Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Vực Thẳm Cho Những Lãnh Tụ Tương Lai Của Đảng Tự Do

27/07/200900:00:00(Xem: 2353)

Thời sự nước Úc: Vực Thẳm cho những lãnh tụ tương lai của đảng Tự Do - Hoàng Đ.Thư

Thông thường khi quốc hội Úc tạm ngưng nhóm họp trong mùa Đông thì các bỉnh bút chuyên phân tích tình hình chính trường Úc cũng gác bút vì không có đề tài. Thế nhưng, mùa Đông năm nay, trước sự èo uột của ông Malcolm Turnbull trong vai trò lãnh tụ đối lập thì tuy quốc hội đã nghỉ nhưng không ít nhà báo vẫn tiếp tục viết về tình hình chính trường Úc, đặc biệt là về vận mệnh của ông Turnbull cùng phe đối lập liên bang. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài nhận định của tác giả Peter van Onselen trên nhật báo The Australian số ra ngày 15/7/09 vừa qua, tựa đề Edge Of Oblivion - Bên Bờ Vực Thẳm – bàn về những nguy cơ mà các lãnh tụ triển vọng của đảng này đang phải đối diện.

*

Ngay cả những người sáng giá nhất, nhiều triển vọng nhất, lãnh đạo đảng Tự Do liên bang, trong kỳ tổng tuyển cử tới, cũng có nguy cơ bị thất bại. Như vậy, ai sẽ là thủ tướng kế tiếp thuộc đảng Tự Do" Người ta phải chờ đợi bao lâu nữa thì mới biết được câu trả lời cho câu hỏi này" Trong nội bộ đảng Tự Do tại quốc hội liên bang hiện nay, nhiều người cho rằng quyền lãnh đạo của ông Turnbull đã chết rục từ lâu. Tuy vậy, những người này vẫn nghĩ rằng ông sẽ tiếp tục nắm giữ chức lãnh tụ và lèo lái đảng này trong kỳ tổng tuyển cử tới bởi vì hiện nay họ không còn một sự lựa chọn nào khác vì không có một ai khác để thay thế ông. Dĩ nhiên họ vẫn hy vọng, vì chính trường quả thật rất khó để người ta tiên đoán trước kết quả, bởi vì chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Tuy nhiên, không một ai thực sự cho rằng ông Turnbull sẽ đắc thắng cả. Thật tình mà nói thì nỗi e ngại của rất nhiều dân biểu thuộc đảng Tự Do là một sự thảm bại nặng nề có thể biến đội ngũ dân biểu ở quốc hội liên bang hiện nay thành một nhóm nhỏ bé, yếu ớt không khác gì những đội ngũ Tự do cấp tiểu bang trên toàn nước Úc vốn đã liên tục thất bại trong 23 kỳ bầu cử tiểu bang và lãnh thổ, mãi cho đến khi ông Colin Barnett thắng cử một cách sít sao ở Tây Úc vào năm 2008 vừa qua mới thôi vận đen ấy.
Khi đảng Lao Động thất cử năm 1996 thì cả thủ tướng Kevin Rudd lẫn phó thủ tướng Julia Gillard đều chưa bước vào quốc hội Úc. Đấy là một điểm đáng nghiền ngẫm. Cả hai người đều chỉ giành được ghế dân biểu trong kỳ tổng tuyển cử năm 1998.
Có thể nào, trong số 55 dân biểu liên bang đương nhiệm của đảng Tự Do sẽ không một ai trở thành thủ tướng" Nếu đấy là một ý nghĩ ngoài sức tưởng tượng, hoặc quá thê thảm để cho những dân biểu Tự Do liên bang nghĩ đến, thì ít nhất họ cần phải suy gẫm xem kẻ nào trong số những dân biểu thuộc thế hệ trẻ hơn hiện ở hàng ghế trước (frontbenchers) có thể được xem là một người sẽ lãnh đạo đảng này trong tương lai.
Hai người thường xuyên được nhắc đến có thể thay thế cho ông Turnbull ngay sau kỳ tổng tuyển cử tới đây là Joe Hockey và Tony Abbott. Nếu ông Turnbull thất cử, hai ông này sẽ kèn cựa trong một cuộc chiến sống mái, và cuộc tranh giành thế lực giữa những người thuộc phe trung dung và những người thuộc cánh thủ cựu sẽ xảy ra, để rồi sau đó ai thắng trận sẽ định hướng chính sách cho đảng Tự Do trong nhiều năm sau đó.
Một cuộc tranh giành như thế cũng sẽ dữ dằn không kém vụ tranh chấp giữa hai ông John Howard và Andrew Peacock trong thập niên 1980. Có lẽ hai ông Hockey và Abbott sẽ tranh nhau tí lợi nhuận cỏn con từ ghế đối lập: cơ hội để lãnh đạo một đảng chánh trong thời gian đảng này bị lạc vào vùng hoang dã như các ông Kim Beazley, Simon Crean và Mark Latham của đảng Lao động đã từng thay phiên nhau làm trong hơn một thập niên liền.
Ở tuổi 51, ông Abbott có thể phải ngồi ở ghế đối lập trong khoảng thời gian lẽ ra phải là những năm tháng tốt đẹp nhất của đời ông tại quốc hội. Trong khi đó, ông Hockey chỉ mới có 43 tuổi và vì thế, ở một vị trí tốt hơn để có thể tồn tại được cho đến giai đoạn mà phe đối lập liên đảng nắm chính quyền. Thế nhưng, ông có nhiều nguy cơ bị trầy trụa nặng nề từ những cuộc giao tranh quá sớm với ông Abbott, bởi vì ông Abbott chắc chắn sẽ được sự yểm trợ từ các ông bự của cánh thủ cựu hiện nay, như TNS Nick Minchin và TNS Eric Abetz.
Trong vai trò phát ngôn nhân đối lập về kinh tế ông Hockey đã đương nhiên là một trong những người có ưu tiên để tranh quyền lãnh tụ. Trong cuộc thăm dò dân ý gần đây nhất của Newspoll, thì tuy đây là lần đầu tiên tên ông được nêu lên trong số những người được cử tri tín nhiệm vào chức lãnh tụ đảng Tự  Do, ông đã giành được sự tín nhiệm cao hơn cả ông Turnbull. Chuyện này sẽ khiến cho ông trở thành một trong những đề tài chính trong bất kỳ một cuộc thảo luận, bàn tán nào về vai trò lãnh tụ.
Ngoài hai ông Abbot và Hockey ra, còn bốn người khác cũng có thể tranh giành chức lãnh tụ và cả bốn người này đều đủ trẻ để âm thầm chờ thời và tạo thêm tên tuổi cho mình trước khi nhảy ra tranh quyền. Họ là Peter Dutton, 38; Christopher Pyne, 41; Michael Keenan, 37; và Tony Smith, 42.  Vấn nạn của đảng Tự Do là trong số bốn ông này, chỉ có Tony Smith chắc chắn sẽ giữ được ghế của mình trong kỳ tổng tuyển cử tới. Đơn vị Casey của ông ở Victoria không bấp bênh, và đảng Tự Do đã giữ chặt đơn vị này từ những năm đầu của thập niên 1980 đến nay. Ba vị dân biểu còn lại đều thấp thỏm ngồi trên những cái ghế với tỷ lệ thắng chỉ có vỏn vẹn dưới 1%.
Nếu phe bảo thủ mà mất đi bất kỳ người nào trong số ba ông dân biểu này thì quả thật đó là một thảm nạn cho họ, đừng nói gì tới việc mất cả ba ông. Khi cựu tổng trưởng thời ông Howard là ông Malbrough bị hất văng khỏi đơn vị Longman năm 2007 đã là một sự mất mát lớn lao cho phe bảo thủ. Lẽ ra ông sẽ là một người khả dĩ thế chỗ ông Turnbull sau khi uy tín của ông Turnbull bị tổn thương trầm trọng từ vụ Ozcar.  Cựu thủ tướng Howard rất thích ông Brough, lúc ấy đứng mũi chịu sào cho việc can thiệp vào nếp sống của người thổ dân ở Lãnh Thổ Bắc Úc. Trong bài diễn văn chấp nhận thua cuộc, ông Howard đã đặc biệt than vãn về chuyện ông Brough bị thất cử.
Theo cuộc thăm dò mới đây nhất của Newspoll thì sự tín nhiệm dành cho phe liên đảng, chỉ nằm ở mức 45%, sụt giảm mất 2,3% so với kết quả của cuộc tổng tuyển cử 2007. Nếu tình hình không cải thiện hơn thì ông Dutton, dân biểu của đơn vị Dickson ở Queensland, ông Pyne, đơn vị Sturt ở Nam Úc và ông Keenan, đơn vị Stirling ở Tây Úc, sẽ rất có thể bị thất cử. Ông Rudd lúc ấy sẽ thành công trong việc triệt tiêu toàn bộ giới lãnh đạo tương lai của đảng Tự Do trong cùng một lúc và qua đó tạo ra một khoảng trống đáng kể cho phe bảo thủ.
Chúng ta có thể đoan chắc rằng các quân sư kế hoạch của  đảng Lao Động sẽ chuyên chú vào ba đơn vị này qua những cuộc viếng thăm của các tổng trưởng liên bang, qua việc dồn tiền vào quỹ vận động tranh cử cũng như gia tăng mức độ yểm trợ của đảng cho những ứng viên được chọn.
Người đầu tiên trong bộ tam đầu chế lãnh tụ tương lai hiện có nguy cơ bị mất ghế là ông Dutton. Ông này đã được để ý đến khi ông đánh bại bà Kernot – cựu lãnh tụ đảng Dân Chủ nhưng bỏ đảng sang đầu quân dưới trướng Lao Động – để giành ghế Dickson năm 2001. Đến kỳ tổng tuyển cử sau đó thì ông đã biến đơn vị này thành đơn vị của chính ông với khoảng cách là 10%.
Thế nhưng, trong chiến thắng vũ bão của ông Rudd năm 2007 thì phe liên đảng bị thua sút nặng nề ở Queensland và ông Dutton chỉ nắm giữ được cái ghế của mình bằng vỏn vẹn 217 lá phiếu sau nhiều ngày phải đếm xuống đến những lá phiếu được gởi qua bưu điện. Đơn vị của ông bây giờ là đơn vị duy nhất thuộc về đảng Tự do trên toàn khu vực ngoại ô miền Bắc Brisbane và ông bị bao vây tứ phía bởi các đơn vị thuộc về Lao  động.


Là một cựu cảnh sát viên với gần 10 năm kinh nghiệm chính trường, ông Dutton có sự thông hiểu về quần chúng mà đại đa số những dân biểu thuộc đảng Tự Do không có. Ông cũng là  một người rất rành rẽ đòn phép chính trường. Với văn bằng cử nhân thương mại, ông nhanh chóng được ông John Howard đặc biệt thăng thưởng sau khi bước vào quốc hội.
Như ông Howard, ông Dutton xuất thân từ gia đình tiểu thương. Năm 2004 ông trở thành bộ trưởng và năm 2006 thì ông lại được đặc cách thăng vào chức vụ thứ trưởng kinh tế (assistant treasurer). Nếu sau này ông trở thành lãnh tụ thì kinh nghiệm từ việc ông là một thành viên non trẻ trong đội ngũ kinh tế của thời John Howard có thể sẽ là một điểm sáng để các thầy vẽ (political spin doctors) tha hồ vẽ vời.
Ông Howard đánh giá ông Dutton như một nhà lãnh tụ lý tưởng có thể đánh bại ông Rudd khi cái vòng luân hồi của chính trường bắt đầu quay lại.
Việc ông Dutton là người từ Queensland có thể sẽ có lợi cho ông trong tương lai khi là lãnh tụ đối lập tranh cử với ông Rudd. Tuy nhiên, trong tương lai gần thì Queensland là một tiểu bang khá nguy hiểm để làm đại bản doanh. Thứ Sáu 24/7/09, bản thảo việc tái phân phối các đơn vị bầu cử sẽ được công bố. Nếu đến lúc ấy mà tỷ lệ bách phân thắng của ông Dutton vẫn không tốt hơn thì có lẽ ông cần phải đổi sang đơn vị khác để cứu vãn cho tương lai chính trị của mình. Đây là một điều hơi khó khăn cho ông, đặc biệt là trong nội bộ tân đảng Tự Do Quốc Gia. Thế nhưng với uy tín và khả năng lãnh đạo của ông được đánh giá cao như thế, nếu đảng Tự Do muốn có được nhiều sự chọn lựa cho tương lai, họ cần phải chăm sóc cho ông Dutton.
Ông Pyne có lẽ là người được nhiều người biết đến nhất trong số bốn người khả dĩ làm lãnh tụ trong tương lai. Trong vai trò đốc công của phe đối lập (manager of opposition business ) tại hạ viện, người ta thường thấy ông bước lên bục đặt câu hỏi trong thời gian tranh luận tại quốc hội. Khi ông Turnbull được bầu làm lãnh tụ thì ông Pyne, người chủ động vận động giúp ông và đồng thời là dõng sĩ của phe trung dung, được thăng thưởng vào nội các đối lập. Chuyện này đã khiến không ít người thuộc cánh thủ cựu bất mãn.
Tại tiểu bang nhà của ông là Nam Úc thì đã từ lâu ông Pyne vẫn chiến đấu cam go chống lại các ông Minchin và Alex Downer để giành quyền kiểm soát chi bộ đảng tại đấy. Ông là một ủng hộ viên lâu đời của ông Peter Costello cho đến khi ông Costello tuyên bố có dự định rút chân khỏi chính trường ngay sau khi đảng Tự Do thất cử. Khi ấy, ông Pyne dồn hết lòng trung thành của mình vào ông Turnbull. Thế nhưng ông Pyne cũng vô cùng thực tế về khả năng thắng cử của ông Turnbull trong kỳ tổng tuyển cử tới đây, đặc biệt là từ sau những tổn thất mà ông Turnbull phải nhận lãnh từ vụ Ozcar. Nhiều nguồn tin thân cận của ông Pyne cho biết ông có dự định thu gọn sự chú tâm vào đơn vị Sturt để bảo đảm rằng ông sẽ không đánh mất 856 lá phiếu mà đảng Lao Động cần thắng được để hất cẳng ông ra khỏi quốc hội.
Ông Pyen là một người có thể sống sót tại chính trường sau khi bước vào quốc hội năm 1993 lúc mới lên 25 tuổi và vừa làm luật sư không bao lâu. Tuy vậy, trong suốt 11 năm mà phe liên đang nắm chính quyền thì ông Pyne không hề được ông Howard nhìn nhõi tới, nếu không nói là cố dìm tài. Mặc dù ông từng là bộ trưởng đối lập trước khi phe liên đang giành chánh quyền năm 1996 nhưng ông đã bị vất chỏng cheo ở hàng ghế bạch đinh mãi cho đến năm 2003 khi ông được đưa vào hàng ngũ bí thư quốc hội (parliamentary secretary), chức vụ thấp kém nhất của những người thuộc hàng ghế trước.
Ông Howard bỏ ông một xó ở cấp này trong suốt bốn năm và rồi sau đó chế thêm chức thứ trưởng (assistant minister) để ngăn cản người dân biểu có tài nhưng thuộc phe ôn hòa này không thực hiện được giấc mộng làm bộ trưởng.
Nhưng cuối cùng thì những sự từ chức của qua nhiều bộ trưởng đã buộc ông Howard phải trao cho ông Pyne cái nhiệm vụ bộ trưởng thấp kém nhất là chăm sóc lão niên (aged care) trong những ngày tháng cuối cùng của thời đại Howard. Ông Pyne chỉ ngồi ở ghế bộ trường mới hơn 6 tháng thì đến lúc tổng tuyển cử.
Một người bạn của ông Pyne thuật lại rằng ông Pyne xem việc John Howard từ chối không thăng thưởng cho ông là một việc cá nhân. Người bạn này nói: “Christopher thường nói “cái thằng già khốn nạn (the old bastard) nghĩ rằng nó có thể ngồi tại vị lâu hơn tớ nhưng nó không thể nào làm thế được. Một ngày nào đó thì nó sẽ phải về hưu và tớ vẫn sẽ còn đây”. Chính trị luôn là niềm hoài vọng của anh ấy”.
Thế nhưng, nếu đảng Tự Do không có tiến triển khả quan đối với cử tri thì ông Pyne cũng chỉ ngồi thêm được vỏn vẹn một nhiệm kỳ sau khi ông Howard ra đi.
Còn ông Keenan thì chỉ bước vào quốc hội từ năm 2004 khi ông giành được ghế Stirling từ đảng Lao động. Đơn vị của ông có cả một lịch sử chuyên lật tới, lật lui giữa hai đảng lớn, và thường thay đổi mỗi hai nhiệm kỳ. Ông Keenan, bây giờ là phát ngôn nhân đối lập về quan hệ lao tư, sẽ cố thắng thêm một nhiệm kỳ thứ ba.
Năm 2007 ông đã đánh bại ngôi sao tân tuyển của đảng Lao động là cựu sĩ quan biệt kích SAS Peter Tinley để giữ được ghế Stirling với tỷ lệ thắng là hơn 1%. Cuộc tái phân phối đơn vị gần đây không thay đổi tỷ lệ này bao nhiêu. Điều này có nghĩa ông sẽ gặp vô vàn khó khăn khi cố giữ vững ghế bấp bênh trong tư thế đối lập. Ông Keenan là một người thông minh, sáng dạ, đã từng học bằng cao học về quan hệ quốc tế tại đại học Cambridge và những người thuộc đảng Tự do ở Tây Úc hiện đang đặt nhiều hy vọng vào ông, đặc biệt là kể từ sau khi người đồng hương Tây Úc của ông là bà Julie Bishop bị tụt dốc.
Chuyện này được phản ảnh thật rõ rệt qua phong cách mà ông Keenan có thể vận động gây quỹ. Thế nhưng, sự thăng chức nhanh chóng dưới quyền lãnh đạo của ông Turnbull có nghĩa là bây giờ ông phải chia thời gian vào hai việc: tấn công bà Gillard cùng đạo luật lao tư Fair Work Act của bà và gặp gỡ, bắt tay những người dân địa phương, cử tri trong đơn vị bấp bênh của mình. Những người ủng hộ ông lo ngại rằng trước tình hình chính trị hiện nay ông khó thể nào chu toàn cả hai công tác. Một người bạn đồng viện đồng đảng của ông nói: “Howard quả thật rất được lòng dân ở Tây Úc. Chúng tôi giành được 11 trong tổng số 15 ghế ở đây trong kỳ tổng tuyển cử vừa qua, mặc dù chúng tôi bị thất cử. Michael cần phải cẩn thận cho chính mình”.
Đảng Tự Do phải gặp vận xấu lắm thì mới mất cả ba người có triển vọng lãnh tụ cùng một lúc để chỉ còn một mình ông Tony Smith như một sự lựa chọn khác ngoài hai ông Hockey và Abbott. Tuy vậy, chuyện này cũng là một nguy cơ khá rõ rệt.
Nếu ông Smith trở thành vị thủ tướng Tự Do kế tiếp thì quả thật, đó là điều trớ trêu lý thú của lịch sử. Ông là nhân viên văn phòng trung thành của ông Costello trong suốt một thập niên trước khi bước vào quốc hội năm 2001. Ông Costello không bao giờ trở thành thủ tướng thế nhưng người được xem là cánh tay mặt của ông vẫn còn nhiều triển vọng.
Trong khi đó thì hiện nay, người ta nhận ra rằng, có lẽ phe bảo thủ trong đảng Tự Do đang mộng du giữa ban ngày, nhắm mắt bước mò thẳng đến bờ vực thẳm của sự tàn lụi, và hậu quả của việc này sẽ là những lãnh tụ tương lai của đảng Tự do bị thảm bại ngay tại đơn vị bầu cử địa phương của họ.
Vì thế, công tác quan trọng nhất của bất kỳ ai lãnh đạo đảng Tự do trong kỳ tổng tuyển cử tới là cố thủ không để những tài năng quan trọng cần thiết cho tương lai của đảng bị thất cử.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.