Hôm nay,  

Cử Tri Gốc Việt Và Cuộc Bầu Cử 2010

05/10/201000:00:00(Xem: 2597)

Cử Tri Gốc Việt Và Cuộc Bầu Cử 2010 

Bảng tranh cử cắm đầy phố.

 

 

 

 

Số liệu cử tri Việt, thống kê về Quận Cam.

Luật Sư Nguyễn Quốc Lân
Cuộc vận động tranh cử năm 2010 đã đi vào giai đoạn chót. Phòng Ghi Danh Bầu Cử đã bắt đầu gởi ra các tài liệu bầu cử đến các cử tri. Các chuyên gia đã tiên đoán tỉ lệ cử tri tham gia bầu cử sẽ không cao vì có các khuynh hướng bất đồng ý kiến và cảm thấy bất lực từ phía cử tri. Do đó, các thành phần cử tri nào vận động được nhau tham gia bầu cử thật đông thì sẽ có lợi thế hơn. Trong khu vực Little Saigon, nhiều ứng cử viên gốc Việt đang ráo riếc tranh cử vào nhiều chức vụ từ liên bang, tiểu bang đến địa phương.
Thời hạn ghi danh bầu cử
Ngày bầu cử sắp tới là thứ ba, 2 tháng 11. Hạn chót ghi danh bầu cử là từ bây giờ cho đến hết ngày 18 tháng 10. Những người trên 18 tuổi, đã có quốc tịch Hoa Kỳ và không còn trong thời gian đang thọ án tù và được thả sớm (parole) đều có thể ghi danh để bầu cử. Các cử tri khác đã ghi danh nhưng phải ghi danh lại nếu đổi địa chỉ, đổi đảng tịch hay đổi tên. Đơn xin ghi danh bầu cử có thể được lấy từ các cơ quan chính phủ như bưu điện, thư viện hay từ các văn phòng vận động tranh cử hay trên lưới điện toán ở địa chỉ www.ocvote.com.
Hạn chót để nộp đơn xin bầu bằng bưu điện (khiếm diện) là từ bây giờ cho đến hết ngày 26 tháng 10. Khi điền đơn xin bầu bằng bưu điện, cử tri có thể chọn được nhận phiếu bầu khiếm diện thường xuyên (permanent voter by mail) hay chỉ cho kỳ bầu cử hiện nay mà thôi.  Đơn xin phiếu bầu bằng bưu điện có thể được nhận tư các văn phòng vận động tranh cử hay trên lưới điện toán ở địa chỉ www.ocvote.comĐơn xin phiếu bầu bằng bưu điện cũng có thể được cắt ra từ trang bìa sau của tập tài liệu Phiếu Bầu Mẫu (Sample Ballot) đang được Phòng Ghi Danh Bầu Cử gởi đến tận nhà các cử tri tại Quận Cam.
Các Ứng Cử Viên Gốc Việt
Trong khu vực Little Saigon tại Quận Cam, có nhiều ứng cử viên gốc Việt đang ráo riếc tranh cử vào nhiều chức vụ trong các đơn vị chính quyền sau đây.
- Tại Khu Vực 47 của Dân Biểu Liên Bang, Dân Biểu Trần Thái Văn đang tranh cử vào chức vụ Dân Biểu Liên Bang chống lại đương kim Dân Biểu Loretta Sanchez.
- Tại Khu Vực 68 của Dân Biểu Tiểu Bang, ông Nguyễn Trọng Phú, đại diện cho Đảng Dân Chủ, Tiến Sĩ Phạm Kim Long, ứng cử viên Viết Tên Vào, sẽ cùng tranh cử vào chức vụ Dân Biểu Tiểu Bang chống lại ông Alan Monsoor, đương kim Thị Trưởng Thành Phố Costa Mesa, đại diện cho Đảng Cộng Hòa.
- Tại Thành Phố Garden Grove, đương kim Nghị Viên Dina Nguyễn sẽ tái tranh cử vào nhiệm kỳ 2 chống lại hai đối thủ khác.
- Tại Thành Phố Westminster, hai đương kim Nghị Viên Tạ Đức Trí và Andy Quách sẽ tái tranh cử vào chức vụ nghị viên chống lại 5 ƯCV khác, trong đó có một ƯCV gốc Việt là ông Đỗ Tân Khoa.
- Cũng tại Thành Phố Westminster, ƯCV Bruce Trần sẽ tranh cử vào chức vụ Thị Trưởng Thành Phố Westminster chống lại đương kim Thị Trưởng Margie Rice, người đã ở trong nhiều chức vụ trong Hội Đồng Thành Phố từ nhiều thập niên qua.
- Tại Đặc Khu Sở Vệ Sinh Midway, đương kim Giám Đốc Diệp Miên Trường sẽ tái tranh cử vào nhiệm kỳ 2 và Cựu Nghị Viên Tony Lâm sẽ trở lại chính trường để tranh cử vào chức vụ này.
- Tại Thành Phố Fountain Valley, hai ƯCV gốc Việt, ông Michael Võ (Võ Đức Minh) và Nguyễn Duy, sẽ lần đầu tiên tranh cử vào Hội Đồng Thành Phố Fountain Valley chống lại 8 ƯCV khác.
- Tại Thành Phố Santa Ana, ông Phạm Nam cũng sẽ lần đầu tiên tranh cử vào chức vụ Nghị Viên Thành Phố Santa Ana, Phân Khu 1.
- Tại Học Khu Garden Grove, L.S. Nguyễn Quốc Lân sẽ tái tranh cử vào nhiệm kỳ 3 cho chức vụ Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Garden Grove chống lại 4 ƯCV khác, trong đó có một ƯCV gốc Việt, ông Nguyễn Quốc Bảo. Học Khu Garden Grove bao gồm một phần các thành phố Garden Grove, Westminster, Fountain Valley, Santa Ana, Anaheim, Orange và Stanton.
- Tại Học Khu Westminster, đương kim Ủy Viên Giáo Dục Andrew Nguyễn sẽ tái tranh cử vào nhiệm kỳ 2 trong Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Westminster. Học Khu Westminster phụ trách các trưởng tiểu học và trung học đệ nhất cấp trong một phần các thành phố Westminster, Midway City và Garden Grove.
- Tại Học Khu Trung Học Hungtinton Beach, ông Nguyễn Mạnh Chí sẽ lần đầu tiên tranh cử vào chức vụ Uỷ Viên Giáo Dục của Học Khu Huntington Beach Union High School District. Học Khu Huntington Beach phụ trách các trường trung học trong một phần các thành phố Huntington Beach, Westminster, Fountain Valley, Midwa City, và Garden Grove.
Tổng số cử tri gốc Việt và tỉ lệ tham gia bầu cử
Tại Orange County, có khoảng 1.6 triệu cử tri đã ghi danh đi bầu, trong đó có hơn 100,000 cử tri gốc Việt. Trong nhiều năm nay, số cử tri gốc Việt đã không tăng đáng kể so với nhiều năm trước vì đa số các ứng cử viên không chú trọng nhiều đến ghi danh thêm cử tri mà chỉ tập trung vào vận động phiếu cho mình mà thôi.
Trong nhiều cuộc tranh cử vừa qua, cử tri gốc Việt có phần tham gia bầu cử cao hơn so với các sắc dân thiểu số khác. Tuy nhiên tỉ số này vẫn còn rất thấp so với tất cả các cử tri nói chung. Trong hầu hết các cuộc bầu cử trước đây, hầu như tỉ lệ tham gia bầu cử của các cử tri gốc Việt không vượt lên quá 50%, ngoại trừ một lần duy nhất là vào tháng 11 năm 2004 khi đó có cuộc bầu cử tổng thống giữa George Bush và John Kerry.
Trong kỳ bầu cử đó, tỉ lệ cử tri gốc Việt tham gia bầu cử là 66%  so với 73% đối với các cử tri khác. Năm đó, DB Trần Thái Văn đã đắc cử vào Hạ Viện Tiểu Bang California, cả hai ƯCV Nguyễn Quang Trung và Nguyễn Lâm KimOanh đã cùng đắc cử vào Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove tạo nên một cơ quan lập pháp duy nhất có đa số là người Việt Nam và ƯCV Janet Nguyễn đã đắc cử vào Hội Đồng Thành Phố Garden Grove với số phiếu cao nhất.


Trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2006, tức là kỳ bầu cử giữa mùa tương tự với kỳ bầu cử năm nay, tỉ lệ cử tri gốc Việt tham gia bầu cử chỉ vào khoảng 43% so với 48% đối với các cử tri khác. Đặc biệt là trong cuộc bầu cử đó, tỉ lệ các cử tri gốc Việt thuộc giới trẻ, tuổi từ 18 đến 30, chỉ vào khoảng từ 22% đến 25% trong khi tỉ lệ của các cử tri gốc Việt từ lớp tuổi 40 trở lên là 40%  hay 60 tuổi trở lên là 61%.
Trong cuộc bầu cử vào tháng 6 năm 2008 trông có vẻ sôi nỗi vì có sự tranh cử của 3 ứng cử viên đều là gốc Việt tranh cử vào chức vụ Giám Sát Viên Quận Cam Khu Vực 1 và Chánh Án Quận Cam Nguyễn Trọng Nho, tỉ lệ các cử tri gốc Việt trên toàn Quận Cam chỉ vào khoảng 29% so với tỉ số 21.5% đối với tất cả các cử tri. Trong số gần 95,000 cử tri gốc Việt đã ghi danh bầu cử, chỉ có khoảng 27,000 người tham gia bỏ phiếu. Mặc dầu tỉ số cử tri gốc Việt tham gia bầu cử có cao hơn tỉ số của tất cả các cử tri khác, các dữ kiện này cho thấy không đến 1/3 các cử tri gốc Việt đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vừa qua trên toàn Quận Cam.
Ngay cả trong Khu Vực 1 của đơn vị Giám Sát Viên Quận Cam trong cùng kỳ bầu cử vào tháng 6 năm 2008, nơi có cuộc tranh cử của 3 ứng cử viên gốc Việt, đó là GSV Janet Nguyễn, Nghị Viên Dina Nguyễn và Luật Sư Trần Văn Hòa, tỉ lệ cử tri gốc Việt tham gia bầu cử cũng chỉ ở tỉ lệ 36%, mặc dầu có cao hơn tỉ lệ tổng quát trong khu vực này là 23%.  Trong số khoảng 53,000 cử tri gốc Việt trong khu vực này, chỉ có khoảng 19,000 người tham gia bỏ phiếu. Đối với các cử tri không phải gốc Việt, chỉ có khoảng 19% tham gia bỏ phiếu.
Các dữ kiện này cho thấy khối cử tri gốc Việt đã chưa vận dụng hết sức mạnh của mình, ngay cả trong số những người đã ghi danh bầu cử.
Tỉ lệ tham gia bỏ phiếu bằng bưu điện (khiếm diện)
Trong số hơn 100,000 cử tri gốc Việt, có khoảng 45,000 cử tri đã làm đơn xin bầu bằng bưu điện (khiếm diện), tức một tỉ lệ khoảng 45%.  Đa số các cử tri nhận được phiếu bầu khiếm diện đều gởi phiếu bầu trở lại. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cử tri gốc Việt không màng gởi lại phiếu bầu khiếm diện để tham gia bầu cử.
Nhìn chung, tỉ lệ cử tri gốc Việt tham gia bỏ phiếu bằng phiếu khiếm diện (mail ballots) đã vượt hẳn hơn các cử tri khác. Trong kỳ bầu cử vào tháng 11 năm 2008, trên toàn Quận Cam, tỉ lệ khác biệt giữa bỏ phiếu khiếm diện so với bỏ phiếu tại phòng phiếu là 65%/28% đối với các cử tri gốc Việt và 46%/49% đối với các cử tri khác trong cùng cuộc bầu cử.
Một điều đáng được lưu ý là các cử tri khác đã bắt đầu tham gia bỏ phiếu bằng phiếu khiếm diện nhiều hơn trước đây và do đó làm giảm bớt ảnh hưởng của khối cử tri gốc Việt qua việc xử dụng phiếu bầu khiếm diện như đã được thể hiện trong nhiều cuộc bầu cử trước đây. Trong các kỳ bầu cử vào tháng 2 năm 2008 hay tháng 11 năm 2008, tỉ lệ chênh lệch trong phương pháp bầu khiếm diện đối với các cử tri gốc Việt là 70%/25% so với tỉ lệ chênh lệch tương đương so với các cử tri khác là 45% hay 47%/50%. Tỉ lệ xử dụng phiếu bầu khiếm diện của các cử tri khác càng cao thì lợi điểm trong việc xử dụng phương pháp này của các cử tri gốc Việt càng giảm thiểu đi.
Tỉ Lệ Giới Trẻ Tham Gia Bỏ Phiếu
Đối với giới cử tri gốc Việt trẻ, tuổi từ 18 đến 30, tỉ lệ tham gia bầu cử chỉ vào khoảng ½ so với cử tri gốc Việt thuộc lớp lớn tuổi hơn, từ 40 trở lên. Vào tháng 11 năm 2006, tỉ lệ giới trẻ Việt nam tham gia bỏ phiếu là 25%  đối với lớp tuổi từ 18 đến 22 hay 22% đối với lớp tuổi từ 23 đến 30 trong khi tỉ lệ tham gia bầu cử đối với các lớp tuổi lớn hơn là 50% đối với lớp tuổi từ 40 đến 50 hay 61% đối với lớp tuổi từ 61 trở lên. Đến tháng 11 năm 2008, là năm có bầu cử Tổng Thống Obama, tỉ lệ tham gia của giới trẻ Việt Nam cũng chỉ 37% hay 44%  so với 57%  hay 70% đối với lớp cử tri lớn tuổi hơn.
Tổng số cử tri trẻ gốc Việt vẫn còn thấp so với số cử tri gốc Việt lớn tuổi hơn. Trong tổng số khoảng hơn 100,000 cử tri gốc Việt, chỉ có khoảng 4,250 cử tri tuổi từ 18 đến 22, tức tuổi đang theo học đại học, và 13,250 cử tri tuổi từ 23 đến 30. Trong khi đó, tổng số cử tri gốc Việt trong độ tuổi từ 41 đến 60 là 41,500 và 23,250 cho độ tuổi từ 61 tuổi trở lên.
Đúng ra, tổng số cử tri giới trẻ trong cộng đồng Việt Nam phải đông hơn số cử tri lớn tuổi. Theo Thống Kê Toàn Quốc Năm 2000, thành phần giới trẻ gốc Việt đông hơn thành phần người Việt Nam lớn tuổi. Hơn nữa, thành phần giới trẻ này có nhiều lợi điểm hơn để tham gia bầu cử ví dụ như sinh đẻ ở Mỹ, có học tại Hoa Kỳ, thông thạo Anh Ngữ, và dễ thi vào quốc tịch hơn. Do đó, tổng số cử tri gốc Việt thuộc lới tuổi này đúng lý phải nhiều hơn so với các lớp tuổi lớn hơn.
Một điểm rất đặc biệt của cử tri giới trẻ gốc Việt là đa số các bạn trẻ đã bỏ phiếu khiếm diện thay vì bỏ phiếu tại phòng phiếu. Tỉ lệ cử tri người Mỹ đồng lứa bỏ phiếu khiếm diện chỉ vào khoảng 25%. Điều này cho thấy một số lớn các bạn trẻ đã bỏ phiếu cùng với phụ huynh hay được phụ khuynh khuyến khích và nhắc nhở.
Hy vọng trong kỳ bầu cử này cũng như những lần tới, giới trẻ Việt Nam sẽ tham gia bầu cử một cách đông đảo và hăng hái hơn. Cũng hy vọng giới phụ huynh nhắc nhở con em trong nhà nhiều hơn trong những kỳ bầu cử.
Kết luận
Trong cuộc bầu cử hiện nay, tỉ lệ tham gia bầu cử của các cử tri gốc Việt sẽ có ảnh hưởng rất quan trọng trong nhiều cuộc tranh cử có các ứng cử viên gốc Việt trong khu vực Little Saigon. Phân tích các kết quả bầu cử trước đây cho thấy, nếu tỉ lệ tham gia bầu cử của các cử tri gốc Việt trong cuộc bầu cử sắp tới được nâng lên đến khoảng 70% thì cơ hội đắc cử của các ứng cử viên gốc Việt đều rất là cao. Nếu việc đó xảy ra, nhiều ưu thế chính trị khác cũng sẽ đến với cộng đồng người Mỹ gốc Việt nếu các định chế chính trị biết được rằng cử tri gốc Việt tham gia đi bầu rất đông.
Trong hoàn cảnh này, việc ghi danh thêm cử tri gốc Việt mặc dầu rất là quan trọng, nhưng có thể không quan trọng hay hiệu quả bằng việc vận động chính người đã ghi danh bầu cử nhớ tham gia bỏ phiếu hay những người đã nhận được phiếu bầu khiếm diện nhớ bỏ phiếu và gởi trở lại Phòng Ghi Danh Bầu Cử trước ngày bầu cử.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.