Hôm nay,  

Người Ngoài Không Gian

29/04/201000:00:00(Xem: 6556)

Người Ngoài Không Gian

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Tôi vốn thích khoa học hơn các đề tài chính trị và kinh tế, nên đầu tuần này theo dõi tin tức trên Internet tôi chú ý đến lời nhà bác học Anh Stephen Hawking lừng danh thế giới, cảnh cáo: Có thể có những "người ngoài không gian" (aliens), nhưng chúng ta nên tránh tiếp xúc với họ vì hậu quả có thể rất tai hại cho chúng ta. Tại sao vậy" Ông giải thích: Nếu aliens đến thăm chúng ta, hậu quả cũng giống như khi Columbus tìm thấy Mỹ Châu và người bản xứ thời đó mà người ta vẫn thường quen gọi là "mọi da đỏ" nay đã bị biến hóa để trở thành những dân tộc thiểu số. Tóm lại người ngoài không gian chỉ là những kẻ đi tìm đất sống, cũng giống như người da trắng thủa xưa từ Âu châu tìm thấy Mỹ châu và gọi đây là "Tân Thế giới" để khai quang lập nghiệp.
Bi quan quá chăng" Hawking viết: "Theo bộ óc toán học của tôi, sự hiện hữu của hằng hà sa số những người aliens trong vũ trụ là một thực tế hợp lý". Lịch sử nhân loại trong những năm gần đây đã ghi những nỗ lực tìm kiếm và kêu gọi những người aliens đến thăm chúng ta. Năm 1972 và 1973, Mỹ đã phóng vào vũ trụ các phi thuyền thăm dò Pioneer 10 và 11 mang các bản đồng vẽ đúc các hình người nam và nữ trần truồng, đồng thời chỉ cách đi tìm Mặt trời và Địa cầu của chúng ta ở tọa độ nào trong vũ trụ. Đến năm 1977 Mỹ phóng hai phi thuyền không người lái Voyager 1 và 2, mỗi phi thuyền đều mang theo những đĩa đồng mạ vàng ghi âm thanh và hình ảnh Địa cầu. Cái gọi là Trái đất của chúng ta thật quý hóa quá, đem khoe và nhử mồi cho người "aliens" đến chơi cũng đúng thôi. Riêng tôi nghĩ chúng ta không sợ họ bắt chúng ta làm nô lệ và chiếm đất, bởi vì người aliens cũng như loài người của chúng ta đã tiến bộ rất nhiều từ hơn 2 Thế kỷ trước, nhất là aliens đã có một tầng trí tuệ chắc chắn cao hơn cả chúng ta, nạn thực dân, nạn chiếm đất bắt nô lệ, nạn bóc lột tham tàn giữa con người và con người không thể nào tồn tại ngày nay.
Có thật vậy không" Cá nhân tôi không ở từng cao của trí tuệ như các nhà bác học, tôi chỉ là một ký giả bình thường theo dõi tin tức hàng ngày nên bỗng chợt nghĩ đến những vấn đề ngoài khoa học, các diễn biễn trong lãnh vực chính trị và kinh tế ở ngay một siêu cường hiện đứng hàng đầu thế giới là nước Mỹ. Ở đây từ lâu người ta đã biết chính trị và kinh tế là anh em song sinh. Khi nói đến chính trị là thấy kinh tế sồng sộc đi theo hay ngược lại cũng vậy. Từ mấy tháng gần đây người ta đã thấy kinh tế phục hồi, nạn suy thoái đã chấm dứt. Nhưng cũng từ lúc đó lại thấy sự tranh cãi đấu đá giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ mỗi lúc một khốc liệt hơn. Từ đầu năm đã có sự tranh cãi gay go do luật Bảo biểm Y tế, nhưng đảng Dân Chủ đã khôn khéo tìm được một lối đi để biểu quyết chấp thuận và Tổng Thống Obama đã ký ban hành luật.
Và tuần này đến việc canh cãi một đạo luật sặc mùi thơm vàng bạc mà dân Việt Nam thời xưa vẫn mỉa mai gọi là "hơi đồng" (ở đây đồng có nghĩa là đồng đô-la). Đạo luật này có tên là Tu sửa Luật Tài chính, trong đó có dính cả luật lệ hiện nay của hệ thống Chứng khoán Wall Street, tức mạch máu của nền tài chính Mỹ. Vậy gọi là cuộc tổng đại tu kinh-tài cũng đúng thôi. Đây là sự tu sửa quy mô nhất về luật lệ kinh-tài kể từ ngày có nạn Suy thoái năm 1930. Để rút lại cho ngắn gọn, trong bài này tôi dùng chữ "đại tu" cho tiện.


Vào sáng thứ Hai luật đại tu đã được đưa ra thử thách tại Thượng viện. Như đã dự liệu trận đấu hiệp 1 đã không có kết quả vì các thành phần của đảng Cộng Hòa chống đối nên không hội đủ số thăm 60 để được thông qua. Các ông Thượng Nghị Sĩ của đảng Cộng Hòa đã chống để mong đem ra tu sửa lại cho hợp ý các ông. Đặc biệt cuộc đại tu này lại dính đến Wall Street làm mấy ông đại tài chủ bấn xúc xích. Về phía Tổng Thống Obama và đảng Dân Chủ, họ muốn có quy luật chặt chẽ hơn để tránh tái diễn vụ khủng hoảng tài chính trong 2 năm từ 2007 đến 2009. Một số đảng viên Cộng Hòa cũng nhận thấy cần phải đại tu, nhưng nói đạo dự luật do Dân Chủ đưa ra tạo thêm quá nhiều quyền lực cho chính phủ. Nhưng phía Dân Chủ không nản lòng, dự định sẽ liên tục đưa ra dự luật.
Quốc hội Mỹ đều do dân bầu, đó là quyền người dân làm chủ. Thật ra những người dân có hàng tỷ đô-la ở Mỹ có lẽ chỉ có một thiểu số. Nhưng sức mạnh đồng tiền của tỷ phú vẫn có thể huy động được nhiều thế mạnh trong bất cứ nghị trường nào. Thượng nghị sĩ Richard Shelby, lãnh đạo phái đoàn thương lượng của đảng Cộng Hòa nói đảng của ông sẽ giữ vững lập trường để tạm ngưng bỏ thăm, lấy đó làm thế ép đảng Dân Chủ phải lùi bước. Ông nói: "Nếu chúng tôi siết chặt vòng tay trên nghị trường, chúng tôi sẽ tạo được khối lượng khẩn trương làm đối phương phải nhượng bộ".
Nhưng nếu đảng Dân Chủ không hội đủ số thăm để thông qua đạo luật, sự thất bại này cũng chỉ tạm thời. Bởi một lý do rất dễ hiểu và vô cùng quan trọng. Đó là vào tháng 11 năm nay sẽ có cuộc bầu cử trung hạn để bầu Dân biểu và 1\3 Thượng nghị sĩ liên bang. Đa số dân Mỹ kể cả dân thường bậc trung, sẽ nhìn vào thái độ của mấy ông nghị để bỏ thăm. Đặc biệt Thượng nghị sĩ Harry Reid, lãnh đạo Dân Chủ, có thể đưa đạo dự luật ra mỗi ngày liên tiếp.
Riêng chúng tôi thấy cuộc đấu đá này không khác gì hình ảnh nghị trường của Thế kỷ trước. Thế kỷ 20 đã có hai cuộc Đại chiến. Thế chiến II kết thúc mau lẹ nhờ 2 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản. Kinh nghiệm chỉ là một bài học để ghi nhớ chớ không phải một quy luật bắt buộc thời nào cũng phải theo. Ngày nay có nhiều nước có loại bom này, nhất là hai siêu cường Mỹ và Nga có nhiều bom hạt nhân hiện đại nhất. Nhưng cả hai vẫn phải hòa với nhau bởi vì các kho bom nguyên tử của họ có thể tiêu diệt loài người và phá nát Địa Cầu đến 7 lần chớ không phải một lần.
Bây giờ ở nghị trường một nước như nước Mỹ, người ta vẫn dùng những thủ đoạn thời chiến tranh lạnh bóp cổ nhau, kết bè kết phái để bảo vệ quyền lợi riêng của cá thể và phe nhóm, thật đáng buồn. Bây giờ là năm thứ 10 của Thế kỷ 21, hãy từ bỏ những chủ nghĩa học thuyết quá khích lỗi thời tả hay hữu chỉ đưa đến nạn độc tài đảng trị. Hãy nghĩ đến và bảo vệ một yếu tố vô cùng quý giá muôn thuở chẳng thể nào phai. Yếu tố đó giản dị là "con người". Không có yếu tố con người, sẽ không thể có tập thể hay bất cứ nhóm đảng nào trong cuộc sống xã hội văn minh tiên tiến. Nếu quên cái mấu chốt căn bản đó, mọi đảng phái sẽ lạc hậu với thời gian ở bất cứ nuớc nào kể cả ở một siêu cường như nước Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.