Hôm nay,  

Nghệ Thuật Ăn Cướp Thời Hiện Đại

29/07/200500:00:00(Xem: 5415)
Vào một buổi sáng, tôi không còn nhớ cách đây mấy tháng, khi còn ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật, có mấy ông vận đồng phục xanh, hăng hái gõ cửa nhà tôi, đó là mấy ông thợ điện của nhà nước. Hai nhà hàng xóm hai bên nhà tôi cũng mở toang cửa để đón tiếp "người nhà nước". Các ông thợ điện này trình bày rất ngắn gọn rằng: "Chúng tôi đến thay đồng hồ điện". Tôi cứ ớ ra vì cái đồng hồ điện của nhà tôi trước kia được gắn ngoài đầu cầu thang, trong một cái hộp chung với vài chục gia đình ở tầng lầu 1. Thế rồi qua bao cuộc thăng trầm, có nhà xin mang đồng hồ vào trong nhà để dễ kiểm soát số điện hàng ngày cho hợp với túi tiền tiêu dùng. Nếu dùng nhiều điện quá thì cuối tháng phải bớt chi tiêu cái này cái kia cho phù hợp với đồng lương. Nhà nào cần "di dời" như thế phải trả công cho ông nhà đèn vài trăm ngàn. Còn nhà nào không cần thì cứ để đó. Căn nhà trên chung cư tôi ở là của mấy người em con ông chú ruột cho thuê lại, nhưng thực ra là cho ở nhờ vì ông anh mới "ủ tờ" về làm gì có tiền. Giá thuê rẻ mạt, gọi là có tí tiền thuê, "giữ thể diện" cho ông anh đỡ tủi thân "phải đi ở nhờ" mà thôi. Nhưng công tơ điện vẫn để ngoài đầu cầu thang, chưa mang vào trong nhà. Tôi cũng cứ để vậy với dăm bảy gia đình khác cho yên chuyện.
Nhưng năm ngoái, lại chính "ông điện lực" của thành phố cho người đến mang hết công tơ vào trong nhà từng gia đình, khỏi trả tiền, để cho dễ kiểm soát hay cho "thống nhất" gì đó... tôi không rõ. Thứ công dân hạng ba, hạng tư như tôi, chẳng cần biết làm gì ý định của nhà nước. Bảo sao hay vậy, mang công tơ vào thì cứ mang, tôi có mất gì đâu, chỉ cần chỉ chỗ cho mấy ông thợ lắp công tơ là được rồi. Mà không chỉ chỗ thì các ông ấy tự kiếm lấy, muốn lắp đặt chỗ nào trong nhà cũng được. Miễn là họ làm xong việc của mình. Lịch sự thì mời nhau ly nước ngọt để mấy ổng làm ăn đàng hoàng hơn. Công tơ cũ mang đến chỗ mới, chạy vẫn bình thường, không có gì khác lạ. Hàng tháng đóng tiền điện vẫn như xưa, không có gì trở ngại.
Thế mà đùng một cái, mới vài tháng, lại thay công tơ mới. Cái hộp của nó trắng phau trông cũng khá đẹp, không đến nỗi đen đủi như cái cũ. Mấy chú thợ điện giới thiệu một cách rất hùng hồn rằng: "Đây là công tơ điện tử Singapore mới toanh, chạy đúng hơn cái cũ". Tôi cũng nghĩ thế nên tán thêm: "Tất nhiên, điện tử thì phải chính xác hơn là cái chắc rồi. Ở thời đại mình sướng thật, tiện nghi phục vụ con người tối đa". Nhưng tôi cũng không quên hỏi một câu hỏi mà người dân nào cũng cần biết: "Thế có phải đóng tiền không""
Anh thợ già hơn, có vẻ là trưởng toán, vui vẻ và hãnh diện trả lời:
- Không! Cái này là của nhà đèn thôi bác ạ.
Tôi gật đầu sái cổ để bày tỏ sự "an tâm" của mình. Cứ không phải đóng tiền là dân mê rồi. Ở cái chung cư toàn dân lao động này, cũng đã khối thứ tiền phải nộp, hết vệ sinh đến dân phòng, hết dân phòng đến ủng hộ bão lụt, ủng hộ người nghèo, lâu lâu lại có người chết xin đóng góp "tùy tâm", cánh già thì có hội phụ lão đến mời tham gia, đóng tí tiền hàng năm, mua báo hàng tháng mà toàn thứ tin không có gì cần phải xem. Đọc một lần là lần sau hết dám đọc, nhưng vẫn cứ phải nhận rồi để đó, có khi phải nhét vào chỗ khác cho đỡ chật cái bàn. Nhưng là phụ lão cũng oai lắm chứ. Thỉnh thoảng được mời đi họp tổ ở nhà ông già nào đó, nghe thuyết trình linh tinh, mai mốt ông ấy chết lại có tí đóng góp cho ra vẻ "tình làng nghĩa xóm". Tình làng nghĩa xóm ở cùng chung cư mà có khi chẳng biết mặt nhau, chẳng cần biết anh làm cái gì. Trừ những cô hàng xóm, người giúp việc, thì cái gì cũng biết, chuyện gì cũng kháo râm ran. Thôi thì mặc họ. Ở chung cư là phải chấp nhận mọi sự phiền toái như thế.
Lại nói đến cái điện kế điện tử mới được lắp cho cả cái lầu 1 chung cư này. Tôi không để ý xem có phải họ mắc cho cả cái chung cư này hay không. Nếu mắc hết thì phải vài trăm cái. Mọi người như hoàn toàn yên tâm với cái thứ được gọi là điện tử mới này, chẳng ai dám nghi nghờ điều gì. Cứ cho rằng ông nhà nước điện lực tiến bộ theo kịp thời đại văn minh kỹ thuật số. Ở đây và ở tất cả những xóm lao động khác, điện nước, điện thoại đều được gọi chung là "ông nhà nước" vì làm gì có hãng tư nào đâu. Cứ cái gì không có hãng tư nhân cung cấp đều được coi là "ông nhà nước" hết. Ngay cả báo chí, cũng không có báo của bất kỳ doanh nhân hay công ty tư nhân nào nên cũng được coi là "ông nhà nước", chỉ khác có cái tên. Điều đó hoàn toàn đúng. Ti vi phát thanh gì cũng vậy. Cứ là "người nhà nước" tuốt hết.
Cho nên khi được thay đồng hồ điện kế điện tử, nói trắng ra, anh có muốn hay không thì người ta thay vẫn cứ thay, anh không chịu thì cúp điện, anh trả tiền chậm cũng cúp điện, anh kiện tụng lôi thôi cũng cúp điện cái đã rồi nói chuyện khiếu nại sau... Anh có mà kiện củ khoai. Anh mua điện ở đâu" Ở thành phố mà không có điện thì chẳng khác nào cụt tay cụt chân, chẳng làm ăn gì được, cái nồi cơm điện lại mất việc là cả nhà cơm hàng cháo chợ ngay. Thế nên, người dân rất sợ oai quyền mấy cái anh độc quyền này. Họ phán gì là phải nghe, phải theo. Hơn mười năm ở chung cư, tôi chưa từng thấy nhà nào kiện tụng gì mấy cái công ty độc quyền đó cả, có chăng chỉ thấy người đi nhờ vả, chạy chọt cái này cái kia mà thôi. Dân lao động VN vốn hiền lành, chân chất, không thích lôi thôi và cũng không hiểu nhiều luật lệ nên có bị chơi ép một tí thì đành "ngậm bồ hòn làm ngọt" cho qua đi để yên tâm làm ăn. Thế cho nên ở miền Nam lâu ngày tôi khoái nhất câu: "Thôi, bỏ đi Tám".
Thiết bị kiểm tra điện kế điện tử tại VN không đánh giá được một số chỉ tiêu của điện kế.

Anh Tám bị lừa
Thế nhưng những ngày gần đây, dư luận lại râm ran về chuyện cái điện kế điện tử chạy nhanh hơn bình thường, có khi nhanh gấp hai, gấp ba, gấp mười lần. Những người dân ở chung cư nháo nhác hỏi nhau: "Đồng hồ điện nhà bác có sao không"" Người nói có, kẻ nói không, có ông lại nói tôi cũng chẳng để ý, nhà đèn đưa giấy sao thì nộp vậy. Riêng tôi thì chui về vùng quê ở, thỉnh thoảng mới về Sài Gòn vài ngày nên chưa có dịp "kiểm soát" lại cái công tơ điện tử ở nhà mình. Vả lại mỗi tháng chỉ dùng vài ngày và buổi tối nhờ người hàng xóm sang trông nhà giùm, chỉ thắp có một ngọn đèn và một cái quạt máy nên trả vài chục ngàn không để ý làm gì, thật ra nếu có thấy nó chạy nhanh hơn cũng không dám kêu ca vì sợ mất lòng người hàng xóm có lòng tốt coi nhà giùm mình. Nhưng rồi vì tò mò, có buổi tối tôi ngồi buồn ngắm cái đồng hồ điện tử, chỉ thấy nó nháy nháy liên tục. Trước kia nó đâu có biết nháy, nó cư im như thóc, lặng lẽ nhảy số điện kế nên không thấy... đau bụng như bây giờ. Có lẽ chính vì cái sự nó nháy như thế gây cho mình cái cảm nghĩ sót ruột, dùng điện ít đi. Phải chăng đó cũng là biện pháp mà nhà nước đang kêu gọi tiết kiệm điện" Như vậy cũng tốt chứ sao.
Một chuyện ly kỳ: khi cúp cầu dao nhưng bút điện tử vẫn sáng chói khi chạm vào các thiết bị điện trong nhà.
Tuy thế, dư luận vẫn cứ "bức xúc" về chuyện công tơ điện hiện đại bây giờ thành... hại điện. Ngày càng có nhiều người dân kêu ca về chuyện tiền điện cứ "hồn nhiên" tăng, phản ứng của một số xí nghiệp còn mạnh hơn nữa và người ta đã chứng minh được những "sai số" gia tăng rất rõ rệt với những cái đồng hồ điện tử mới đó. Nói cho rõ hơn là người dân phải trả thêm một số tiền khá lớn. Có xí nghiệp còn tuyên bố "ngưng luôn sản xuất vì tiền điện quá cao". Rồi cú xăng dầu tăng giá vừa qua còn làm họ điêu đứng hơn. Việc tăng giá bất ngờ để đề phòng bọn con buôn bất lương đầu cơ, làm người dân không có thì giờ chuẩn bị cho cái "phương án" tiết kiệm chi tiêu của mình.
Nói chuyện với những người hàng xóm mới thấy rõ đời sống của họ mỗi lúc một khó khăn hơn. Vậy mà khi biết được cái đồng hồ điện tử được thông báo làm ở Singapore lại sản xuất ở Phú Nhuận làm họ chưng hửng. Cứ tưởng rằng bọn buôn gian bán lận ngoài thị trường mới có cái kiểu "made Hồng Kông bên hông Chợ Lớn" chứ ông nhà đèn của nhà nước cũng lại học tập được cái kiểu buôn gian bán lận, cải biên đi một tí cho nó hiện đại hơn "made Singapore ra lò Phú Nhuận," thì đúng là anh Tám bị lừa cú này khá nặng. Mà xét ra cái nguyên nhân đó lại là do chính những vị quan chức cỡ lớn cũ và mới của ông nhà đèn "phát minh" ra. Muốn "bỏ đi Tám" cũng không được. Nó ảnh hưởng tới đời sống trước mắt của họ. Nhiều nhà "bị" hay "được" mắc công tơ mới cứ thắc thỏm lo âu, không biết rõ nó có sai số gia tăng không, cứ cuối tháng mới biết được, chứ có ai biết đo đếm thế nào đâu. Cho nên niềm nghi hoặc cứ tràn lan mà vì là dân lao động, xài điện không nhiều nên cứ để cái "bức xúc" ấy nhảy múa trong lòng, họ hồi hộp chờ đợi xem những chỗ khác như thế nào rồi mới tính.
Cho đến khi biết được cái công ty sản xuất ra cái gọi là "điện kế điện tử" chỉ gói gọn trong một đại gia đình, người ta mới vỡ lẽ ra tại sao lại cần thay cái công tơ mới, trong khi cái công tơ cũ chẳng có tội tình gì. Phải làm thế mới có ăn, chứ để cái cũ thì ăn bằng gì. Hầu như bây giờ, trong cái thời đại đổi mới này, người có quyền hành đều muốn "đổi mới" ráo cả, tốt xấu gì cũng đổi. Vẽ ra để đổi, có đổi mới kiếm chác được. Đó là cái "triết lý" người ta thường thấy ở hầu hết mọi nơi, mọi lúc. Xây nhà, làm đường, giấy tờ nhà đất, quy hoạch, mua xe công, mua sắm đủ thứ vật liệu cho nhà máy rồi trùm mền... cái gì cũng phải "đổi" mới "ăn" được. Thế gọi là "đổi mới".
Anh Tám tưởng bở, được nhà nước ưu ái gắn cho cái công tơ thời hiện đại, hóa ra anh Tám bị lừa. Nó mang cái mới vào nhà anh để hàng tháng nó móc túi anh như mang con "siêu vi" vào nhà anh để đục khoét cơ thể anh từ từ. Nếu không khám phá ra là cuộc đời anh Tám ngày càng thê thảm hơn. Sự nhẫn tâm ấy quả là một tính toán kinh khủng. Nhân danh nhà nước, ép dân vào cái thế bắt buộc phải xì tiền mồ hôi nước mắt ra đóng góp cho cái túi tham không đáy của các quan. Đồng tiền xương máu đó chảy vào chỗ nào" Có bao giờ bạn thấy đồng tiền nhơ bẩn chảy xuôi chưa" Nó chỉ chạy ngược từ dưới lên, từ trái sang phải chứ không bao giờ chảy xuống.


Nghệ thuật tinh vi của một công ty một nhà... quan
Xin tóm tắt sự hình thành một công ty độc quyền... kiểu nhà quan: Bắt đầu từ Công ty Vinh Thuận ra đời (ngày 7-4-2003) số lượng hàng hóa mua vào của Công ty Quang Trung đều tập trung từ một số công ty cung ứng như Công ty Vinh Thuận, Công ty Linkton (Linkton Singapore Pte. Ltd), Steve International.
Các thành viên sáng lập Vinh Thuận bao gồm Trần Công Bảo - con ông Trần Công Điền; Lê Minh Vũ - con ông Lê Văn Hoành, phó giám đốc kinh doanh Công ty Điện lực Thành phố (CTĐL TP); ông Đàm Quốc Trung - "cán bộ" của CTĐL TP và Lưu Vinh Tử - một người chuyên làm hàng nhựa. Trên các hồ sơ kế toán mà Công ty Vinh Thuận thể hiện thì dường như công ty này được sinh ra chỉ để phục vụ ba khách hàng chính là Công ty Quang Trung, CTĐL TP và... Linkton Vina. Không chỉ bán hàng cho CTĐL TP, Quang Trung còn là nhà cung cấp vật tư, thiết bị ngành điện cho các điện lực trực thuộc CTĐL TP như Điện lực Sài Gòn, Điện lực Thủ Thiêm, Điện lực Tân Phú và điện lực các tỉnh như các công ty điện lực Đồng Nai, Hà Nội, Sóc Trăng, An Giang, Bình Dương...
Trong ba năm gần đây chỉ riêng các gói thầu mua sắm vật tư thiết bị dùng trong công tác gắn điện kế cho khách hàng; mua sắm vật tư thiết bị cho công trình vốn kế hoạch cơ bản, gắn mới và thay bảo trì điện kế; cung cấp CB 2 cực 32A, hộp bảo vệ điện kế, đầu cosse ép đồng bọc nhựa... của CTĐL TP thì Quán Quân đã ký trên dưới 20 hợp đồng với tổng trị giá gần 71 tỉ đồng. Đặc biệt, doanh thu cả năm 2004 của Quán Quân chỉ đạt 56 tỉ đồng, thế mà trong năm tháng đầu năm 2005 con số này đã vọt lên 57 tỉ đồng, trong đó có đến gần 44 tỉ đồng là từ các hợp đồng với CTĐL TP.
Hai công ty Vinh Thuận và Khoa Huân có cùng thành viên sáng lập là Lê Minh Vũ cũng đã từng ký kết các hợp đồng có giá trị với CTĐL TP.
Mối liên hệ quyền lợi chằng chịt giữa các "công ty một nhà" đã thể hiện rõ qua các hợp đồng mua bán giữa năm công ty. Và điều quan trọng ai cũng thấy đó là sự giao thương chặt chẽ giữa một số vị trong Ban Giám đốc CTĐL TP với các công ty này. Hậu quả đầu tiên là 260.000 nhà dân đang phải điêu đứng với những điện kế điện tử ra đời không rõ nguồn gốc.
Thử hỏi trong những năm qua, số tiền mà cái "đại công ty một nhà" đó được lời trên nước mắt người dân lên đến bao nhiều tỉ đồng"
Tất nhiên khi công ty có lời thì ngành điện cũng có thành tích là "doanh thu" cũng cứ tăng lên. Đứng về mặt nhà nước thuần túy, thì đó là điều được chấp nhận, với một "thành tích" đáng "biểu dương", đáng khích lệ và nếu cần thì tặng vài cái bằng khen làm gương cho những công ty khác của nhà nước đang làm ăn thua lỗ. Về mặt "tình cảm" thì không lẽ công ty không "biết điều" mà chi ra những khoản "bồi dưỡng" xứng đáng cho các "đàn anh", thù tiếp liên hoan tưng bừng mừng thắng lợi với vài ba em cẳng dài được coi là nhân viên "ưu tú" của xí nghiệp. Loại này không hề thiếu tại nhiều cơ quan, xí nghiệp, coi như những chuyên viên tiếp tân, ngoại giao, tiếp thị...
Không thể chối cãi
Sự gian lận của công ty một nhà này đã quá rõ, tưởng không còn gì phải bàn khi khám phá ra hàng mẫu mang đi chào hàng để nhận thầu khác hẳn hàng gắn cho nhà dân.
Phân tích của các chuyên viên cho biết: Điện kế điện tử mang đi dự thầu có công suất 20A, loại gắn cho người dân chỉ có 10A. Nghĩa là chỉ cần sử dụng một máy nước nóng (15A) điện kế đã quá tải. Và khách hàng cũng khó kiểm tra việc sử dụng điện vì phải dùng đến 1.000W mới nhảy được một số, còn điện kế dự thầu chỉ cần 10W đã nhảy một số.
Từ phát hiện có sự khác biệt giữa hai mẫu điện kế điện tử (ĐKĐT) của Linkton mang đi dự thầu và điện kế gắn tại nhà dân, các kỹ sư điện phân tích các thông số thể hiện trên hai điện kế.
Một kỹ sư điện công tác lâu năm trong ngành cho biết với mẫu ĐKĐT đấu thầu, công suất là 20 (80) ampe (viết tắt là A). Điều này thể hiện công suất tối đa của ĐKĐT là 20A và chấp nhận cho quá tải trong một thời gian ngắn lên đến 80A. Công suất này tương đương với loại điện kế cơ mà khách hàng đang sử dụng. Trong khi đó, ĐKĐT gắn cho các nhà dân sử dụng hiện nay công suất là 10 (40) A, chỉ bằng ½ của ĐKĐT dự thầu.
Kỹ sư điện này dẫn chứng với công suất 10 (40) A, khách hàng chỉ cần sử dụng một máy nước nóng (15A) thì ĐKĐT đã bị quá tải, dẫn đến bị mất nguồn. Vì vậy khách hàng không thể sử dụng các thiết bị điện trong gia đình cùng một lúc. Nếu khách hàng muốn sử dụng ĐKĐT công suất lớn hơn chỉ có thể đăng ký sử dụng ĐKĐT 3 pha và tất nhiên là chi phí tốn kém hơn nhiều.
Một điểm khác biệt giữa hai ĐKĐT là chỉ số hiển thị trên điện kế dự thầu có đến tám chỉ số và có hiển thị hai số lẻ. Trong khi đó ĐKĐT gắn cho dân chỉ hiển thị năm chữ số và không có số lẻ. Một kỹ sư điện đang công tác tại UBND quận 2 giải thích: ĐKĐT hiển thị số lẻ càng nhiều thì mức độ đo đếm càng chính xác.
Theo một nguồn tin khác, ĐKĐT chào thầu có hằng số là 800imp/kWh nhưng ĐKĐT gắn cho khách hàng là 1.600imp/kWh. Tuy nhiên yếu tố này vẫn được những người có trách nhiệm cho qua. Nguồn tin này cho biết hằng số điện kế nhỏ hơn thì điện kế sẽ đếm chậm, độ chính xác cao hơn. Nếu hằng số lớn (thực tế là gấp đôi) thì điện kế sẽ đếm nhanh hơn, sai sót nhiều hơn. Điều đáng ngạc nhiên là ĐKĐT mẫu tham dự thầu hiện nay đã "mất tích".
Những kiểu phù phép cho thấy ở thời đại điện tử này, mọi mánh lới gian lận ngày càng "khôn ngoan" hơn. Lợi dụng sự độc quyền, lợi dụng quyền lực, nhân danh nhà nước, nhân danh kinh tế thị trường làm lợi cho nhà nước, nhân danh tập thể, tha hồ bóp cổ dân bằng mọi cách, mọi kiểu. Đúng là kiểu ăn cướp thời hiện đại chứ không phải ăn cắp vặt nữa.

Vậy mà vẫn cứ cửa quyền
Trong khi vụ Điện kế điện tử (ĐKĐT) với những sai phạm như tôi đã tường trình thì ở một số nơi ngành điện vẫn hành xử theo kiểu độc quyền đối với các khách hàng có sự khiếu nại về việc tiền điện tăng một cách bất thường.
Một chứng cớ điển hình: trong những ngày vừa qua, Ông Nguyễn Chánh Đức (số 471B Lê Văn Sỹ, P.2, quận Tân Bình, TP Sài Gòn) cho biết Điện lực Tân Bình thay ĐKĐT vào cuối tháng 5-2005. Các tháng trước khi còn sử dụng điện kế cũ, tiền điện cao nhất cũng chỉ gần 800.000 đồng. Nhưng sang kỳ 7 (tháng sáu) vừa qua tiền điện tăng vọt lên hơn 8 triệu đồng (gấp 10 lần so với những tháng trước đó).
Chỉ mới gắn ĐKĐT hơn một tháng nhưng chỉ số điện kế hiện lên 1.858kWh, tức mỗi ngày hộ ông Đức sử dụng trên 50kWh điện. Khi mang thông báo đóng tiền điện đến cho ông, ngay cả nhân viên của Điện lực Tân Bình cũng tỏ ra ngạc nhiên. Và sau đó chính nhân viên này đề nghị được mang hóa đơn trở về điện lực để điều chỉnh lại.
Ông Đức cho biết không biết điện lực có điều chỉnh hay không nhưng đến ngày 24-6, ông nhận được thông báo của ngành điện và cử hai nhân viên xuống cắt điện. Thông báo còn đề nghị sau khi thanh toán hết tiền thì Điện lực Tân Bình mới cung cấp điện trở lại, và khách hàng phải chịu chi phí đóng cắt điện là 23.000 đồng. Thấy ông Đức phản ứng, nhân viên ra về. Đến ngày 7-7, Điện lực Tân Bình lại ra thông báo ngưng cung cấp điện lần thứ hai. Hai nhân viên của điện lực xông vào đòi cắt điện. Ông Đức tiếp tục phản ứng và hai nhân viên lại thôi.
Không chỉ ông Đức mà nhà số 471 Lê Văn Sỹ bên cạnh ông cũng gặp tình trạng tương tự. ĐKĐT của nhà này thay cùng đợt với gia đình ông Đức. Các tháng trước đó tiền điện chỉ khoảng 430.000-780.000 đồng thì đột nhiên tháng vừa qua tăng lên 7,9 triệu đồng. Tiếp sau đó gia đình ông cũng nhận được thông báo ngưng cấp điện. Sợ bị cắt điện, gia đình ông gửi đơn khiếu nại đến Điện lực Tân Bình. Theo qui định, khiếu nại của khách hàng phải giải quyết trong vòng ba ngày nhưng đến nay gần nửa tháng vẫn chưa thấy giải quyết ra sao.
Nhiều khách hàng khác trong khu vực phường 2, Tân Bình cũng lo ngại: không rõ chất lượng ĐKĐT gắn cho khách hàng tại khu vực này ra sao mà tiền điện tăng đến 10 lần.
Có "đổi, có "mới" thì mới "có ăn"
Ngay cả hai ông "alô" của nhà nước cũng đang cãi nhau chí chóe về cái sự độc quyền này. Giữa ông "a lô" của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông VN (VNPT) với ông "a lô" Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel) đứng ra làm kinh tế cũng hục hặc vì không chịu nổi sự độc quyền. Một đằng cậy có hạ tầng cơ sở từ muôn đời xưa để lại nào là nhà cửa đất đai, kỹ thuật hiện đại đã chơi ép ông "a lô" nhà binh, cho phát triển để rồi đóng cửa làm cho đường truyền bế tắc, gây trở ngại cho khách hàng. Ông nhà binh thì khuyến mãi giá "bèo" để lôi kéo khách hàng làm ông Bưu điện nhà nước mất khách.
Có nhìn vào sự giảm giá cạnh tranh này mới thấy lẽ ra tiền điện thoại và internet có thể giảm giá từ lâu rồi, giảm giá mà vẫn lời to, vậy mà ông Tổng công ty Bưu chính viễn thông vẫn cứ để cái giá trên trời, dân cứ è cổ ra trả, các doanh nghiệp than phiền giá điện thoại ở VN là đắt nhất trong khu vực. Tại sao Vietel hạ giá được mà ông Bưu chính viễn thông không giảm được" Chỉ đến khi cần cạnh tranh mới "xuất chiêu" giảm giá, khuyến mãi tưng bừng" Chỉ chết anh tiêu dùng. Tóm lại "anh Tám" vẫn cứ bị lừa, bị chơi ép đến cháy túi mà đành cắn răng chịu.
Nhưng suy cho cùng thì cả hai ông "a lô" đều là của nhà nước, đều "làm giàu cho nhà nước," vậy hục hặc nhau làm gì" Ông nào có lời thì cũng chảy về một mối. Trừ khi nó chảy về nhiều mối khác nhau.
Một xã hội không có cạnh tranh rộng rãi thì không bao giờ người dân được hưởng đúng giá trị hàng hóa kể cả về tinh thần và vật chất. Đã đến lúc người dân đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình, chưa kể đến việc khi gia nhập WTO, buộc phải có những ràng buộc về tự do kinh doanh và nhiều thứ tự do khác. Nhưng xin các quan đừng "đổi mới" theo cái kiểu có "đổi", có "mới" thì mới "có ăn" thì may cho dân đen chúng tôi quá!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.