Hôm nay,  

Giải Vô Địch Bơi Lội Thế Giới

07/08/200500:00:00(Xem: 5714)
Mỹ, Úc Quậy Sóng Nhiều Nhất
Sau một tuần lễ thi đấu, Giải Vô Địch Bơi Lội Thế Giới lần thứ 11 đã kết thúc hôm Chúa Nhật vừa qua tại thành phố Montreal, Canada. Như thường lệ hai năm một lần, cuộc tỷ thí được tổ chức nhằm khẳng định tài năng bơi lội thế giới; thế nhưng, kết qủa của giải năm nay cho thấy, thứ bậc trong môn bơi lội hầu như không có gì thay đổi, điều mà nhiều quan sát viên cho rằng chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Tương tự như tại Thế Vận Hội Athens năm ngoái, hầu hết huy chương đều về tay hai cường quốc bơi lội là Hoa Kỳ và Úc, trong đó các tay bơi Mỹ vẫn đứng đầu, với tổng cộng 39 huy chương, gồm 17 vàng, 15 bạc và 7 đồng; ngay sau đó là đội Úc, với cả thẩy 25 huy chương, gồm 13 vàng, 8 bạc và 4 đồng. Điều đáng nói về giải lần này, tuy Úc đứng thứ nhì; nhưng thành tích cá nhân của đội Úc lại nổi bật hơn đội Mỹ, nhờ tài năng của tay bơi Grant Hackett.
Ngoài Úc và Mỹ là hai đội chính gây sóng gió như bao lần trước, những nước khác không tạo được thành tích nào xuất sắc, ngoại trừ Phi châu lần đầu tiên chứng tỏ là châu lục đang vươn lên về môn bơi lội, cụ thể như Zimbabwe và Nam Phi, mỗi nước đoạt tới hai huy chương vàng, điều chưa từng thấy từ trước tới nay.
Về phần Hòa Lan thì lập thành tích khá khiêm tốn, vì vắng mặt hai tay bơi chính là Pieter van den Hoogenband và Inge de Bruijn. Tuy nhiên, điều mọi người cảm thấy khó hiểu là Trung quốc, nước đang trỗi dậy như một cường quốc về mọi phương diện, kể cả về mặt thể thao, và là nước đăng cai Thế Vận Hội năm 2008, vậy mà đội Trung quốc đã không có gì nổi bật ở Montreal!
Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu sâu những vấn đề vừa nêu, xin được nói qua các tay bơi kỳ cựu nhất của Mỹ và Úc. Sau buổi bế mạc hôm Chúa Nhật vừa qua, trong số vận động viên rời Montreal trở về nước, chắc chắn hành lý của tay bơi người Mỹ, Michael Phelps phải trĩu nặng vì anh thu về tới 5 huy chương vàng trong các cuộc thi 200m sải; 200m bơi hỗn hợp; ba huy chương vàng bơi tiếp sức đồng đội; và huy chương bạc 100m bướm.
Số lượng huy chương vừa nói là thành tích đáng nể, vượt lên trên tất cả mọi tiêu chuẩn, ngoại trừ tiêu chuẩn của riêng cá nhân tay bơi Mỹ này. Tuy nhiên, phải nói rằng tại Giải Vô Địch Bơi Lội Montreal, Phelps còn nhận được một thứ quý giá hơn nhiều: đó là lần đầu tiên, anh hiểu được "sức người, sức ta".
Số là vận động viên này lúc đầu quyết giành tới 8 huy chương ở 8 cuộc thi khác nhau, một ý định khó thực hiện vì Phelps bỏ, không dự tranh các cuộc thi ở cự ly sở trường của anh để đối đầu với những thử thách mới.
Kết qủa, anh vẫn về nhất ở cuộc thi 200m bơi các kiểu và 200m sải; thế nhưng, ở cự ly 400m, Michael Phelps vẫn phải nhường chức vô địch cho tay bơi Úc, Grant Hackett. Bên cạnh đó, ở cuộc thi bơi 100m, Phelps về thứ 7 và trong môn thi 100m bướm, tay bơi người Mỹ này không thể nào vượt qua Ian Crocker, cũng người Mỹ.
Đứng trước thực tế vừa nói, Phelps nhìn nhận rằng, tuy hài lòng với những thắng lợi ở Montreal; thế nhưng, giải vừa qua đã làm anh phải mở mắt, và thảm bại nhận chịu chính là động lực thúc đẩy anh cố gắng hơn trong ba năm tới để lại có được những giây phút vinh quang như anh từng có ở các cự ly bơi khác.
Riêng huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bơi lội Mỹ, ông Dave Salo cho rằng, việc Phelps thử sức như vậy là rất tốt, là quyết định đúng đắn, vì qua đó, Phelps biết được thế mạnh của anh ở đâu. Theo huấn luyện viên Salo, việc Phelps không giành được huy chương trong hai cuộc thi ở cự ly 400m và 100m bơi sải, thực ra lại tạo thành động lực thúc đẩy đội tuyển Hoa Kỳ.
Thực thế, đồng đội của anh hiểu rằng, tất cả mọi thành viên đều phải cố gắng, chứ không thể trông cậy tất cả vào Michael Phelps. Chính vì vậy, tuy Phelps không phải là tay bơi xuất sắc nhất; thế nhưng, vẫn không có gì ngăn cản đội tuyển Mỹ một lần nữa, tái khẳng định vị thế hàng đầu ở Giải Vô Địch Bơi Lội Thế Giới lần thứ 11 ở Montreal vừa qua.
Cũng xin nhắc lại kể từ ngày đoạt luôn một lúc 8 huy chương, trong đó có 6 vàng tại Thế Vận Hội Athens vào năm ngoái tới nay, tay bơi Mỹ 20 tuổi này đã ngụp lặn trong vinh quang tột cùng: anh được mời lái xe đua chạy một vòng, trước khi khai mạc Giải Đua Formula One; thậm chí Phelps còn có chân trong ban giám khảo các cuộc thi hoa hậu. Ngược lại, chỉ vì một lần bị cảnh sát bắt giữ về tội lái xe, khi say rượu, Phelps đã trở thành đề tài cho báo chí đàm tiếu. Hiện nay, anh vẫn là sinh viên đại học và được huấn luyện viên riêng là Bob Bowman dìu dắt.
Trong bóng hào quang của tay bơi người Mỹ ở giải vô địch bơi lội Montreal, người hâm mộ môn thể thao này năm nay, bỗng nhận ra một thanh niên Úc, lâu nay vẫn góp phần vào thành tích của đồng đội; nhưng trong cuộc thi vừa qua, anh đã chính thức đứng ra ngoài bóng tối để chứng tỏ tài năng thực sự của anh: thưa quý vị, đó là Grant Hackett, năm nay 25 tuổi.
Chính huấn luyện viên trưởng đặc trách các tay bơi nam của đội Mỹ, Dave Salo cũng phải có lời đề cao Hackett là vận động viên hội đủ tài năng về bơi lội hiên nay. Bên cạnh đó, huấn luyện viên dìu dắt các tay bơi nữ của đội Mỹ, bà Jack Bauerle gọi "Hackett là người mang lại niềm hứng khởi cho tất cả mọi người".
Qua cuộc tranh tài ở Montreal, Grant Hackett trở thành vận động viên đầu tiên trong lịch sử môn bơi lội, giành huy chương vàng bốn lần liền ở môn thi 1500m bơi tự do. Riêng trong giải năm nay, huy chương vàng cuộc thi 1500m là chiếc thứ ba, sau khi anh giành được hai huy chương vàng ở hai cuộc thi 400m và 800m. Không những thế, anh còn xuất sắc phá kỷ lục thế giới cự ly 800m mà tay bơi Úc, Ian Thorpe đã lập từ năm 2000 đến nay.

Hơn nữa, Hackett cũng trở thành người đầu tiên đoạt bẩy huy chương vàng cá nhân tại các giải bơi lội thế giới, phá vỡ kỷ lục cũ là 6 huy chương vàng do anh, cùng vận động viên Mỹ, Michael Phelps và tay bơi Úc, Ian Thorpe nắm giữ. Với thành tích này, Hackett đã vượt qua cả Phelps để trở thành nam vận động viên xuất sắc nhất giải vô địch bơi lội ở Montreal.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy một mình Grant Hackett không thể nào đủ sức nâng đội Úc lên cao hơn đội Mỹ, một đội tuyển mà số huy chương vàng đoạt được, không những nhờ tài năng của các vận động viên kỳ cựu có kỷ lục thế giới, như Michael Phelps, Aaron Peirsol, Brendan Hansen, và Ian Crocket, mà còn nhờ công sức của những khuôn mặt mới ra mắt giải năm nay.
Điển hình như Jessica Hardy, người lập kỷ lục thế giới trong số 9 kỷ lục thế giới tại giải Montreal. Bên cạnh đó, Katie Hoff, năm nay 16 tuổi, một trong những ngôi sao mới của đội Mỹ, được 3 huy chương vàng, trong đó có một huy chương từ cuộc thi 400m bơi hỗn hợp, mà người về nhì là Kirsty Coventry, tay bơi Zimbabwe, được huy chương bạc.
Nói thêm về Kirsty Coventry, với hai huy chương vàng và hai huy chương bạc đoạt được ở Montreal, cô gái Phi Châu đã được tuyên dương nữ vận động viên xuất sắc nhất giải, bên cạnh nam vận động viên xuất sắc, là tay bơi Úc, Grant Hackett.
Thế nói về các thành viên trẻ của đội tuyển Úc, một nữ sinh Úc 17 tuổi, trước nay chưa ai nghe tiếng, là Danni Miatke cũng phải ngỡ ngàng, khi cô về nhất trong cuộc thi 50m bướm. Các tay bơi nữ khác của Úc, trong đó có Jodie Henry, Libby Lenton, Leisel Jones cũng mang về cho đất nước tới 8 trong số 13 huy chương vàng. Cần nên biết, đội tuyển Úc vừa qua còn cho trình làng hai tay bơi đang lên là Jade Edmistone và Matt Welsh.
Nhìn vào bảng tổng sắp huy chương tại giải vô địch bơi lội Montreal vừa qua, đội tuyển Hoa Kỳ vẫn là đội đứng đầu, với 17 huy chương vàng trong tổng số 39 huy chương. Đây là số huy chương nhiều nhất mà đội Mỹ giành được trong các giải vô địch bơi lội thế giới, tính từ năm 1982 tới nay.
Tuy nhiên, không thể nói khác hơn, Hoa Kỳ và Úc vẫn là hai đối thủ ngang ngửa trên đường bơi quốc tế, bỏ xa những nước còn lại như Trung quốc, cộng hòa Nga, Canada, Pháp, Ba Lan, Nam Phi, Zimbabwe, v.. v...
Cụ thể như trong môn thi bơi 1500m sải, nếu năm nay là lần thứ tư, kình ngư Úc Grant Hacket lại giành huy chương vàng, thì theo sát ngay sau anh vẫn là vận động Mỹ L. Jensen. Với thành phần vận động viên trẻ đang lên ở cả hai đội, cuộc so tài giữa Úc và Mỹ về môn bơi lội có vẻ còn tiếp diễn trong một thời gian nữa; chứ chưa phải đã hết.
Trong khi hai đội tuyển Mỹ-Úc tiếp tục gây sóng gió trên đường đua xanh, điều làm nhiều người phải đặt câu hỏi là đội tuyển Trung quốc đã không tạo được tiếng vang nào trong giải vô địch bơi lội thế giới ở Montreal, Canada, với tổng cộng 17 huy chương, gồm 5 vàng, 5 bạc và 7 đồng: một kết qủa nhiều người cho rằng, khá khiêm nhường, so với thực lực của Trung quốc hiện nay về môn bơi lội.
Huấn luyện viên trưởng đội tuyển Mỹ, Dave Salo cho biết, các thành viên đội ông cũng có ý ngóng xem các tay bơi Trung quốc sẽ làm gì ở Montreal, nhất là vào lúc Bắc Kinh đang ráo riết chuẩn bị mở màn Thế Vận Hội năm 2008. Thế nhưng, hầu hết các vận động viên Mỹ đều không ngờ thành tích của Trung quốc lại quá thấp.
Đứng trước sự kiện này, huấn luyện viên Salo tự hỏi, phải chăng Trung quốc không muốn đưa những kiện tướng bơi lội đến Montreal, vì ông biết rõ cũng như đã từng tận mắt chứng kiến năng lực thi đấu của một số tay bơi Trung quốc. Tất cả đều khác hẳn với những gì Trung quốc vừa chứng tỏ cho thế giới thấy ở Montreal.
Huấn luyện viên bơi lội Mỹ, ông Salo lấy làm ngạc nhiên là Trung quốc có vẻ không thực sự để tâm đến giải bơi lội ở Montreal. Ông dự đoán, biết đâu Bắc Kinh đang đặt nặng ưu tiên hơn hết vào Thế Vận Hội.
Tuy nhiên, theo nhận định của nữ huấn luyện viên bơi lội đội tuyển Mỹ, bà Jack Bauerle, khó mà biết được Trung quốc đang đặt ưu tiên hàng đầu vào môn thể thao nào. Bà cho hay, phía Hoa Kỳ hiện mong muốn có thể thẩm định khả năng đội Trung quốc để có thể chuẩn bị đầy đủ, trước khi bước vào thao trường Thế Vận.
Cũng xin nhắc lại những năm 1990, đội tuyển bơi lội Trung quốc từng mang tai tiếng vì một loạt các vụ vận động viên Trung quốc bị phát hiện dùng thuốc kích thích, điển hình như tại Á Vận Hội năm 1994, 7 tay bơi Trung quốc bị khám thấy có chất kích thích trong người. Hậu quả là đến Thế Vận Hội Atlanta năm 1996 tại Hoa Kỳ, Trung quốc chỉ giành được độc nhất một huy chương vàng về môn bơi lội.
Tuy nhiên, tình trạng suy thoái chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Đến năm 1998, các tay bơi nữ Trung quốc lại phục hồi vị thế hàng đầu; thế nhưng, đội tuyển bơi lội Trung quốc lại lâm tình trạng khủng hoảng tại giải vô địch bơi lội thế giới tổ chức ở Perth, thủ phủ tiểu bang Tây Úc vào tháng Tư, năm 2002, khi 2 vận động viên bị phát hiện dùng thuốc kích thích.
Trong bối cảnh giải vô địch bơi lội vừa diễn ra ở Montreal, chủ tịch cơ quan đặc trách phòng chống dùng thuốc kích thích trong thể thao, Dick Pound cho biết, cơ quan ông sẽ hợp tác với Trung quốc để ngăn ngừa tái diễn những vụ tai tiếng từng làm bẽ mặt ngành thể thao Trung quốc, nhất là vào lúc Thế Vận Hội sắp diễn ra tại Bắc Kinh vào năm 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.