất ngất đau thương, nhớ nhung, khổ đau.... Chúng ta khóc cho những anh hùng liệt sĩ đã tìm cái chết lúc thành đã mất, quân đã tan. Khóc cho những chiến hữu, anh em, bạn bè, đồng bào ruột thịt đã bỏ mình trên đường chạy loạn, ngoài biển Đông, trong tù ngục. Xin hãy khóc đi, để thấy lại mình. Khóc đi để thấy mình chưa thành kẻ vô ơn!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.