Hôm nay,  

Thuế Vụ Và Tiền Trợ Cấp Nuôi Con

16/10/200800:00:00(Xem: 17796)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Thúy Chi - IRS/SPEC/www.irs.gov

 

1. Tiền trợ cấp nuôi con (child support) có phải là nguồn lợi tức phải đóng thuế hay không" Nếu một người phải trả tiền trợ cấp nuôi con, người này có thể khai để trừ thuế hay không"

 

Tiền trợ cấp nuôi con không phải là lợi tức phải đóng thuế của người nhận, cũng không phải là chi phí được trừ thuế. Người nhận tiền và người trả tiền đều không thể khai để trừ thuế cho các khoản trợ cấp nuôi con.

 

2. Vì tôi phải trả "child support" tôi có thể khai miễn giảm cá nhân (exemption) cho con của tôi hay không"

 

Tiền trợ cấp nuôi con không phải là lợi tức của người nhận, cũng không phải là chi phí được trừ thuế. Do đó, người nhận tiền để nuôi con không phải khai và đóng thuế cho số tiền nhận được; người gởi trợ cấp để giúp nuôi nấng con cái cũng không thể khai để trừ thuế trên số tiền trả cho người cha/mẹ đang phải nuôi đứa con chung. Tuy nhiên, người trả tiền trợ cấp có thể khai đứa con là người sống phụ thuộc (dependent) trên hồ sơ thuế của mình. Người cha hay mẹ nào sống với đứa trẻ nhiều ngày hơn trong một năm được xem là người "nuôi con" (custodial parent). Thông thường, người cha/mẹ là "custodial parent" được quyền khai miễn giảm cá nhân cho đứa trẻ (exemption) nếu hội đủ các tiêu chuẩn về miễn giảm cá nhân (exemption tests). Tuy nhiên, ngưiời cha hoặc mẹ không chung sống với đứa trẻ (non-custodial parent) vẫn có thể khai miễn giảm cá nhân cho con nếu người cha/mẹ chung sống với đứa trẻ đồng ý ký tên vào mẫu đơn 8332 hay một giấy chấp thuận có nội dung tương tự. Mẫu đơn 8332 là giấy đồng ý để người cha hoặc mẹ đã ly thân hay đã ly dị của đứa trẻ được quyền khai miễn giảm cá nhân cho con (Form 8332 - Release of Claim to Exemption for Child of Divorced or Separated Parents).

 

3. Tôi và chồng tôi đã ly dị, tòa án quyết định anh ấy phải gởi trợ cấp để tôi nuôi hai đứa con chung. Đã nhiều tháng nay tôi không nhận được tiền "child support" xin cho biết tôi phải làm sao"

 

Nếu người cha của đứa trẻ không gởi tiền trợ cấp nuôi con, quý vị cần phải liên lạc với cơ quan Child Support Enforcement để chính quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế tuân thủ các quy định cung cấp trợ cấp nuôi con.

 

4. Nếu một người không trả tiền trợ cấp nuôi con, điều gì sẽ xảy ra"

 

Khi một người có trách nhiệm gởi cấp dưỡng để nuôi con mà không thực hiện những điều đã cam kết, Cơ quan FMS - Financial Management Service thuộc Bộ Tài Chính sẽ ra lệnh cho Sở Thuế Vụ giữ lại tiền thuế đã đóng dư (overpayment) hay tiền refund của người này để bù trả cho số tiền trợ cấp nuôi con còn thiếu. Cơ quan FMS là tổ chức điều hoạt tài chính được Quốc Hội Hoa Kỳ cho phép tiến hành chương trình cân đối ngân sách của Bộ Tài Chính. Thông qua chương trình này, cơ quan FMS có quyền giữ lại tiền refund hay tiền thuế đóng dư của người thọ thuế để bù vào số tiền trợ cấp nuôi con họ còn thiếu. Tiền refund cũng có thể bị giữ lại để thanh toán các khoản thuế lợi tức người thọ thuế chưa đóng cho các chính phủ tiểu bang, hay những món nợ chưa thanh toán cho các cơ quan khác thuộc Chính phủ Liên bang. Ví dụ: tiền vay từ quỹ Liên bang để theo học đại học.

 

Nếu quý vị có tiền refund mà chưa nhận được, quý vị có thể liên lạc với cơ quan quý vị thiếu nợ để hỏi xem tiền refund của quý vị có được dùng để trả số nợ quý vị còn thiếu hay không. Trường hợp số nợ của quý vị được thanh toán bằng tiền refund, cơ quan FMS sẽ dùng tiền refund của quý vị để trả nợ giúp cho quý vị. Nếu còn dư, số tiền còn lại sẽ được gởi trả lại cho quý vị dưới dạng chi phiếu của Bộ Tài Chính hay được ký thác trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của quý vị.

 

Nếu việc trừ nợ xảy ra, cơ quan FMS sẽ gởi đến cho quý vị một thư thông báo ghi rõ số tiền refund ban đầu của quý vị và số tiền nợ được trừ, tên cơ quan hay người nhận tiền, địa chỉ và điện thoại liên lạc. Sở Điều Hoạt Tài Chính FMS cũng sẽ thông báo cho IRS để cơ quan thuế vụ này giữ lại tiền refund của quý vị. Nếu quý vị tin rằng mình không thiếu nợ ai, hay nếu quý vị muốn tranh cãi về số tiền trích từ tiền refund của mình, hãy liên lạc với cơ quan ghi trên thông báo nhận được. Quý vị chỉ liên lạc với IRS khi số tiền refund ban đầu ghi trên thông báo trừ nợ của FMS khác với tiền refund trên hồ sơ thuế của quý vị.

 

Trường hợp quý vị khai chung hồ sơ thuế với vợ/chồng và quý vị không có trách nhiệm trả nợ, nhưng một phần hay toàn bộ số tiền refund của quý vị bị giữ lại để trả nợ (cho người chồng/vợ), quý vị có thể nộp mẫu đơn 8379 để xin khiếu nại (Form 8379 - Injured Spouse Allocation). Xin kèm chung mẫu đơn 8379 đã điền đầy đủ với mẫu đơn khai thuế lợi tức 1040, 1040A, hay 1040EZ. Quý vị cũng có thể gởi riêng mẫu đơn 8379 sau khi nhận được thông báo về việc trừ nợ.

 

Trường hợp quý vị nộp mẫu đơn 8379 chung với hồ sơ khai thuế, xin viết chữ "INJURED SPOUSE" ở góc trái trên của mẫu đơn thuế 1040, 1040A, hay 1040EZ. Sở Thuế Vụ sẽ xem xét yêu cầu xác định lại số tiền thuế được trừ trước khi lấy tiền refund để thanh toán nợ. Nếu quý vị nộp đơn 8379 chung với hồ sơ khai thuế ban đầu, thời gian tiến hành việc nhập liệu hồ sơ có thể từ 11 đến 14 tuần lễ tính từ ngày quý vị nộp đơn thuế.

 

Nếu quý vị nộp riêng mẫu đơn 8379, mẫu đơn này phải có đầy đủ số an sinh xã hội của vợ chồng quý vị theo đúng thứ tự như khai trên hồ sơ thuế đã nộp. Là người vợ/chồng bị tổn thương hay bị thiệt thòi (injured spouse), quý vị phải ký tên trên mẫu đơn 8379. Xin theo đúng các bước hướng dẫn sử dụng mẫu đơn 8379 và đính kèm đầy đủ các mẫu đơn được yêu cầu khác để đơn khiếu nại không bị đình hoãn. Xin đừng kèm chung với mẫu đơn 8379 bản copy của hồ sơ thuế đã nộp, và gởi mẫu đơn 8379 đến văn phòng Sở Thuế Vụ nơi trước đây quý vị đã nộp hồ sơ khai thuế.  Thời gian xem xét hồ sơ sẽ vào khoảng 8 tuần lễ. Sở Thuế Vụ sẽ giúp tính ra số tiền refund thuộc phần của quý vị. Trường hợp quý vị sinh sống ở tiểu bang theo luật tài sản chung (a community property state) trong năm khai thuế, IRS sẽ chia số tiền refund theo quy định của luật tiểu bang. Muốn biết thêm chi tiết về vấn đề này, xin liên lạc số 1-800-304-3107.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.