Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Di Sản Thủ Hiến Bob Carr Để Lại

12/08/200500:00:00(Xem: 5393)
Quyết định giã từ chính trường thật đột ngột của ông Bob Car, thủ hiến NSW, đã tạo chấn động khắp nước Úc. Mặc dù ông Bob Carr xác quyết, quyết định này chỉ đến với ông vài ngày trước khi ông tuyên bố tại quốc hội hôm Thứ Tư 27/8/05 vừa qua, người ta không khỏi nghĩ rằng, là một chính trị gia lão luyện, có lẽ sau hơn 10 năm làm thủ hiến NSW, ông đã sớm nhận ra thời cơ để ông từ giã chính trường trước khi tình hình trở nên bất lợi.
Sự nghiệp chính trị của ông Bob Carr bắt đầu khi ông và cựu thủ tướng Paul Keating cùng cựu dân biểu liên bang Laurie Brereton trở thành đồng chí mật thiết trong cánh Hữu của tổ chức Young Labor - chi nhánh thanh niên của đảng Lao động. Huyền thoại thời ấy thêu dệt, ba người từng cam kết với nhau, nếu ông Keating thành thủ tướng, ông Brereton sẽ thành thủ hiến NSW và ông Carr sẽ thành ngoại trưởng của Úc. Mặc dầu câu chuyện này vẫn bị cả ba người phủ nhận - và vì thế vẫn bị xem là huyền thoại - nhưng nếu quan sát kỹ sự nghiệp của cả ba người, ta thấy có nhiều điểm có thể chứng minh, đấy chính là kỳ vọng thuở thanh niên của họ.
Mặc dù ông Keating nhảy thẳng vào chính trường liên bang vào năm 1969 và ông Brereton vào chính trường tiểu bang năm 1970, những nỗ lực lúc ấy của ông Carr để vào chính trường - ngang qua Thượng Viện - đều thất bại mãi cho đến năm 1983. Ông đắc cử cuộc tuyển cử bổ sung cho đơn vị Maroubra vào tháng 10 năm 1983 lúc ông Bill Haigh, một cựu bộ trưởng trong chính phủ Wran từ chức. Ai cũng xem rằng đấy là một chỗ dừng chân tạm cho ông Carr để có thể chuẩn bị nhảy vào đơn vị Kingsford Smith. Đến tháng 12/1984, sau cái chết bất ngờ của bộ trưởng tư pháp Paul Landa khiến thủ hiến Wran phải cải tổ nội các thì ông Carr được bổ nhiệm vào chức bộ trưởng Kế hoạch và Môi sinh vì ông là một trong những dân biểu trẻ sáng giá nhất thuộc cánh Hữu của đảng Lao động lúc bấy giờ.
Năm 1986, Thủ hiến Wran rời chính trường sau 10 năm cầm quyền. Ông Brereton toan xung phong nhận lãnh trách nhiệm lãnh tụ nhưng bị Trung ương đảng thuyết phục bỏ ý định này. Gần hai năm sau, chính phủ Lao động dưới sự lãnh đạo của thủ hiến Barrie Unsworth thảm bại dưới tay ông Nick Greiner trong kỳ tổng tuyển cử tháng 3/1988. Bảy bộ trưởng chính phủ thất cử, ba bộ trưởng khác quyết định giã từ chính trường.
Ông Carr trở thành bộ trưởng thâm niên nhất trong số dân biểu Lao động còn tại chức. Mặc dù mang tham vọng nhảy vào chính trường liên bang, nhưng ông Carr đã chấp nhận yêu cầu của Trung Ương Đảng Lao động và nhận chức lãnh tụ đối lập tiểu bang. Ba năm tiếp theo quả là ba năm vất vả khó khăn của ông Carr. Nhưng khi ông Greiner, thủ hiến đảng Tự Do, quyết định tổng tuyển cử năm 1991, thì không ngờ Lao động thắng được 9 ghế, khiến chính phủ Greiner của đảng Tự Do trở thành chính phủ thiểu số (không đủ đa số để tự nắm quyền mà phải dựa vào sự yểm trợ của các dân biểu độc lập).
Khi thủ hiến Greiner phải từ nhiệm vì dính líu vào việc cố dàn xếp một chức vụ trong hàng ngũ công chức thâm niên cho ông Metherell (lúc ấy đã tách ly khỏi chính phủ), hầu có thể giật lại cái ghế của ông cho chính phủ, thì ông John Fahey lên nắm quyền thủ hiến. Chính phủ Fahey giành được quyền tổ chức Thế Vận Hội 2000 về cho Sydney và vì thế giành được sự ủng hộ rất nhiều của cử tri. Thế nhưng, thay vì có thể tổ chức tổng tuyển cử ngay lúc ấy để nắm phần thắng, ông Fahey bị bó tay vì thủ hiến Greiner trước đó đã thông qua đạo luật tước quyền gọi tổng tuyển cử tùy hứng của thủ hiến và ấn định rằng tổng tuyển cử phải được tổ chức mỗi bốn năm.
Cho đến năm 1995 thì sự ủng hộ mà quần chúng dành cho chính phủ Tự Do đã bị giảm sụt thảm hại. Kết quả, trong kỳ tổng tuyển cử năm đó, đảng Lao động chỉ giật được thêm 3 ghế đã giành được chính quyền, và ông Bobb Carr trở thành thủ hiến của NSW.
Trở lại việc kiểm điểm thành quả của thủ hiến Carr trong suốt thời gian kỷ lục hơn 10 năm làm đầu tầu cho tiểu bang đông dân nhất nước Úc, bỉnh bút Ross Gittins của nhật báo Sydney Morning Herald trích dẫn lời cựu thủ hiến Wran - một cây đại thụ của đảng Lao động: “Thành quả lớn nhất của ông ta là liên tục thắng cử”.

Khi được ký giả Mark Colvin của chương trình PM trên đài truyền thanh ABC yêu cầu đưa nhận xét về ông Bob Carr ngay vào chiều thứ Tư 27/7/05, thì cựu thủ hiến Wran nói như sau: “Một thủ hiến rất có khả năng... ông ta mang đến cho tiểu bang một chính phủ vững chãi ổn định (steady stable government)”. Ông Wran cũng đồng thời thừa nhận rằng trong suốt nhiệm kỳ 10 năm của ông Carr “Không có những thay đổi lớn lao trong chính sách. Có rất nhiều chính sách được ban hành”.
Trong bài viết tựa đề "Premier Skills, Ordinary Premier” đăng trên Sydney Morning Herald ngày 28/7/05, cựu thủ hiến Greiner cho biết khi ông Carr nhận chức lãnh tụ đối lập thì ông Greiner nghĩ rằng ông “chỉ là một lãnh tụ đối lập tầm thường, nhưng nếu có cơ hội sẽ là một thủ hiến siêu quần, một người có đầu óc cải tổ (reformer)”. Nhưng sự thật thì “ông ta là một chính trị gia chuyên nghiệp lỗi lạc và một thủ hiến tầm thường”.
Ông Greiner tóm tắt bài báo bằng câu “Nói tóm lại, nhiệm kỳ của ông Carr sẽ được (lịch sử) xem là một thí dụ thật xuất sắc của nghệ thuật làm chính trị tân thời (modern politics), về ưu thế của trình diễn hơn thực hành, về hình thức hơn là thực chất (supremacy of perception over performance, of style over substance).
Công bằng mà nói thì thủ hiến Greiner nhận xét không sai. Trong chức vụ thủ hiến, ông Carr thường chọn lượng hơn là phẩm, chọn sự trường thọ hơn là để lại những di sản rõ rệt cho tiểu bang. Ông có những sự nhận xét nhạy bén về tầm quan trọng của dư luận quần chúng (public opinion) và vì thế có vẻ như sẵn sàng xoa dịu cử tri bằng những giải pháp đơn giản có tính chất tạm thời hơn là lâu dài. Vấn đề trị an xã hội là một thí dụ rõ rệt nhất. So với 10 năm trước thì sĩ số tù nhân tại NSW đã tăng gấp đôi, thế nhưng không có một bằng chứng gì cho thấy việc xây thêm nhà tù, tăng án cho một lô tội khác nhau, bắt nhiều người vào tù có thực sự mang lại một ảnh hưởng nào đến mức độ phạm tội ở NSW cả.
Trách nhiệm tiên quyết nhất của chính phủ ở cấp tiểu bang là cung cấp những dịch vụ cần yếu cho dân chúng: trường học, nhà thương, đường xá, giao thông công cộng (xe lửa, xe buýt), điện lực, thủy cục và những cơ sở công cộng khác. Thế nhưng, mặc dầu tình hình kinh tế của toàn quốc rất khả quan, mặc dù trong nhiều năm qua số thuế thu nhập được từ thuế trị giá gia tăng GST, từ các loại thuế thổ trạch (land taxes), thuế niêm (stamp tduty) mang đến cho chính phủ tiểu bang số thâu hoạch tài chánh cao hơn dự liệu, nhưng tất cả những dịch vụ căn bản nêu trên đều không được chính phủ để ý đầu tư đúng đắn đầy đủ để rồi những cơ sở hạ tầng chẳng những không phát triển mà còn bị suy sụp. Về y tế, bệnh viện bị đóng cửa. Về giao thông thì có tai nạn hỏa xa trầm trọng, xe điện liên tục không chạy đúng theo thời khóa biểu tạo nhiều khó khăn cho dân chúng. Dịch vụ gia cư cho những người có lợi tức thấp bị giảm thiểu. Các dịch vụ cộng đồng không phát triển.v.v...
Về giáo dục, bà Lyndsay Connor, cựu chủ tịch của Hội đồng Yểm Trợ Giáo Dục Công cộng (Public Education Council), nhận xét: “Việc bỏ bê (không tu bổ) trường ốc công cộng cũng như các hạ tầng cơ sở là nguyên nhân trực tiếp đưa đến việc học sinh bỏ trường công theo trường tư”.
Và giáo dục là một trong những vấn đề mà ông Carr hãnh diện cho là thành quả của ông trong 10 năm làm thủ hiến. Ông nói: “Đấy là một chương vững chãi trong lịch sử Úc. Thế Vận Hội. Môi sinh. Các công trình công chánh khổng lồ. Chú tâm vào giáo dục...”
Nhưng công bằng mà nói thì quyền tổ chức Thế Vận Hội là do chính phủ tiền nhiệm giật được. Chính phủ ông Bob Carr thành công trong việc tổ chức nó mà không bị vướng thêm nợ nần, nhưng hiện nay thì có rất nhiều vận động trường xây cho Thế Vận Hội mà bây giờ ít người sử dụng.
Về vấn đề môi sinh, việc ông tạo dựng thêm hơn 300 công viên thiên nhiên quả là một thành quả, nhưng, chính sự lơ là về việc trùng tu và phát triển hệ thống trữ nước, chính sự lơ là về việc nghiên cứu những phương pháp cung cấp nước khác, đã dẫn đến những khó khăn trong việc cung cấp nước cho tiểu bang.
Và sự bất mãn ngày càng tăng của cử tri đối với chính phủ Lao động có lẽ là di sản mà tân thủ hiến Morris Iemma phải thừa hưởng và phải cố cải thiện hầu giúp đảng Lao động tiếp tục nắm chính quyền sau kỳ tổng tuyển cử 2007. Chuyện ông Morris Iemma được trao cho cái bình rượu lễ tẩm độc (poisoned chalice) là một chuyện khác, xin hẹn đến số báo sau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.