Hôm nay,  

Tây Ninh Ơi, Tôi Sẽ Về

18/01/200700:00:00(Xem: 5709)

Tây Ninh Ơi, Tôi Sẽ Về

Nguyện vọng lớn nhất của tôi là sau khi hưu trí, tôi sẽ về VN làm việc xã hội, giúp ỡ người nghèo, đó cũng là lý do mà tôi làm việc với những tổ chức từ thiện thế giới, có tư cách thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Tôi thích được đi đó đi đây, đi về quê hương của chính mình, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Tuổi thơ của tôi tuyệt vời lắm, vì tôi là con cả, được cưng chiều, bà con của tôi rất đông ở khắp nơi: nào là Bình Dương, Tây Ninh. Hốc Môn, Gia Định… dĩ nhiên có Sài Gòn.

Nói về tỉnh Tây Ninh thì là một duyên kỳ ngộ với vùng đất này. Tôi đã đến Tây Ninh nhiều lần lúc nhỏ để thăm cậu mợ và các anh chị của tôi. Sau đó có dịp theo các cuộc hành quân tôi cũng được ghé lại Tây Ninh, với những dòng sông nhỏ, nước trong vắt, cá lội nhởn nhơ, với những mảnh vườn tươi tốt, xanh mướt, Tây Ninh trong trí của tôi rất đẹp đẽ, một hoài niệm khó quên và mỗi lần nói chuyện với người đồng hương Tây Ninh, ở thánh thất Cao Đài, tôi đều nói:

- Tôi mơ ước một ngày về Tây Ninh thăm bà con, thăm thánh thất Cao Đài, nghe hàng ngàn con chim ca hát líu lo trong rừng trước tòa Thánh.

Và tôi đã nhiều lần tự nói với chính mình:

- Tây Ninh ơi, hẹn một ngày về.

Và cứ như thế tôi đã tự tự nhủ với lòng mình, đã hơn 30 năm rồi, tôi đâu được về Tây Ninh.

Đại Úy Mập, tên tiếng Việt của nguyên giám đốc chương trình đoàn tựu, ông Bruce Beasdley, ông là một quân nhân đã từng đóng quân ở Tây Ninh, ông đã về thăm Tây Ninh trước tôi và tôi nhớ rõ ông nói như tâm sự bằng ngôn ngữ Việt Nam của chúng ta:

- Tôi nhớ mãi dòng sông nhỏ, với chiếc quán bên đường với những cô gái bán quán xinh đẹp, nhưng khi tôi về thì người xưa cảnh cũ không còn nữa.

Thật vậy với chính tôi Tây Ninh đã để lại trong ký ức của tôi những kỷ niệm tuyệt vời. Thứ ba tuần rồi, một đồng hương bước vào văn phòng tôi, chưa ngồi xuống ghế mà đã nói:

-  Tôi đến thăm chị và cám ơn chị đã viết về Tây Ninh, số là vì tôi là người Tây Ninh, tôi nhớ Tây Ninh lắm, nhưng chưa được về.

Tôi nói với người đồng hương:

- Rồi anh và gia đình anh cũng sẽ trở về.

- À, anh có hay đến thánh thất Cao Đài không" Ở đường Chestnut, thành phố Westminster, các bà ở đó nấu thức ăn chay ngon lắm, tôi đã được ăn nhiều lần.

Người Tây Ninh đa số theo đạo Cao Đài hiền lành, họ ăn chay, mặc quần áo trắng, ít nói, tôi được mời tham dự lễ ở thánh thất Cao Đài nhiều lần, và gặp nhiều người quen, và như tôi đã nói khi nhập đề bài viết tôi có duyên với Cao Đài nói riêng và các tôn giáo nói chung cho nên tôi chuyên làm phóng sự về tôn giáo, và được gặp nhiều giới chức cao cấp của tôn giáo, các vị lãnh đạo tinh thần.

Không biết Tây Ninh bây giờ có còn đẹp như xưa" Không biết hàng ngàn loài chim có còn cất tiếng hát lảnh lót khi bình minh vừa ló dạng"

Tây Ninh với tôi có quá nhiều kỷ niệm đẹp, tai tôi như mới nghe tiếng chim trong rừng cây trước tòa thánh Tây Ninh hôm qua, hôm nay chứ không phải mấy chục năm về trước.

Nhiều lúc tôi tự giận mình, bởi vì mình là người Việt Nam mà không về Việt Nam thường xuyên, trong lúc những người bạn ngoại quốc của tôi về nơi đó thường xuyên hơn, như ông Jeff, YMCA ở Houston, tiểu bang Texas, hàng năm ông về Việt Nam, ông về 15 năm và đã xây 13 trường học cấp tiểu học tiêu chuẩn Mỹ, ông nói tiếng Việt thông thạo trước khi cưới vợ Việt Nam, ông thích ăn phở, thích ăn cá ở các dòng sông miền đồng bằng sông Cửu Long.Tây Ninh ơi, tôi đã nhiều lần tự nhủ thầm: "Tôi sẽ về. Tôi đã từng gọi tên Tây Ninh trong niềm nhớ, cũng như đã từng gọi tên những thành phố, những làng mạc xa xôi mà tôi đã từng đi qua, rằng quê hương ơi, tôi sẽ về. Tôi hứa rằng tôi sẽ trở về."

Tôi thích ăn những củ khoai lang nóng hổi vừa thổi vừa ăn, tôi thích thưởng thức những trái bắp tươi non vừa hái trên đồng được nướng lửa than, tôi thích món chuối nướng với nước cốt dừa,  và nhớ là minh còn nhiều sản phẩm của đất Tây Ninh như nhãn, rau, đậu, hạt điều, v.v… Quê hương có trái ngọt cây lành như những áng thơ văn thường mô tả. Xa nhà bao năm rồi tôi vẫn có cái cảm nhận khôn nguôi, quê hương vẫn mãi ngọt ngào, quê hương vẫn đậm đà, nồng nàn trong tim tôi".

 Văn phòng của tôi nằm cạnh văn phòng du lịch, ở đây chuyên bán vé về Việt Nam, hàng ngày nhiều người đến, lên xe bus lớn chở ra phi trường, tôi nhìn thấy các cụ cao niên ngồi ở hành lang, rồi có người bước vào văn phòng xin tôi báo, tôi ân cần niềm nở nói với họ cứ tự nhiên lấy báo và tôi thường hỏi những vị khách này:

- Ông bà đi đâu"

hoặc giả:

-  Anh chị đi du lịch nước nào"

Người nào cũng đều trả lời:

- Về Việt Nam.

Mỗi lần nghe trả lời như thế tự dưng lòng tôi vô cùng rung động, xao xuyến, vì tôi rất nhớ quê hương, và tôi cũng thèm được đi như họ, về quê hương ai cũng thích đi, trong những chuyến đi như thế có người đi thăm tòa thánh Tây Ninh, vì đây cũng là di tích lịch sử của Việt Nam.

Tiến sĩ Hà Văn Hải ở Boston cho tôi biết chuyến đi tuần tới của phái đoàn đến Cao Miên sẽ thăm một ngôi chùa nhỏ mà ngày xưa Đức thầy Phạm Công Tắc lưu lạc sang Cao Miên trú ngụ ở đây, tôi hỏi Tiến Sĩ Hải là:

- Anh có thăm tòa thánh Tây Ninh không"

Anh Hải ngậm ngùi trả lời:

- Không vào Việt Nam được chị ạ!

Nghe giọng nói của Tiến Sĩ Hải tôi cũng biết ông muốn về thăm lại Việt Nam, ông đã từng được Tổng Thống George W. Bush cử làm ở Liên Hiệp Quốc về vấn đề Nhân Quyền, những người Việt Nam đã từng hoạt động cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền Việt Nam thì hành trình trở về quê hương sẽ cam go, rất khó khăn vì vấn đề chiếu khán.

Tây Ninh hiền lành như dòng sông Vàm Cỏ chảy lửng lờ, người dân Tây Ninh sống hiền hòa như thiên nhiên của họ, thiên nhiên ưu đãi cây trái ngọt ngào, ai là người dân Tây Ninh hay yêu mến Tây Ninh lại không mơ ước trở về" Các chiến sĩ đã từng trấn đóng ở Tây Ninh cũng mơ ước trở về, hội ngộ quê xưa.

Chúng tôi còn nhớ có Đại Tá Mã Sinh Nhơn, đã từng làm tỉnh trưởng Hậu Nghĩa, trước giờ lâm chung, người chị ruột hỏi:

- Em còn nguyện vọng gì chưa làm được thì hãy nói cho chị, chị sẽ làm cho em.

Trong hơi thở cuối cùng, cố Đại Tá Mã Sinh Nhơn nói:

- Em mong cho Việt Nam mình có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, em không về nhà được chị hãy về thay em.

Dì Phương mỗi lần kể lại giờ phút lâm chung của người em trai với giọng nức nở kể lại với tôi như vậy. Quê hương ơi, tôi mơ ước trở về, thế nào rồi tôi cũng về. Tôi rung cảm với bài ca "Khi tôi về", nhạc Phạm Duy:

 "Khi tôi về, con chim câu nằm trong tổ ấm

Dây thép gai đã hết rào quanh đồn phòng ngự

Và người lính đã trở về cày đám ruộng xưa

Khi tôi về, con diều bay, đùa bay trong gió

Chốn quê nhà trên thảm cỏ xanh "

Ngày hôm qua trong tiệc cưới trên du thuyền Princess ngoài biển khơi, một đại thương gia Mỹ, ông Bob nói với chúng tôi:

- Tôi đến Việt Nam làm việc. Tôi đã từng đến đồng bằng sông Cửu Long, tôi đến Đà Lạt, tôi muốn về thăm Tây Ninh, v.v…

 Người ngoại quốc đến, rồi yêu mến những vùng đất của quê hương Việt Nam. Lòng tôi quí họ, vì họ yêu thích quê hương tôi. Tuần sau thì ông Bob sẽ đi về thăm Việt Nam. Mỗi lần nhìn thấy ánh mắt rực rỡ của những người ngoại quốc vui mừng khoe rằng họ sắp đến VN, tôi ngậm ngùi cho chính mình, vì tôi là người Việt Nam, tôi cũng có mơ ước về quê hương Việt Nam, với tôi thì Việt Nam sẽ tha thiết hơn họ, sẽ gần gũi trong tâm hồn hơn họ. Cái ray rứt của lý do Việt Nam vẫn còn xa cách với tôi, hay ước mơ về Tây Ninh chưa thực hiện được bây giờ, chỉ vì lý tưởng mà tôi đã xa lìa quê hương năm xưa. Bởi vì người dân hiền hòa của tôi phải xứng đáng được quyền làm người. Nhưng sẽ có ngày... Tây Ninh ơi! Tôi sẽ về…

"Khi tôi về, có con trâu rung mõ xa xôi như trong giấc mộng

Khi tôi về, với hai tay tôi níu con tim tôi ôm lồng ngực

Khi tôi về, giọng hát ru nối lại dĩ vãng trầm trầm như chưa tắt thở

...Con cò lại bay trên đồng ruộng xanh

Tre già bảo nhau cúi đầu trầm ngâm

Cùng mùi khói lam quen thuộc.

Con cò lại bay trên đồng ruộng xanh

Tre già bảo nhau cúi đầu trầm ngâm

Cùng mùi khói lam quen thuộc.

Khi tôi về, tôi đi thăm bờ sông thuở nhỏ

Tôi sẽ buồn vì chuyện ngày xưa

Tôi sẽ khóc vì chuyện quê hương

Bao lần đau khổ bao lần cay đắng.

Quê hương tôi là ở đó

Quê hương tôi ngày còn bé

Tôi lớn lên bằng lời ru

...

Và khi thức dậy tôi tìm thấy tôi

Và khi thức dậy tôi tìm thấy tôi

Và khi thức dậy... tôi tìm... thấy... tôi. "

Tây Ninh ơi! Tôi sẽ về…

Mùa Thu Nam Cali 2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.