Hôm nay,  

Chủ Tịch Quốc Hội Qld Thăm Viếng Hội Cqn/qlvnch/qld - Hưng Việt

14/03/201000:00:00(Xem: 2420)

Chủ Tịch Quốc Hội QLD Thăm Viếng Hội CQN/QLVNCH/QLD - Hưng Việt

MỘT CHÍNH TRỊ GIA CŨNG LÀ MỘT NHÀ NGOẠI GIAO

Có thể nói không quá lời rằng không những là một chính trị gia, ông John Mickel, Chủ Tịch Quốc Hội tiểu bang Queensland, còn là một nhà ngoại giao rất khéo léo.
Trong buổi tiếp xúc vào chiều hôm Chủ Nhật 28/2/2010, với hội viên của Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH/Qld, sau phần tâm tình, giải đáp vài câu hỏi và khi đã thưởng thức xong những món ăn thuần túy Việt Nam do Hội khoản đãi, ông Mickel đã xin được bước vào nhà bếp để đích thân cảm ơn quý vị phu nhân đã tốn nhiều công sức nấu một bửa ăn tuyệt ngon như thế.
Nhưng chưa hết! Sau đó, ông Chủ Tịch Quốc Hội đã bước sang kế bên, nơi Hội có một bàn thờ các vị anh hùng trong Quân Lực VNCH đã tuẫn tiết hy sinh vì quốc gia, dân tộc, và đã chăm chú lắng nghe ông Huỳnh bá Phụng, Chủ Tịch của Hội, giải thích ngắn gọn về tiểu sử của những vị anh hùng này.
Người viết bài đã có nhiều cơ hội tham dự các sinh hoạt của Hội CQN/Qld tại trụ sở này của anh em, nhưng có thể nói ít khi được trông thấy một người khách Úc đã ân cần, thân mật và khéo léo như thế.

BUỔI TIẾP XÚC

Buổi tiếp xúc nói trên bắt nguồn từ cuộc viếng thăm của một phái đoàn Hội CQN/QLVNCH/Qld với ông John Mickel vào ngày 21/1 vừa qua. Cuối buổi gặp gở đó, anh em đã mời ông Mickel đến thăm viếng Hội.
Có khoảng 80 hội viên cùng thân hữu hiện diện lúc ông Mickel đến nơi vào đúng 3 giờ chiều. Sau nghi thức chào quốc kỳ Úc - Việt, ông Huỳnh bá Phụng, Chủ Tịch Hội CQN/Qld, đã ngỏ lời chào mừng và giới thiệu sơ lược về ông Mickel đến anh em.
Phần lớn thì giờ được dành cho ông Mickel tâm tình cùng cử tọa. Ông thuật lại những tiếp xúc đầu tiên của ông với người Việt, dạy các học sinh Việt Nam tỵ nạn vào cuối thập niên 70's, rồi sau đó giúp người Việt tỵ nạn ở Brisbane lo việc giấy tờ xin đoàn tụ gia đình trong vai trò cố vấn cho ông David Beddall (dân biểu Liên bang đơn vị địa phương lúc bấy giờ).
Qua năm tháng, sự tiếp xúc với người Việt giúp ông hiểu chúng ta hơn và từ đó cảm tình cũng nhu sự nể trọng người Việt phát triển trong lòng ông qua sự cần cù, siêng năng và nền văn hóa chú trọng vào mối liên hệ gia đình của chúng tạ
Từ năm 1981, ông đã tích cực việc vận động thân hữu để gây quỹ giúp đỡ cho một cô nhi viện bên Việt Nam, do một dòng nữ tu St. Paul quản trị.

"1998 LÀ CUỘC BẦU CỬ KHÓ KHĂN NHỨT TRONG ĐÒI TÔI"

Bước sang phần trao đổi với cử tọa, chỉ có 2 câu hỏi ngắn gọn nhưng những câu trả lời của ông John Mickel đã một lần nữa, xác định sự tương phản rõ rệt giữa những người công bộc của thể chế Tự Do, Dân Chủ Úc và bên kia là những chủ nô của chế độ độc tài Cộng Sản VN.
Khi trả lời câu hỏi về những thí dụ mà đảng Lao Động của ông đã giúp cho người di dân và tỵ nạn nhiều hơn đảng Đối Lập, ông John Mickel đã bùi ngùi nhắc đến thời điểm 1998 với một cuộc bầu cử mà theo ông là "khó khăn nhứt trong đời tôi".
Ông thuật lại giai thoại một người tỵ nạn Cam Bốt đã mời ông tới một căn nhà để gặp một số đông người Cam Bốt khác. Qua sự thông dịch của một em gái cở tuổi học sinh trung học, họ hỏi ông 2 câu mà ông nhớ mãi. Một, "Lá phiếu bầu của chúng tôi có hoàn toàn được giữ kín không"", và hai "Nếu Pauline Hanson và One Hanson thắng cử, liệu chúng tôi có bị trục xuất về nước hay không""
Nhưng ông Mickel nói, đảng lao Động đã có một quyết định rất quan trọng là không trao đổi phiếu với One nation. Và nhờ vào sự sáng suốt  của cử tri Úc, One Nation đã bị đánh bại và ngọn thủy triều dần dần bị tiêu dạt.

SỰ TRỐN CHẠY CỦA ĐẠI SỨ VIỆT CỘNG

Câu trả lời của ông John Mickel cho câu hỏi thứ hai từ cử tọa đã giúp chúng ta thấy được thêm sự ươn hèn của những tay lãnh đạo trong chế độ Cộng sản.
Khi đề cập đến bức thư mà Hội CQN/Qld đã trao cho ông trong buổi tiếp xúc hồi tháng Giêng về vụ VC đàn áp giáo dân Đồng Chiêm, ông John Mickel cho biết tên Đại sứ Việt Cộng đã xin đình hoản buổi gặp gở với ông vào hôm tháng Hai, do đó ông chưa trao cho hắn ta được.
Nghe ông nói, chúng ta có thể ngầm hiểu, tên Đại sứ VC đã nghe phong phanh về bức thư phản đối của Hội CQN/Qld nên hắn đã cố ý tránh mặt ông Chủ Tịch Quốc Hội Qld. Nhưng anh em quyết tâm chờ xem hắn trốn lánh được đến bao lâu nên đã đồng ý nhờ ông Mickel lưu giữ bức thư và chuyển cho đương sự khi gặp mặt.

MỘT THÀNH CÔNG NGOẠI VẬN QUAN TRỌNG

Buổi tiếp xúc đã chấm đứt với bửa ăn gồm nhiều món ăn thuần túy Việt Nam. Đặc biệt, trong phần sau của buổi sinh hoạt còn có thêm sự góp mặt của ông bà Kym và Carolyn Mayes vì bận việc riêng nên phải đến trễ. Ông Mayes nguyên là cựu Tổng Trưởng giữ nhiều chức vụ khác nhau trong chính phủ tiểu bang Nam Úc. Nay hai ông bà định cư ở Brisbane và làm việc trong ngành giáo dục.
Không khí vui vẻ, cởi mở và thân thiện giữa tất cả những người tham dự cho thấy sáng kiến chủ động này của Hội CQN/QLVNCH/Qld đã mang đến cho Hội một thành công đặc biệt về mặt ngoại vận.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.