Hôm nay,  

Taj Din Al Hilaly, Kẻ Nguy Hiểm Hay Người Quảng Bá Tự Do Dân Chủ Cho Úc?

22/01/200700:00:00(Xem: 2211)

Thời sự nước Úc: Taj Din al Hilaly, kẻ nguy hiểm hay người quảng bá tự do dân chủ cho Úc"

LND: Tuần qua giới truyền thông chính mạch Úc cũng như một số chính trị gia liên bang và tiểu bang đã ùa nhau tấn công giáo sĩ Taj Din al Hilaly, vị trưởng giáo Hồi Giáo ở Úc vì một số lời tuyên bố của ông khi ông được đài truyền hình Ai Cập phỏng vấn trong tuần và buổi phỏng vấn này được phát hình tại Úc qua hệ thống truyền hình vệ tinh Orbit. Giáo sĩ Hilaly đến Úc vào năm 1982 và đến năm 1990 thì được tư cách thường trú nhân. Ông là giáo sĩ trụ trì tại thánh đường Hồi Giáo ở Lakemba, một trong những thánh đường Hồi Giáo đầu tiên và lớn nhất ở Úc. Trong quá khứ, ông từng tạo nhiều sóng gió vì những câu phê bình, tuyên bố trái khoáy, đôi lúc rất khó nghe và khó chấp nhận được của ông. Cách đây vài tháng, trong một bài giảng đạo cho nam giáo dân có con gái ở tuổi chớm thành niên, ông đã ví von việc các phụ nữ ăn mặc hở hang như  việc "những miếng thịt tươi không che đậy” đưa đến nguy cơ bị lũ mèo hoang háu đói cuỗm mất. Sau đó, ông đã bị tấn công tới tấp vì người ta cho rằng ông cố tình đổ lỗi cho nạn nhân các vụ hiếp dâm đã ăn mặc quá hở hang khiêu khích. Chính vì sự tấn công ồn ào tới tấp này mà ông đã phải tạm nghỉ thuyết giảng tại thánh đường và về thăm cố hương Ai Cập, nơi chôn nhau cắt rốn của ông, để rồi dẫn đến cuộc phỏng vấn của chương trình Cairo Today ngày thứ Năm 11/01/07. Trong cuộc phỏng vấn, ông cho biết ông yêu nước Úc, ông tôn trọng xã hội Úc, đất nước của hòa bình và Úc là quốc gia đệ nhất thế giới. Tuy nhiên, ông cũng tuyên bố rằng người Hồi Giáo ở Úc có nhiều quyền chính đáng để được ở đấy hơn là những người Anglo Saxons bởi vì ”những người Anglo Saxon đến Úc trong cùm gông trong khi chúng ta tự dùng tiền của chúng ta để lấy chiếu khán và sổ thông hành. Chúng ta mang tính Úc nhiều hơn họ”. Khi biết được về chuyện này, TT John Howard cho rằng giáo sĩ Hilaly "là một sự hổ thẹn cho cộng đồng giáo dân đạo Hồi”. TT Di Trú Amanda Vanstone mạnh miệng bảo giáo sĩ Hilaly "nếu ông ta không ưa nước Úc, di sản của chúng ta hoặc nếp sống của chúng ta thì ông ta không cần phải trở lại đây nữa”. Sự phẫn nộ của quần chúng Úc được giới truyền thông thổi bùng mạnh mẽ, đến độ mà thông gia của ông - ông bà Brian và Christine Tocock, cha mẹ chồng của con gái ông, người gốc Anglo Saxons - đã phải lên tiếng bênh vực cho ông và tuyên bố rằng ”Chúng tôi biết ông ta muốn nói gì và chúng tôi không tin rằng ông cố tình xúc phạm ai cả”. Ông bà Tocok còn nhấn mạnh thêm rằng mặc dầu họ có thể không đồng ý với giáo sĩ Hilaly, nhưng họ tin rằng ông được quyền có quan điểm riêng của ông (và được quyền phát biểu nó) bởi vì Úc đã "trải qua nhiều cuộc chiến để có được quyền tự do ngôn luận”. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi một bài nhận định khá hóm hỉnh của ông John Sheard, một văn sĩ sinh sống tại Melbourne, tựa đề "Mufti’s Madness Is True Blue Larrikinism” (Sự Điên Rồ Của Ông Trưởng Giáo Là Một Sự Rắn Mắt Thuần Túy Của Úc), được đăng tải trên nhật báo The Age hôm Thứ Hai 15/01/07 vừa qua.

*

Giáo sĩ Taj Din al Hilaly chắc chắn phải đang dần trở thành một ông trạng tinh ranh, rắn mắt. Ông nói nhiều điều mà người tử tế lịch sự thấy khó ưa vô cùng. Ông ầm ĩ, la toáng lên những điều đó, ít nhất bằng tiếng Ả Rập. Vòng bụng ông ta khá tròn trĩnh mặc dù cái áo dài của ông khiến người ta khó xác định được. Ông là một người có gia đình. Ông luôn nói thẳng những chuyện ông nghĩ. Và ông dường như rất hãnh diện được là một người Úc.
Như vậy thì tại sao chúng ta lại cảm thấy bị đe dọa khi những điều mà ông nói lại không hẳn phù hợp với cái nhìn của chúng ta về chính chúng ta" Có phải vì càng ngày chúng ta càng thấy rõ rằng ông giáo sĩ cũng đúng một phần nào, về một số sự việc nào đó chăng" Có phải chúng ta đang có một cảm giác lấn cấn bứt rứt vì, cho dù lạc hậu đến mấy, quan điểm của ôngcũng có lý lắm" Có phải chúng ta sợ hãi về những gì mà chúng ta suy nghĩ về chúng ta" Hay nói một cách chính xác hơn, những gì mà người xứ khác nghĩ về chúng ta, đặc biệt là khi ông Hilaly có quá nhiều mối liên hệ ở ngoại quốc" Chắc chắn rằng bất cứ một ai mà nhìn thấy cảnh "bầy gà mái", dầu đội lốt "gà mái tơ" riễu nhơn nhởn tại trường đua Flemington và sau đó ở ngay trung tâm Melbourne trong mùa đua ngựa Xuân đều biết được "thịt tươi không che đậy” là gì. Thực ra thì trong tháng 10 ấy, ai cũng nửa đùa nửa thật mà công nhận rằng lời bình phẩm của ông al-Hilaly quả thật là chính xác về điểm này. (LND: Tác giả muốn nói về cảnh mấy chị sồn sồn ăn mặc hở hang như gái xuân thì trong mùa đua ngựa vừa qua).
Chuyện mấy người chống đối ông giáo sĩ muốn tổ chức một cuộc biểu tình tuần hành gồm toàn phụ nữ vận áo tắm bikini hai mảnh như một cách phản pháo với lập luận của ông thật ra chỉ củng cố thêm lập luận này và khiến người ta cười vang thích thú mà thôi. Ông al Hilali nhờ vậy trở thành týp người hùng phi thời thượng.
Những người nghiêm trọng một chút thì nhận định rằng cho dù ông al Hilaly có một số nhận xét khá vô trách nhiệm về một vụ hiếp dâm tập thể, thế nhưng, những lời phê bình của ông có thể đã bày tỏ một quan điểm nhiều nhân bản về cách trang phục của phụ nữ hơn là quan niệm vẫn thường được phơi bày hiện nay. Chắc chắn là phải có một cái gì đó sai lầm với một xã hội khi xã hội ấy vẫn thường xuyên nhắn nhủ, khuyên bảo thiếu nữ rằng nếu họ muốn được chấp nhận, nếu họ muốn được trân quý thì họ phải khuất phục tuân theo một lề lối trang phục gần như khiêu dâm trắng trợn (almost pornographic dress codes). Chủ nghĩa xiển dương nữ quyền như thế nào mà lại dẫn đến một kết quả là trẻ thơ tám tuổi mặc áo boobtubes" (LND: loại áo thun gồm một giải vải quấn quanh ngực, chừa bụng hở, vai trần)).
Và ai có thể nghiêm túc phản đối việc ông al Hilali tuyên bố trên chương trình Cairo Today rằng có một số giáo dân đạo Hồi bị kỳ thị ở đất nước này" Hay là người ta chỉ phản đối vì quá bực dọc khi nghe ông kể cho toàn thế giới nghe về những bí mật nhơ nhớp của chúng ta" Như rất nhiều người khác đã từng nêu lên, người Úc theo đạo Hồi đã thay chỗ những người Úc gốc Ái Nhĩ Lan theo đạo Công Giáo trong vai trò những thằng hủi bị một xã hội tử tế đánh đập đàn áp, đổ thừa tất cả mọi lỗi lầm sai quấy. Chúng ta, những kẻ đại diện cho một cộng đồng toàn cầu vốn thường ”khóc ra đạn”, chúng ta lẽ ra nên cảm tạ ông giáo sĩ đã thẳng thừng lên tiếng về việc người Hồi Giáo bị cô lập hóa, bị đưa ra rìa của xã hội Úc. Ít ra chúng ta không cần phải đợi đến lúc vấn nạn thật sự bùng nổ thành các cuộc bạo động trên đường phố của chúng ta, như đã xảy ra ở Ba Lê, ờ Luân Đôn và ở những nơi khác nữa.


Tương tự như thế, những lời bình phẩm của ông Hilaly rằng những người gốc Anglo-Saxons đến Úc trong tư cách tù tội, thật ra cũng rất chính xác. Việc định cư của người da trắng ở đây quả thật xảy ra là vì Anh Quốc cần một hòn đảo ở xa tít mù khơi để lưu đầy vứt bỏ cả một tầng lớp tội phạm của nó. Chỉ có những kẻ hoàn toàn dốt đặc cán mai về lịch sử của Úc mới phản đối về sự chính xác, trung thực của những lời bình luận như thế!
Và cũng chỉ có những kẻ ái quốc một cách mù quáng mới thấy nộ khí xung thiên hơn là gạt bỏ ngoài tai giọng điệu hơi kẻ cả trịch thượng này của ông giáo sĩ. Bởi vì, một trong những đặc tính đáng kể của dân tộc Úc từ xưa cho đến bây giờ là việc chúng ta không cần biết một người từ đâu tới mà chúng ta chỉ chú tâm vào chuyện anh ta sẽ đi xa đến đâu, và những tư tưởng cùng những sự thành công và các mối giây thân hữu mà anh ta đạt được trên suốt đoạn đường đi của anh ta. Hãy để cho cái thế giới thủ cựu lỗi thời bắng nhắng về những tước danh được thừa hưởng từ ông cha cũng như những chức vị được truyền từ đời này sang đời nọ, nước Úc chúng ta là một nước ”trẻ trung và tự do” (LND: trích từ quốc ca ”for we are young and free”).
Thế nhưng, khi nhìn lại sự phẫn nộ mà những lời tuyên bố của ông Hilaly đã gây ra thì chúng ta phải tự hỏi xem, có phải chúng ta vẫn còn cái đặc tính nêu trên hay không" Khi cơ thể ta thấy bị đau đớn thì đấy là triệu chứng của việc cơ bắp hoặc một bộ phận nào đó của ta bị hư hoại. Và tương tự như thế, có lẽ sự phẫn uất của chúng ta về những lời tuyên bố của ông Hilaly, là dấu hiệu cho ta thấy sự thu hẹp của tư tưởng chúng ta, sự đóng kín của lòng hiếu kỳ và tính xuề xoa dễ dãi mà chúng ta thường cho là đặc trưng Úc (true blue)" Có phải chúng ta đang chứng kiến cảnh tinh thần quốc gia của chúng ta bước sang tuổi trung niên khe khắt, khó chịu hay chăng"
Hãy nghiệm xét xem việc báo chí đối xử với bất kỳ một lời tuyên bố nào của ông al Hilaly: luôn luôn đầy tính khích bác và hoàn toàn trong phong thái của loại báo lá cải. Người ta thường có thể cảm nhận được những dấu chấm than đầy phẫn nộ đằng sau mỗi lời nói được trích đăng. Hãy nghiệm xét xem, những cơ quan truyền thông bỏ tiền thuê mướn người rình rập, trà trộn vào những buổi giảng đạo của ông ta, chực chờ cơ hội dịch thuật lại bất kỳ một lời nói nào khả dĩ có thể khích động người ta để dùng nó như một cái tít thật lớn trên trang đầu. Cứ thử tưởng tượng xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhật báo Sydney Morning Herald hoặc bất kỳ một tờ báo chuộng tự do nào khác thuê người ngồi nghe tất cả mỗi buổi giảng đạo của Đức Tổng Giám Mục George Pell và sau đó hí hửng đến độ gần như tục tĩu để tường thuật lại bằng một giọng điệu không khác giọng kích dâm tồi bại tất cả mọi lời bình phẩm của ông về vấn đề phá thai hoặc về vấn đề đồng tính luyến ái.
Việc làm đó của giới truyền thông khiến người ta nghĩ rằng, chuyện một người trình bày quan điểm của mình, có thể quan điểm đó đầy tính xúc phạm về đất nước của chúng ta, là một chuyện phạm pháp vậy. Hãy nhớ rằng, đấy không phải là một chuyện phạm pháp. Gần như chúng ta tin rằng quan điểm của một người có thể đe dọa rất nhiều thứ đáng được xiển dương của đất nước chúng ta. Hãy nhớ rằng, không quan điểm nào có thể đe dọa được chúng cả.
Chuyện ông Hilaly có đại diện một cách đúng đắn tôn giáo và tín đồ của tôn giáo của ông ta hay không là chuyện riêng của những giáo dân đạo Hồi người Úc gốc Li-băng và phải là chuyện để họ quyết định. Chuyện ông ta có nên nói thẳng một cách sỗ sàng hay không là chuyện của lương tâm ông và của gia đình ông. Còn chuyện một người có nên được quyền nói những chuyện mà ông ta nói - hay nếu đã nói những chuyện đó, thì phải bị trục xuất hay bị bỏ tù, như một số người đã đề nghị - rõ ràng đó không phải là vấn đề một thể chế dân chủ đã trưởng thành chín chắn nên mất thì giờ bận tâm nghe bàn cãi. Bởi vì, một sự thật bất di bất dịch về thể chế dân chủ, cũng như về một vở hài kịch thật hay, là nó phát triển mạnh mẽ nhờ sự tự do ngôn luận. Nếu phần lớn công dân của một quốc gia đều được có quyền dự phần (enfranchised) thì các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ tạo cơ hội cho người ta chọn lựa hoặc từ chối những tư tưởng đối nghịch với nhau. Cái tinh hoa được kết tụ từ nhiều thế kỷ tư tưởng Tây Phương về vấn đề này là: chỉ khi nghe được những tên khùng bên cạnh những người hùng thì chúng ta mới phân biệt được những lập luận vững chắc, những ý kiến đáng giá từ những thứ rác rưởi nhẹ cân. Và thường xuyên thì tên khùng của hôm qua lại là người hùng của ngày mai. Chẳng hạn như ông Winston Churchill ở thập niên 1930 được coi là người khùng, thì đến thập niên 1940, ông lại là người hùng. Vì vậy, điều tốt nhất cho nước Úc, cũng như cho chính bản thân ông Hilaly, là hãy để cho ông ta có tất cả sự tự do mà ông ta cần. Đồng thời, hãy lắng nghe quan điểm của cộng đồng Hồi Giáo ở đất nước này, cho dù quan điểm đó được bày tỏ bởi những người hậu thuẫn ông Hilaly hoặc bởi những người mà cuối cùng sẽ tranh cãi với ông. Như vậy là một điều tốt cho nước Úc và tốt cho cộng đồng Hồi Giáo.
Việc mà ông ta có thể lên tiếng bày tỏ quan điểm - ngay cả khi ông ta thường xuyên tuyên bố tầm phào, ngay cả khi lập luận của ông rất thô thiển hoặc ngay cả khi những lời tuyên bố đó đầy tính xúc phạm - là một chiến thắng vẻ vang của thể chế dân chủ tại Úc và là một bước tiến có lợi cho an ninh quốc gia. Nếu điều duy nhất mà chúng ta phải e ngại về người Hồi Giáo ở Úc là những ý kiến đầy tính xúc phạm hoặc lắm khi bất định của một giáo sĩ già nua tuổi đã xế chiều, thì quả thật chúng ta đã vượt xa Nam Dương, Anh, Tây Ban Nha, Somalia, Pháp, Hoa Kỳ và Phi Luật Tân.
Và quả thực như thế. Nếu ông giáo sĩ tiếp tục trộn vào trong những bài giảng đôi lúc đầy tính xúc phạm của ông với một vài nhận xét chua ngoa thì có lẽ chẳng bao lâu chúng ta sẽ ngợi ca ông ta. Ông “ddạo khùng” dễ yêu của chúng ta có thể sẽ được nối đuôi Kath & Kim (LND: nhân vật của một loạt hài kịch rất ăn khách) và Barry Humphries (LND: một danh hài nổi tiếng thế giới của Úc, từng tạo ra nhiều nhân vật lẫy lừng như Dame Edna Everage, Sir Les.v.v. đã đi vào lịch sử văn nghệ, văn hóa Úc) để gia nhập vào hàng ngũ một số rất ít người mà chúng ta cho phép mang nước Úc và dân Úc ra làm trò đùa.
Và tốt hơn hết là để ông tham gia vào hàng ngũ những người này vẫn hơn là những người quen thuộc khác vốn thuộc loại nghiêm trọng và đáng e ngại hơn (LND: ám chỉ những kẻ khủng bố như Abu Bashir hay Osama.v.v.).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.