Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Phương Pháp Trị Bệnh Tà Phái Của Mercy Ministries

25/03/200800:00:00(Xem: 1926)

Thứ Hai 17/3/08 vừa qua nhật báo Sydney Morning đã làm chấn động Sydney với loạt phóng sự độc đáo lên án Mercy Ministries - một tổ chức có liên hệ đến chuỗi cà phê Gloria Jean và giáo hội Hillsong - đã lường gạt nhiều thiếu nữ nhẹ dạ, đang gặp khó khăn với nhiều chứng bệnh tâm thần bipolar disorder, anorexia hoặc lo lắng băn khoăn vô cớ, dụ dỗ họ ghi danh theo một chương trình kéo dài nhiều tháng. Trên trang web của Mercy Ministries nhắm vào nữ giới từ 18 đến 26 tuổi, tổ chức này tuyên bố rằng chương trình của họ có “các nhà tâm lý học, bác sĩ toàn khoa, chuyên gia hướng dẫn về cách ăn uống (dietitians), nhân viên xã hội và chuyên viên cố vấn” để yểm trợ, giúp đỡ những người ghi danh theo học. Nhưng thực ra, chương trình này lại không phải là một chương trình điều trị y tế hoặc tâm thần mà là một chương trình dùng việc học Thánh Kinh và phép trừ tà (exorcism) để chữa trị những bệnh tâm thần (mental illnesses). Chương trình này được chuỗi cà phê Gloria Jeans bảo trợ tài chánh và được quảng bá qua các cửa tiệm của họ trên toàn nước Úc. Chương trình cũng được sự yểm trợ từ Hillsong Foundation, một tổ chức trực thuộc giáo hội truyền giáo tin lành Hillsong theo hệ phái pentecostal. Nữ ký giả Ruth Pollard còn tố giác thêm là những thiếu nữ ghi danh theo học các khoá này được yêu cầu phải ký khoán chuyển nhượng trợ cấp xã hội từ Centrelink sang cho Mercy Ministries. Hơn thế nữa, ký giả Pollard cũng cho biết là có nhiều người còn nói rằng Mercy Ministries nhận luôn trợ cấp “carer payments” để chăm sóc cho các thiếu nữ này. Mercy Ministries cho biết 96 phụ nữ trẻ tuổi đã “tốt nghiệp” từ chương trình của họ kể từ khi chương trình được thành lập năm 2001 cho đến nay. Thế nhưng, rất nhiều người đã bị trục xuất mà không hề được báo trước và một khi bị trục xuất thì cũng không được theo dõi, yểm trợ gì nữa.
Sau đây, xin mời qúy độc giả theo dõi bản lược dịch bài báo tựa đề “They Prayed To Cast Satan From My Body” - Họ Cầu Nguyện Để Trục Xuất Quỷ Satan Ra Khỏi Thân Thể Tôi - để biết thêm kinh nghiệm xương máu của Naomi Johnson, một thiếu nữ sinh trưởng từ một gia đình Kitô hữu, từng tham dự chương trình của Mercy Ministries trong suốt 9 tháng trời trước khi bị họ trục xuất và sau đó phải vô bệnh viện tâm thần để điều trị vì cô bị quẫn trí đến độ toan tự vẫn và phải cố gắng hơn 3 năm trời mới hồi phục được từ những ảnh hưởng tàn hại của chương trình Mercy Ministries.

*

Họ tự gọi mình là “Mercy Girls” – Những Cô Gái Từ Mercy. Và sau nhiều năm cố công tìm tòi họ đã gặp được nhau. Tất cả những thiếu nữ này cùng chia xẻ một kinh nghiệm: đã từng là nạn nhân của một chương trình mục sự kiểu Mỹ (American-styled ministry) hoạt động ở Sydney và Sunshine Coast và đã cố hết sức vượt qua mọi khó khăn để có thể có lại một cuộc sống bình thường.
Họ tìm đến Mercy Ministries để được chữa trị về những bệnh tâm thần, để cai nghiện ma tuý và để chữa chứng bệnh tâm thần liên quan đến ăn uống (eating disorders). Thế nhưng, thay vì được điều trị  tâm thần như đã được hứa hẹn khi họ ghi danh theo chương trình, họ lại được giao cho các học viên học Thánh Kinh chăm sóc, và những người chăm sóc này đều là những người dưới 30 tuổi và một số có nhiều khó khăn tâm lý. Chương trình cố vấn bao gồm đọc kinh. Trong  chương trình trị liệu có mục trừ tà (exorcism) và nói chuyện bằng những thứ ngôn ngữ quái đản  không biết trước (speaking in tongues). Căn nhà mà họ ở thường xuyên bị khoá chặt, cô lập họ ra khỏi thế giới bên ngoài khiến họ phải ở trong một thứ không khí đặc sệt mùi của hệ phái pentecostal.
Khi cô lên 21 tuổi, Naomi Johnson là một thiếu nữ với tương lai sáng lạn, đang theo đuổi văn bằng cử nhân tâm lý học tại đại học Edith Cowan ở Perth trong lúc làm việc bán thì và sống một cuộc sống độc lập, nhiều bạn bè, như bao nhiêu thiếu nữ cùng trang lứa. Thế nhưng cô bị chứng anorexia.
Vì cha mẹ cô không được khá giả và phải làm việc bán thì nên cô không đủ tiền để ghi danh điều trị tại dưỡng đường duy nhất tại Perth chuyên trị liệu cho người lớn bị mắc chứng bệnh tâm thần liên quan đến ăn uống. Gia đình cô không có bảo hiểm y tế tư và tiểu bang Tây Úc không có dịch vụ công cộng về căn bệnh này. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm thì Naomi tìm được trang web của Mercy Ministries trên mạng internet.
Sau nhiều tháng chờ đợi, mất thì giờ vào việc nộp đơn, dồn hết hy vọng vào một chương trình có vẻ tân tiến, bao gồm sự yểm trợ y khoa từ tâm thần và chuyên viên ăn uống... cô đã lên máy bay để gia nhập chương trình nội trú ở Sydney xa diệu vợi.
Chín tháng sau đó, cô bị trục xuất và trở thành một đứa trẻ thơ bị kinh hãi, thu kín vào trong vỏ ốc của riêng mình, rụt rè sợ sệt không dám bước ra khỏi buồng của mình, chứ đừng nói chi đến việc ra khỏi nhà.
Trong suốt 9 tháng ấy cô không hề được bác sĩ điều trị, không được giới chuyên khoa về tâm thần săn sóc mà ngược lại, thường xuyên bị chỉ trích rằng cô không phải là một kitô hữu đủ tốt lành để có thể tự trục xuất những “ác quỷ” (demons) đã làm cô mắc chứng anorexia ra khỏi thân thể cô. Cô còn bị thôi thúc phải gây thương tích cho chính bản thân mình (pushing to self-harm). Sau khi bị cô lập,bị tách rời khỏi thế giới bên ngoài quá lâu, Naomi bắt đầu tin vào những lời lẽ ấy. Cô kể lại: “Lúc ấy tôi cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng, và nghĩ rằng nếu Mercy cũng không muốn giúp đỡ tôi nữa thì tôi ở đâu bây giờ" Họ nói rằng họ thâu nhận những thứ rác rưởi phế thải của thế giới, nếu vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi trở thành rác rưởi phế thải của Mercy"”.
Hai tháng sau khi bị trục xuất khỏi căn nhà ở Sydney của Mercy (với tội là đã hút thuốc), Naomi phải được đưa vào khoa tâm thần của Royal Perth Hospital để điều trị. Từ đó, mỗi tuần, cô phải gặp một nhà cố vấn tâm lý hai hoặc ba lần. Cô nói: “Ngay cả bây giờ, sau 3 năm trời, tôi vẫn không giao thiệp rộng rãi được. Tôi không làm việc toàn thì, tôi cũng không đi học toàn thì. Ngay bây giờ vẫn còn nhiều vướng mắc từ những kinh nghiệm mà tôi đã trải qua trong thời gian tôi ở Mercy. Người nữ cô vấn tâm lý đầu tiên chữa trị cho tôi đã điện thoại cho Mercy. Bà cũng đã nhiều lần gởi thơ yêu cầu họ trả lời. Thế nhưng, họ luôn tìm cách lẩn tránh, họ né tránh những cú điện thoại của bà".
Nhưng cuối cùng thì bà cũng lấy được một vài hồ sơ mà Mercy ghi chép về trường hợp của Naomi. Mercy buộc nhà cố vân tâm lý phải ký một học tờ cam kết rằng bà sẽ không trao những hồ sơ này cho giới truyền thông trước khi họ phổ biến nó. Thế nhưng Naomi không hề ký một tờ cam kết nào cả và nhiều tháng trươc đây cô đã đưa tất cả những hồ sơ này lên mạng internet như một hình thức cảnh báo, lên tiếng báo động cho những thiếu nữ nào muốn ghi danh vào Mercy.


Đã có một khoảng thời gian rất dài Naomi chỉ muốn được trở lại căn nhà ở Sydney của Mercy bởi vì họ đã khiến cô tin tưởng rằng Mercy là nơi chốn duy nhất có thể giúp cô mà thôi. Cô giải thích: “Thật là khó mà giải thích một cách hợp lý, lô-gíc được. Tôi biết rất rõ rằng phương cách trị liệu của họ hoàn toàn sai quấy, thế nhưng, vết thương vẫn còn rất sâu và mặc dù tôi biết rằng họ sai, nhưng vẫn còn một cái gì đó khiến tôi, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng vẫn  còn muốn được Mercy chấp nhận”.
Tại ngôi nhà một tầng gọn ghẽ ngăn nắp ở khu ngoại ô phía Bắc Perth, gia đình cô Naomi vẫn cố gắng hàn gắn những mảnh vụn vỡ của một cuộc đời son trẻ suýt bị Mercy huỷ hoại. Naomi, một thiếu nữ nhỏ thó mỏng manh với một đầu óc hết sức nhậy bén thuật lại thật lưu loát cái nhìn đầy đủ, sâu sắc, kỹ lưỡng về thời gian mà cô sống ở căn nhà Sydney của Mercy. Dấu hiệu duy nhất về những kinh hoàng trong sự tuột dốc vào tuyệt vọng của cô là sự rung động nhè nhẹ của đôi bàn tay, và thỉnh thoảng trong giọng nói của cô khi cô kể lại kinh nghiệm của mình. Cô ở chung trong căn nhà ấy với 15 thiếu nữ khác, với nhiều khó khăn khác nhau, từ việc mang thai khi còn quá nhỏ tuổi (teenage pregnancies), lạm dụng rượu bia và nha phiến, muốn tự gây thương tích, trầm thống, có ý tưởng muốn quyên sinh và bệnh tâm thần liên qua đến vấn đề ẩm thực.
Cô nói: “Có nhiều cô từng bị vướng vào kỹ nghệ kích dâm, bán dâm (adult sex industry), rất nhiều khó khăn thực thụ, một số người thực sự mắc bệnh tâm thần, một số khác thì có cuộc đời quá phức tạp, và cách chữa trị cho tất cả những vấn đề ấy đều cùng chung một khuôn khổ”.
Chương trình cố vấn bao gồm việc cố hoàn tất một hồ sơ chứa đựng những bài kinh cầu đã được viết sẵn. Naomi nói: “Đa số nhân viên là học viên đang theo học Thánh Kinh hoặc là sinh viên trường dạy Thánh Kinh. Thế thôi. Người ta không nên đùa bỡn với những chứng bệnh tâm thần nều người ta không có một tí kiến thức gì về những chuyện mà người ta đang làm. Ngay cả những nhà chuyên môn cũng thừa nhận rằng làm việc trong lãnh vực này là cả môt trách nhiệm vô cùng lớn lao, và các nhà chuyên môn này phải là những người đã có ít nhất là 6 tới 7 năm đại học”.
Và trong khi không có một đề mục nào được ghi rõ là “trừ tà” (“exorcism”) trong căn nhà Sydney, Naomi đã từng bị buộc phải đứng yên trước mặt hai “cố vấn” trong lúc họ cầu nguyện và nói chuyện bằng những thứ ngôn ngữ quái đản. Trong sự suy nghĩ của cô, đấy là một hình thức trừ tà rồi. Cô tâm sự: “Tôi cảm thấy kỳ quặc và đần độn hết sức khi phải đứng như thế - họ không giúp đỡ gì cho tôi cả về những chuyện đang vây bủa tâm trí tôi. Khi tôi hỏi nhân viên ở đó về phương cách nào để đối phó với sự mong muốn tự gây hại, tự đả thương  thì câu trả lời luôn là “Đọc Thánh Kinh đi!” Thế thôi”.
Naomi lớn lên trong một gia đình Kitô hữu, và vấn đề không phải là đức tin của cô vào Thượng Đế mà là chứng anorexia và ý muốn tự đả thương. Cô nói: “Sự lấn cấn quan trọng nhất là khi họ bảo tôi rằng tôi cần phải nhận Chúa Thánh Thần  vào trong tôi, rằng tôi phải nói chuyện bằng ngôn ngữ quái đản và tôi phải giơ cao hai tay khi hát những bài ca nguyện cầu rồi nhảy tại chỗ trong khi hát những bài hát có nhịp nhanh. Tôi bảo họ rằng tôi không hiểu được làm sao mà bệnh anorexia có thể được trị liệu bằng chuyện nhảy cỡn trong lúc có những bài hát trong nhà thờ. Thế nhưng, theo họ thì đấy quả là mọt vấn đề thật vô cùng trọng  đại bởi vì nó cho thấy rằng tôi đang kháng cự lại, tôi quá cynic và tôi vẫn không hết lòng hoà nhập!”
Mẹ của Naomi, bà Julie Johson, tuy lo ngại về những nguy hiểm mà quyết định kể hết kinh nghiệm đau thương của cô có thể mang đến cho cô, nhưng bà rất hãnh diện về sự can đảm của con mình. Bà nói: “Lúc bấy giờ Naomi quyết tâm tìm một nơi nào có thể giúp đỡ được cho nó. Chúng tôi không có bảo hiểm y tế tư cho nên sự lựa chọn của chúng tôi rất giới hạn, và vì thế nó lên mạng internet để dò tìm và thấy được mạng của Mercy Ministries. Thoạt nghe thì chương trình có vẻ khá tốt. Khi rời nhà theo khoá nội trú ở Mercy thì nó là một thiếu nữ rất yêu đời vì nó hy vọng khi trở về nó sẽ không còn vướng mắc chứng anorexia nữa”.
Cả gia đình cũng hết sức vui mừng vì cuối cùng, cũng đã có người có thể giúp con gái họ vượt thắng được chứng anorexia. Bà cay đắng nói: “Thế nhưng, sự thật lại không xảy ra như thế. Họ cho con tôi tí hy vọng và bảo nó rằng họ sẽ không bao giờ bỏ rơi nó cả, thế nhưng, cuối cùng thì nó bị sầu khổ lo âu vô cùng vì nó không thể nào làm cho họ hài lòng cả”.
Naomi gởi thơ về nhà cho cha mẹ biết rằng cô không được khoẻ lắm và cô bị rối trí vì phương pháp trị liệu của Mercy.
Bà Julie nói: “Tôi lập tức gọi điện thoại và nói chuyện với người cố vấn của  nó. Cô này bảo tôi rằng Naomi chỉ nói dối mà thôi, rằng nó chỉ nổi loạn và nó đã có nhiều lựa chọn sai lầm”.
Thay vì lắng nghe và để tâm đến những lo ngại của bà Julie, nhân viên Mercy lại trừng phạt Naomi vì cô đã tiết lộ về những chuyện xảy ra trong nhà Mercy ở Sydney. Bà Julie nói: “Họ bảo tôi rằng chuyện xảy ra ở Mercy phải được giữ ở Mercy mà thôi, những chuyện xảy ra giữa Naomi và nhân viên Mercy cô không được phép tiết lộ cho gia đình. Chúng tôi hoàn toàn bị cô lập, bị gạt ra ngoài và không được dự phần hoặc hay biết gì về tiến triển của Naomi. Chúng tôi bị loại ra ngoài rìa mặc dù chúng tôi là một gia đình muốn yểm trợ con mình, họ không cho phép chúng tôi là một gia đình!”
Thế rồi chuyện gì phải đến đã đến, lúc Naomi trở lại nhà Sydney sau khi về Perth mừng Giáng Sinh với gia đình. Cô được cho biết có người thấy cô hút thuốc tại phi trường và cô được bảo rằng cô đã bị trục xuất khỏi chương trình. Naomi gọi điện thoại về cho mẹ khóc lóc sướt mướt và nhân viên Mercy bảo bà Julie rằng họ sẽ gởi cô lên chuyến bay đầu tiên về Perth.
Bà Julie thuật lại: “Con tôi bị bối rối cùng cực. Lúc ấy nó quả thật hết sức tuyệt vọng. Mạng sống của nó đang bị đe doạ vì sự quẫn trí ấy. Tôi có thể nghe được, cảm nhận được chuyện ấy. No có thể làm bất cứ một chuyện rồ dại gì, nó bị quẫn trí cùng cực, không còn tự chế được nữa. Tôi mới nói với họ rằng “mấy người không thể nào gởi con tôi lên máy bay để nó đi một mình trong tình trạng ấy được, nó đang muốn tự tử. Mấy người phải tận tay giao nó cho tôi khi tôi có thể đáp máy bay sang bên ấy”. Thế đấy”.
Sau đó, bà Julie bay sang Sydney để rước Naomi. Bà nói: “Khi con tôi đi đến nơi ấy, nó là một thiếu nữ trưởng thành, khi trở về thì nó là một đứa trẻ con! Nó bị khủng hoảng tinh thần, bị bối rối cùng cực, như là một đứa bé 12 hay 13 tuổi. Nó tự giam mình vào phòng ngủ và tự cho rằng mình là một kẻ cực kỳ xấu xa. Sự tự tin, tự trọng, của nó không còn nữa. Nó nghĩ rằng: Thà chết cho xong”.
Naomi, bây giờ 24 tuổi, và mẹ cô, biết rất rõ, cô qủa thật đã suýt chết. w
LND: Bài viết của  ký giả Pollard còn thuật thêm về kinh nghiệm đau thương của hai cô Rhiannon Canham-Wright and Megan Smith, nhưng vì khuôn khổ bài dịch có hạn nên người dịch phải chấm dứt tại đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.