Hôm nay,  

Tạp Ghi: Ông Đại Sứ

02/08/200900:00:00(Xem: 2934)

Tạp ghi: Ông Đại Sứ – Huy Phương

Tôi xin nhắc lại một câu chuyện cũ. Cuối năm 1966, chúng tôi một nhóm sĩ quan đủ bốn vùng chiến thuật trình diện Tổng Cục Quân Huấn để đi Mỹ học những khóa tu nghiệp ngắn hạn. Trong lời dặn dò của một sĩ quan điều hành, tôi còn nhớ câu nói của ông: “Ra ngọai quốc, các anh cố giữ gìn, luôn luôn coi mình là một ông đại sứ nhỏ, vì người ta sẽ đánh giá đất nước mình qua lời nói và hành động của chính các anh”. Câu nói của vị sĩ quan này hoàn toàn đúng, chỉ tiếc rằng chúng tôi làm không đúng để trở thành một người đại diện xứng đáng cho đất nước của mình. Có ông đại sứ đi dạo phố phần trên mặc nguyên một cái áo tiểu lễ bốn túi, còn gắn hai chữ Việt Nam bên vai trái, phần dưới mang một cái quần dân sự, vì chúng ta quá nghèo, khi đi ra nước ngoài chính phủ không may nổi cho được một bộ vest tươm tất. Có ông đại sứ “con sâu làm rầu bát canh” vào siêu thị cầm nhầm hàng hóa phải hồi hương sớm trước khi mãn khóa học. Chúng ta cũng không thiếu những ông đại sứ buôn lịch ở truồng, đại sứ tượng Chàm, nếu chúng ta quan niệm rằng mỗi người đi ra nước ngoài là một ông đại sứ.
Hồi trước, chúng ta thường nghe câu nói: “Được làm vua, thua làm đại sứ”. Ở  nhiều quốc gia, tòa đại sứ là nơi để tổng thống trả ơn, nhưng cũng ở dưới nhiều chế độ, người ta đày một người nào đó đi làm đại sứ cho “khuất mắt”. Cả hai loại đại sứ này, không ai cần phải cố gắng để làm vẻ vang cho dân tộc, một bên là người ơn của tổng thống, một đằng kẻ thù của tổng thống, họ đều làm tròn nhiệm vụ của một công chức chứ không phải là một sứ thần cho quốc gia mà họ đại diện.
Làm đại sứ khó thật, chẳng thế mà có tên đại sứ lớn, bắt ốc mò sò đến nỗi mất cả thể diện quốc gia. Những ông bà đại sứ nhỏ thì buôn lậu, ăn cắp hàng siêu thị, tống tiền đồng bào ngay tại cơ sở ngoại giao Nhật, buôn sừng tê giác như ở Phi châu, nhân danh làm việc cho chính phủ nhận hối lộ công khai như vụ in tiền ở Úc. Có những ông đại sứ nhỏ du học sang đây thì quen thói “phóng uế ngoài bồn cầu” như ý kiến tiết lộ của  một đồng bào làm cái job dọn vệ sinh trong các trường college đã lâu năm: “Trước đây, tình trạng phóng uế ngoài bồn cầu không xảy ra nhưng kể từ khi du học sinh Việt nam sang đây đông hơn xưa thì tình trạng kể trên thường xuyên.” Như vậy mỗi khi chúng ta ra ngoại quốc, dù đọc diễn văn trước hội đồng LHQ hay bước vào nhà cầu một mình thì cũng phải hành xử sao cho ra giống người Việt Nam có tới “bốn nghìn năm văn hiến” để người ta khỏi chửi đến dân tộc mình.                  
Nguyễn Linh Tùng, con một viên chức cao cấp ngành ngoại giao của Việt Nam, một sinh viên du học tại Angola (Phi châu) cũng “thực tập” làm đại sứ, đã buôn lậu hai chiếc sừng tê giác trị giá khoảng 200 ngàn đô la về Việt Nam và đã bị bắt tại phi trường Nội Bài vào tháng 10 năm 2004.


Một loại ông bà “đại sứ nhỏ” gần với đại sứ lớn, như Trần Mạnh, Vũ Mộc Anh ở Đại sứ quán Nam Phi là những người đầu tiên liên quan tới việc buôn bán sừng tê giác. Ông Mạnh, hiện vẫn đang ở Pretoria, được tin là lập ra hẳn một công ty mang tên Newtato S.A. và dùng quan hệ đặc biệt để trợ giúp việc buôn lậu sừng tê giác. Vợ của ông Mạnh, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cũng được nguồn tin ở Nam Phi nói là có trong đường dây vận chuyển sừng và tiền mặt về Việt Nam. Nhà của hai ông bà Mạnh, Thủy tại Pretoria được cho là một trong những điểm chứa sừng tê giác trước khi chúng được chuyển đi tiếp. Ông tham tán ngoại giao này cũng bị cáo buộc tiếp tục sử dụng hộ chiếu ngoại giao để có thể mang hàng hóa ra khỏi Nam Phi sau khi ông đã không còn làm ở Đại sứ quán. Với vụ bà Vũ Mộc Anh bị triệu về nước mới đây, như thế hai năm qua đã có một bí thư thứ nhất và một tham tán của Việt Nam phải rời nhiệm sở ngoại giao vì liên quan tới chuyện tê giác.
Một nguồn tin từ Nam Phi cũng nói nhân viên sứ quán Việt Nam tại Nam Phi có hành vi có thể coi là buôn người khi đưa những thanh niên sang Pretoria để từ đó làm chân sai vặt trong đường dây buôn lậu. Cái loại làm những công việc ngoại giao, đại diện cho một quốc gia mà còn không biết xẩu hổ khi người ta nói đến quốc gia mình, dân tộc mình như vậy, nói gì đến người dân thường.
Nhìn người đôi khi chúng ta phải nhìn lại mình. Dân tộc, giống nòi là trường tồn, chế độ là giai đoạn. Chúng ta chối bỏ chế độ Cộng Sản sang đây với căn cước tỵ nạn, nhưng chúng ta vẫn là người Việt Nam, vẫn phải làm những ông đại sứ nhỏ để người ta khỏi chê bai đến người Việt Nam. Các bạn cứ nhìn phong cách của “đồng hương” đi tour thì thấy rõ. Buổi sáng lên xe ai đã vào chỗ đó, nhưng sau khi đi thăm một địa điểm nào đó, trở lên xe thì những ông bà “đại sứ” không bao giờ chịu trở về chỗ cũ ban sáng mà cứ tự nhiên chiếm chỗ của người khác. Trong các rạp chớp bóng, định len vào hàng ghế nào có người Việt thì y như bị “ngáng chân” vì lý do “ghế này đã có người ngồi rồi, đang đi hút thuốc, đi đái hay đi mua bắp rang...” Đi đạp lên chân người khác thì ông đại sứ lấy quyền miễn tố, chẳng muốn hé miệng xin lỗi. Ngoài phố, ở chỗ đường ra, được người nhường cho xe đi, thì mặt cứ vênh lên, coi như được “đặc miễn ngoại giao” không thèm có một cái vẫy tay cám ơn cho nó ra con người văn minh. Đi máy bay khi chưa ngừng hẳn, động cơ chưa tắt thì quý ông bà đại sứ của chúng ta đã nhao nhao đứng cả lên. Ở những khu phố chợ, thì quý vị đại sứ hay có thói quen vứt cái xe đi chợ sau đít xe người khác, còn chuyện trở ngại cho ai họ không cần biết. Những chuyện thường ngày như đi trễ, xả rác, ồn ào lúc đi nghe ca nhạc, chuyện trò lớn tiếng lúc có người đang nói chuyện trên bục diễn đàn trong các buổi hội họp là những chuyện mà nhiều ông bà đại sứ của chúng ta vẫn hay làm.
Dưới đôi mắt quan sát của chúng ta, hằng ngày chúng ta đã nghĩ xấu, nghĩ tốt gì về người Đại Hàn, người Ấn Độ, người Tàu... đang sống trên đất Mỹ, thì chúng ta cũng bị đặt dưới tầm quan sát của những người khác thuộc nhiều chủng tộc đang sống ở đây. Đừng nghĩ lầm rằng họ nhìn nhận chúng ta là người Mỹ vì chúng ta có quốc tịch Mỹ, giọng nói lưu loát như Mỹ, học vị cao hơn Mỹ hay nghề nghiệp tốt mà nhiều người Mỹ cũng mơ ước. Không, họ biết, và họ gọi chúng ta là người... Việt Nam, thưa quý Ông, Bà “Đại Sứ!”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam/VN Photography Club sẽ tổ chức một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật "Ánh sáng và sắc màu" tại Little Saigon, Nam Cali. Buổi triển lãm sẽ diễn ra hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 7 và 8 tháng 12 năm 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Hội trường nhật báo Người Việt
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.