Hôm nay,  

Câu Chuyện Thể Thao

16/04/200800:00:00(Xem: 2166)

Trong phần Câu Chuyện Thể Thao kỳ này, chúng tôi xin được cùng quý thính giả tìm hiểu chi tiết về môn “Thủy Cầu” hay còn gọi là “Bóng Nước”, tức Water Polo.
Thủy Cầu là một môn thể thao được thi đấu trên mặt nước trong các hồ bơi, gồm 2 đội với mỗi đội có 7 người vừa bơi lội vừa tranh bóng và chuyền bóng cho đồng đội hoặc tự ném vào lưới đối phương để ghi điểm tranh thắng.
Vùng đất sản sinh ra môn thể thao kết hợp giữa bơi lội và ném bóng này chính là xứ sở phủ kín sương mù: Anh Quốc. Từ khoảng giữa thế kỷ thứ 19, các hồ bơi công cộng được xây dựng khắp nơi trên đất Anh tạo thành một phong trào hình thành các câu lạc bộ bơi lội ở từng địa phương và từ sau năm 1860 ý tưởng tổ chức các môn thể thao tranh đua trên mặt nước đã được các câu lạc bộ bơi lội này đề xướng nên họ thường tổ chức các buổi đại hội tranh tài trong hồ bơi, trong đó có một môn tranh tài về tốc độ với hình thức các tuyển thủ của những đội đua ngồi trên các tấm ván hoặc thùng gỗ có gắn hình đầu ngựa kèm theo tên của con tuấn mã đương thời là Derby nên được gọi là môn đua “Water Derby” rất được ưa chuộng. Kế tiếp, từ ý tưởng về môn thể thao “Polo” tức môn cưỡi ngựa dùng gậy quật bóng mang tính cách quốc hồn quốc túy của Anh Quốc lúc đó, các tay bơi đã nảy ra sáng kiến về một môn tranh tài sử dụng quả bóng nổi trên mặt nước và từ sự kiện này đã khởi sinh ra nguồn gốc của từ ngữ “Water Polo”.
Sau đó, từ khái niệm về bộ môn thể thao qua hình thức tranh bóng trên mặt nước để đưa vào gôn đối thủ, thuật ngữ “Football In The Water” được Hiệp Hội Bơi Lội Metropolitan (Metropolitan Swimming Association) của Anh Quốc chọn làm danh xưng và đưa ra những quy định về luật lệ cho bộ môn tranh tài này vào năm 1870, tức là tiền thân của môn Thủy Cầu ngày nay. Kế đến, vào năm 1888 dựa theo những quy định được biên soạn bởi Hiệp Hội Bơi Lội Bán Chuyên Nghiệp (Amateur Swimming Association), môn Thủy Cầu đã được đưa vào một số chi tiết gần giống luật lệ như hiện nay và chính thức trở thành môn thể thao rất thịnh hành tại Anh Quốc cùng Scotland.
Hơn nữa, từ năm 1892 môn Thủy Cầu bắt đầu áp dụng những luật lệ thống nhất được quy định tại Anh Quốc và các trận đấu mang tính cách quốc tế giữa Anh Quốc và Scotland cùng những quốc gia lân cận cũng được thường xuyên tổ chức theo những lịch trình định kỳ hàng năm nên ngày càng phát triển hơn với tầm mức rộng lớn trên toàn cầu cho đến nay và dĩ nhiên Thủy Cầu cũng là môn thể thao nằm trong các bộ môn tranh tài chính thức của Thế Vận Hội. Về chi tiết này thì Thủy Cầu lần đầu tiên được thi đấu tại kỳ Thế Vận Hội Lần Thứ 2 tổ chức tại Paris, Pháp Quốc vào năm 1900.


Trên thực tế, kể từ năm 1888 là thời điểm Thủy Cầu trở thành một môn thể thao riêng biệt thì nó cũng bắt đầu được mang ra khỏi Anh Quốc để truyền bá trong khu vực châu Âu và đại lục châu Mỹ. Đầu tiên là vào cùng năm 1888, tuyển thủ John Robinson thuộc một câu lạc bộ Thủy Cầu của Anh Quốc đã đến Hoa Kỳ và giới thiệu môn thể thao mới lạ này, sau đó 6 năm một vận động viên người Đức nghiên cứu về Thủy Cầu tại London là Fritz Kniese cũng đã trở về quê hương mình vào năm 1894 rồi truyền bá rộng rãi môn Thủy Cầu tại Đức Quốc. Đến năm 1895, Thủy Cầu được chính thức ra mắt giới thể thao tại Bỉ Quốc, và cũng trong cùng thời kỳ này tuy môn Thủy Cầu đã được phổ biến tại Pháp nhưng cho đến năm 1898 mới thực sự phát triển và được hệ thống hóa một cách chặt chẽ. Ngoài ra, tại Hungary, Fuzéressy Arpad nhân đọc được một tạp chí thể thao của Anh Quốc rồi có hứng thú với môn Thủy Cầu nên ông đã du nhập môn thể thao này vào bản xứ và qua đó vào năm 1889 trận Thủy Cầu đầu tiên đã được diễn ra tại Hungary.
Theo những nhà nghiên cứu về lịch sử phát triển môn Thủy Cầu thì đầu tiên quá trình truyền bá môn thể thao này có đặc tính là hầu hết không phải do những nguyên nhân tác động ngẩu nhiên, ngược lại nó đều có những yếu tố liên quan đến xã hội và bối cảnh địa lý của những vùng đất được du nhập vào, vì vậy tại những quốc gia phát triển mạnh mẽ môn Thủy Cầu đều qua sự giới thiệu của những nhân vật có quan hệ mật thiết với Anh Quốc. Kế đến, tại các quốc gia du nhập môn Thủy Cầu cũng có sự phát triển theo những hình thức khác biệt bị ảnh hưởng bởi tính chất hâm mộ riêng biệt của từng nơi. Thí dụ như tại Hoa Kỳ thì sử dụng loại bóng cao su mềm vốn khác với quy định của Anh Quốc và môn Thủy Cầu được phát triển dựa theo những luật lệ riêng đặc thù của Hoa Kỳ gọi là “Softball Water Polo”. Đặc biệt, trong thời kỳ ban sơ Thủy Cầu là môn thể thao rất được ái mộ tại Hoa Kỳ nhưng sau đó vì lý do qua mỗi trận đấu đều có những pha tranh bóng quyết liệt rất hung bạo đưa đến tình trạng thương tích có khi bị ngất xỉu trầm trọng cho nhiều cầu thủ nên từ năm 1908 Hiệp Hội Thể Thao Hoa Kỳ (AAU: American Athletic Union) đã liệt Thủy Cầu vào danh sách môn thể thao bị cấm thi đấu và mãi cho đến kỳ Thế Vận Hội lần thứ 7 tổ chức tại thành phố Antwerp của Bỉ Quốc vào năm 1920 thì Hoa Kỳ đã hoàn toàn không cử đội tuyển quốc gia của mình tham dự bất cứ cuộc tranh tài quốc tế nào.
Riêng tại Nhật Bản, dựa theo các tài liệu thì trận chiến Thủy Cầu xưa nhất tại xứ Phù Tang được diễn ra vào ngày 5 tháng 8 năm 1907 (niên hiệu Minh Trị năm thứ 40) trong một giải thể thao mang tên “Đại Hội Bơi Lội Tổng Hợp Lần Thứ 2 Vùng Kansai” tổ chức tại tỉnh Chiba, giữa đội tuyển Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đông Kinh (hiện là đại học Tsukuba) và đội tuyển Trường Đệ Nhất Cao Đẳng (hiện là đại học Đông Kinh). Nhưng mãi cho đến năm 1925 thì Thủy Cầu mới chính thức được công nhận như là một môn thể thao riêng biệt qua “Giải Vô Địch Các Bộ Môn Tranh Tài Trên Mặt Nước Toàn Quốc được” tổ chức vào tháng 10 cùng năm. Vào tháng 6 năm 1932 đội tuyển Thủy Cầu quốc gia của Nhật Bản lần đầu tiên ra mắt tranh tài cùng thế giới tại Thế Vận Hội Los Angeles với kết quả đều thảm bại cả 3 trận trước Hoa Kỳ (0-10), Hungary (0-18) và Đức Quốc (0-10).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.