Hôm nay,  

Không Được Trợ Giúp, Nhiều Chủ Nhà Phải Bỏ Nhà

11/02/201000:00:00(Xem: 3929)

Không Được Trợ Giúp, Nhiều Chủ Nhà Phải Bỏ Nhà

Vào năm 2006 Benjamin Koellmann đã mua một căn condominium ở Miami Beach. theo tính toán ủa ông thì căn hộ sẽ được bán lại vào năm 2025 hay 2040 với giá của ông ta đã mua.
Ông Koellmann cho biết “cũng có nhiều người bắt đầu có cảm giác sai lầm như chính tôi,”  “ Vậy thì tại sao không để cho ngân hàng sai áp căn nhà đó đi và kiếm một chỗ thuê khác với giá tiền nhẹ hơn"”
Sau 3 năm đắm chìm trong giá trị nhà, sau những cuộc cứu nguy các ngân hàng và làm sống lại hàng triệu đồng tiền thưởng của họ, sau khi chương trình trợ giúp cứu nhà của TT Obama tung ra nhưng chỉ đáp ứng được một số, còn số đông còn lại thì bị thất vọng vì không đủ điều kiện được trợ giúp.
Cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy khi giá trị căn nhà rớt xuống dưới 75% số tiền chủ nhà nợ ngân hàng thì chủ nhà nghỉ đến việc rời bỏ căn nhà, ngya khi cả những chủ nhà này vẫn còn có tiền để trả nợ nhà.
Trong tình hình không tiên liệu trước này của thời kỳ hiện đại, hàng triệu người Hoa Kỳ đã lâm vào tình cảnh này, giải quyết tình cảnh này là một câu hỏi lớn cho ban hành chánh của TT Obama, dường như họ đang tìm kiếm một chính sách cho địa ốc khả dĩ hồi phục lại nền kinh tế.
Phụ tá bộ trưởng ngân khố Herbert M. Allison Jr. cho biết “Chúng tôi cũng chưa tìm ra phương cách giải quyết vấn đề này, mà chúng tôi nghỉ rằng chúng đã xảy ra trên một diện rộng,”
Con số những người dân Hoa Kỳ có trị giá căn nhà nhiều hơn giá trị thực của nó là con số ảo cho đến khi thị trường địa ốc xụp vào năm giửa năm 2006, nhưng cho đến tam cá nguyệt thứ ba của năm 2009 thì ước tính có khoảng 4.5 triệu chủ nhà đã bị khủng hoảng vì giá trị căn nhà của họ rớt xuống dưới 75% số tiền còn nợ lại ngân hàng.
Kết quả là số liệu được tung ra tuần qua cho thấy thị trường địa ốc hơi bị chựng lại. Theo Sam Khater, một kinh tế gia lão thành của First American CoreLogic, công ty vừa mới tiến hành cuộc thăm dò cho biết “ tình cảm mà người ta dành cho căn nhà của họ đang tan chảy ra trong không khí”. Những cư dân mạng nhanh chóng cho biết có 11,000 chủ hộ phức hợp tại Manhattan đã không do dự, hay xấu hổ rời bỏ căn nhà của họ khi mà ngôi nhà, món đầu tư lâu dài của họ đang chìm dần dưới nợ nần.
“Từ đầu tháng 12, tôi đã khuyên khoảng 60 người ra đi,” theo Steve Walsh, một broker về nợ nhà tại Scottsdale, Ariz. “ Những người đã mất hết hi vọng, họ không đủ điều kiện cho modification và đang phải trả nợ cho căn nhà đang cũ dần không còn giá trị.”
Bản thân ông Walsh cũng làm theo lời khuyên của ông ta, vừa mới để cho bất động sản cho thuê của ông ta bị sai áp. Ông nói “Ngày mai trời lại sáng”.
Có sự khác nhau giửa việc để cho căn nhà bị sai áp vì chủ nhà không còn tiền để trả và mục đích để nhà bị sai áp là do muốn để dành tiền, theo thăm dò cho thấy do chủ nhà không muốn bị giam trong căn nhà của mình nên cũng có thể bỏ của.
Theo tính toán của Credit bureau, thì trong năm 2008 có khoảng 17% chủ nhà bỏ đi torng khi hàng tháng trước đó vẫn trả tiền nhà đều đặn, con số tới 588,000 người, số người này đã chọn cách tính toán có chiến thuật.


Một số nhà chuyên viên cho rằng việc bỏ nhà có tính bàn cải hơn là thi hành vì  người ta ghét dọn nhà, con cái họ quen với trường lớp hiện tại, bản thân họ cũng không muốnbỏ qua kỳ trả nào. Những người hoài nghi cho rằng quỷ Dự Trữ Liên Bang đã dùng các dữ liệu lịch sử từ Massachusetts rồi  kết luận rằng có nhiều người bỏ nhà- việc này xảy ra từ năm 1991.
theo Michael S. Barr, phụ tá cho bộ Ngân Khố về tài chánh cho biết “ Một số đông chủ nhà đang có equity là số âm vẫn ở trong nhà họ và vẫn tiếp tục trả tiền,”
Phải mất tới 745 triệu, hơi nhiều hơn món tiền cứu nguy đầu tiên cho ngân hàng để giử cho những con nợ có món nợ nhà nhiều hơn giá trị căn nhà tới nơi họ có thể xoay xở được, theo First America. Sử dụng tiền chính phủ để làm điều đó e là không công bằng đối với những người đóng thuế, ông Bart cho biết, nói cách khác, không làm gì cho những món nợ nhà kiểu đó cũng như khuyến khích chủ nhà bỏ đi, mà đó là cú đánh mạnh vào nền kinh tế mong manh của chúng ta. Ông nói “đây là thời điểm không dễ chút nào”
Bỏ nhà ra đi, còn gọi là “jingle mail” vì khi thông báo việc này chủ nhà chỉ cần bỏ chìa khóa vào phong bì và gởi tới ngân hàng mà họ nợ, để tiến hành việc sai áp nhà, bắt đầu từ vùng đông nam khi dầu bị xụp đổ vào thập niên 1980.
Còn bây giờ thì ngân hàng cho vay thấy hơi lạ khi giá nhà bị rớt khoảng 10%.
Một trưởng văn phòng của ngân hàng Wachovia, một trong những nhà băng cho vay lớn nhất và nhanh chóng nhất đã nói trong cuộc họp vào tháng giêng năm 2008 rằng ngân hàng đã bị bối rối vì những khách hàng có khả năng trả nhưng lại quyết định không trả nợ nhà (Wachovia xụp 9 tháng sau và được Wells Fargo mua lại).
Với giá nhà giảm 30%, thì người nợ nhà lại chia thành hai nhóm. Một nhóm mua nhà đã lâu nhưng lại sử dụng nhà mình như chiếc máy làm ra tiền, và một nhóm nữa mua nhà khi giá đang bốc cao, như ông Koellmann tại Miami Beach.
Lúc đó vào tháng 4 năm 2006, ông Koellmann, mới 23 tuổi. một nhà tham vấn điều hành mới tới Miami. Ông ta đã mua một căn apartment 1 phòng ngủ có giá $215,000, ít hơn nhiều so với giá mà môi giới cho biết ông có thể mua được, ông bỏ cọc 20% và nhận được món nợ cố định từ ngân hàng Countrywide.
4 năm sau đó những căn apartment trong building đó bị bán phát mãi với giá $90,000. Koellmann cho biết với $1,500 tiền trả nợ nhà hàng tháng, ông ta có thể thuê chỗ khác tốt hơn, gần sát biển, có valet parking, phòng tập thể dục và có nhân viên an ninh.
Bỏ đi thì credit mình bị lụi tàn, còn ông ta thì muốn học tiếp cho tốt nghiệp trong trường hợp đó ông khoa trưởng sẽ làm gì khi thấy điểm xấu trong tín dụng của ông ta, điều đó có chống lại ông", còn chủ mới nữa, có nhận ông ta không"
Koellmann nói ‘ Tôi mượn nợ mua tài sản mà không thấy nó vượt quá giá trị,”  “ tôi muốn ngân hàng phải trả cho sai sót đó, sao lại là bản thân tôi"”
Koellmann lại nộp đơn xin modification tại ngân hàng khác nhưng bị từ chối vì họ cho là thu nhập của ông bị giảm, nhưng ngân hàng này gọi trở lại vài tuần sau với chương trình có thêm những điều kiện khe khắt và tiền trả mỗi tháng thì vẫn như trước"
Ông Koemann nói “ đó có thể đó là cơ hội cuối cùng,”
Còn ông Guy D. Cecala, thuộc nhà xuất bản cho tạp chí Insider Mortgage Finance cho biết ông không hề nghe có sự thông cảm nào của ngân hàng cho vay đối với những con nợ đang chìm dần dưới làn nước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.