Hôm nay,  

Chiến Dịch Xóa Sổ Văn Hóa: Sẽ Cấm Xin Xăm, Xem Bói...

27/09/201000:00:00(Xem: 7419)

Chiến Dịch Xóa Sổ Văn Hóa: Sẽ Cấm Xin Xăm, Xem Bói...; Mỹ, Châu Âu đều cho xem bói, nhưng VN sẽ cấm vì sợ ‘phán truyền’...

SAIGON (VB) -- Dân chúng sẽ thấy nhà nước CSVN quyết tâm xóa sổ nhiều hình thức văn hóa dân tộc, và như thế có thể suy đoán là để dọn đường cho dễ đồng hóa với đàn anh Trung Quốc vĩ đại.
Vào dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, khi dân Sài Gòn đi lễ ở Lăng Ông (nơi thờ Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt) có thể là sẽ không còn việc xin xăm nữa...
Tại sao Đảng CSVN căm thù việc xin xăm" Có phải vì  trong các lời giải xin xăm không có câu nào trong hệ “tư tưởng Bác Hồ”"
Thêm nữa, CSVN dịp này cũng sẽ cấm xem bói...
Bản tin trên báo Pháp Luật hôm Chủ Nhật có nhan đề “Xin xăm: Nên cấm hay không"” đã tường thuật về ý kiến xóa sổ xin xăm.
Bản tin  trích như sau:
“Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa đưa ra dự thảo Thông tư Quy định chi tiết các quy định về lễ hội, theo đó xin xăm bị đánh đồng với các hoạt động có tính chất mê tín như: lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin ấn, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng…
Một số ý kiến đồng tình với việc cấm lên đồng, xem bói, xin ấn... nhưng riêng với xin xăm nên cấm hay không còn nhiều ý kiến khác nhau.
GS Ngô Đức Thịnh cho rằng xin xăm (xóc thẻ ở miền Bắc) ở đền, phủ là những điều tốt đẹp. “Tương đương một thẻ có một phiếu giải thích những điều tốt đẹp, không có gì tác hại lớn để phải cấm đoán. Tôi đến Trung Quốc, Nhật Bản đều giữ xin xăm như là nét văn hóa”.
Ngăn trục lợi, không nhất thiết phải cấm
GS Thịnh cũng cho rằng có thể có một số người lợi dụng các hoạt động xin xăm, xóc thẻ… để trục lợi nên luật đưa ra để ngăn chặn những điều này. “Thế nhưng vấn đề ngăn chặn hành vi lợi dụng hoạt động trục lợi khác với việc cấm các hoạt động đó” - GS Thịnh khẳng định...”


Báo Pháp Luật cũng ghi nhận thêm lời bình của TS Đinh Văn Hạnh, Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại TP. Sài Gòn.
Báo này ghi lời Tiến Sĩ Hạnh “cho rằng xin xăm là nét đẹp văn hóa, là cách đem lại niềm tin, an ủi về mặt tinh thần cho mỗi người. Khi đi xin xăm, người xin xăm cũng không phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào lời giải từ xăm. Bên cạnh đó, khi cuộc sống bế tắc thì xin xăm như là phương tiện làm phong phú đời sống tinh thần cá nhân.
Trong tiểu luận về Vấn đề tín ngưỡng dân gian, tác giả Khiêm Cung cho rằng “xin xăm thì khi gặp quẻ xấu thì buồn, phải lo cầu an, giải hạn,… Quẻ tốt thì vui quá, cúng dầu cũng được thôi”. Tác giả Khiêm Cung lý giải sở dĩ có nhiều nơi còn giữ tục xin xăm vì việc xin xăm là tục lệ dân gian từ ngàn xưa và với một số người bình dân thì đây là cái tạo vui vui trong mấy ngày tết. Với nhà chùa “thì đôi khi lấy đó làm phương tiện để độ người sơ cơ đến với Phật pháp”, vì thế giữ xin xăm cũng là tôn trọng tín ngưỡng nhân gian...”
Các báo quốc nội chỉ ghi nhận về các quyết định, nhưng không dám bàn chi tiết về hậu quả, điều có thể thấy là sẽ ảnh hưởng lớn tới kinh tế Việt trong các mùa Tết: nếu cấm xin xăm, số ngưoòi đi lễ đền, lăng, chùa... chắc chắn sẽ giảm rất nhiều. Và như thế, sẽ dây chuyền thiệt hại tới các lĩnh vực kinh doanh về nhang, đèn, lễ hội... Thiệt hại lớn sẽ là các cư dân địa phương
Thế cho nên, các ông từ giữ Lăng Ông Đức Tả Quân cần phải lo sớm: không đưa “tư tưởng Bác Hồ” vào lời bàn xăm là Tết này có thể sẽ bị cấm liền...
Điều thắc mắc: tại sao Mỹ, Pháp, Anh... và tất cả các nước văn minh trên thế giới đều cho xem bói, và cho in sách dạy xem bói, mà nhà nước CSVN lại cấm"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.