Hôm nay,  

Chuyến Đi Mỹ Của Ông Khải Nói Lên Rất Nhiều

15/07/200500:00:00(Xem: 4887)
Chicago Tribute, 9 Tháng 7 năm 2005
[Ed. Đây là bản dịch của bài nhận định được đăng trên Nhật Báo Chicago Tribune vào ngày thứ bảy, 9 tháng 7 dưới tựa đề “Vietnamese leader’s visit speaks volumes” trong trang bình luận đế nói lên quan điểm của một người Việt Nam về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ Tướng Phan Văn Khải.]
Westminster, Calif. – Cuộc viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ Tướng Việt Nam Phan Văn Khải vào tháng trước đã nhắc nhở người Việt Nam một câu nói rất nổi tiếng, “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm.” Cuộc viếng thăm này không phải để chôn vùi cái bóng ma của một cuộc chiến trong quá khứ như nhiều cơ quan truyền thông Hoa Kỳ hay nói.
Ngay trước chuyến viếng thăm lịch sử này, chính quyền Cộng sản Việt Nam đã yêu cầu chính phủ Mã Lai và Nam Dương phải đập phá các đài tưởng niệm xây dựng tại địa điểm các trại tỵ nạn trước đây để tưởng nhớ linh hồn của hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam đã bỏ mạng trên đường vượt biển. Hành động vô ý thức này đã gây óan hận đến người Việt Nam tại hải ngọai một cách không cần thiết và khơi lại cảnh tượng của những ngày sau khi Saigon thất thủ, khi quân đội chiến thắng đã xúc phạm đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa hay trục xuất những thương binh từ các bệnh viện quân đội tại Saigon. Làm sao mà người ta có thể quên đi những quá khứ nếu cơn ác mộng này cứ tiếp tục tái diễn"
Ngay khi viên thủ tướng nói với Tổng Thống Bush và người dân Hoa Kỳ rằng không có đàn áp tôn giáo tại Việt Nam, cảnh sát tại Bình Định đã chận bắt một nhóm cao tăng Phật Giáo để cấm các ngài vào thăm vị lãnh đạo đang lâm bệnh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một giáo hội đã bị cấm. Ở trong Nam, một nhóm cảnh sát khác dẹp tan những tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đang chuẩn bị nghi lễ kỷ niệm Ngày Khai Sáng của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, cũng bị cấm tại Việt Nam. Đây là những sự việc rất thường hay xảy ra.

Mục tiêu kìm chế người dân của chính quyền Việt Nam đã cùng lúc gây ra tình trạng vi phạm nhân quyền và cản trở về kinh tế.
Khi một quốc gia không có một hệ thống tòa án độc lập, bất cứ tranh chấp thương mại nào cũng có thể được giải quyết theo ý muốn của Đảng hay phía nào có quen biết tốt hơn.
Khi tệ nạn tham nhũng trở nên một chuyện thường tình trong cuộc sống, sự tranh chấp để xem ai trả tiền hối lộ nhiều hơn hay ai có sự móc nối tốt hơn có thể đe dọa bất cứ đầu tư thương mại nào. Khi chính quyền không tôn trọng nguyên tắc pháp trị, không có một sự bảo đảm rằng công trình đầu tư nào sẽ được an tòan. Khi chính quyền xem mạng lưới điện tóan là một đe dọa của nền an ninh quốc gia, các cơ sở thương mại sẽ phải trả giá vì không có khả năng sử dụng kỹ thuật rẻ tiền nhưng rất lợi hại cho những lợi ích kinh tế.
Những tệ trạng này được lan rộng một cách không kìm chế để bảo tòan sự sống còn và khống chế của Đảng Cộng Sản. Nếu không có một sự cải thiện rõ ràng, quốc gia này sẽ không khuyến khích được sự đầu tư của ngọai quốc để phát triển nền kinh tế. Nhưng bất cứ một sự cải thiện nghiêm trọng nào cũng có thể đe dọa Đảng hay nhà nước.
Làm thế nào các công ty Hoa Kỳ lại thấy đựơc những lợi nhuận trong trong một môi trường làm ăn đầy nguy hiểm như vậy" Các đại công ty Hoa Kỳ đã thành công trong việc vận động chính phủ Hoa Kỳ bảo đảm về tài chánh cho các thương vụ của họ tại Việt Nam qua Ngân Hàng Xuất Nhập Cảng. Nếu những công ty này làm ăn sinh lợi, họ giữ lấy tiền lời. Nếu họ mất vốn đầu tư, những người thọ thuế như chúng ta sẽ đền bù cho những mất mát của họ qua Ngân Hàng Xuất Nhập Cảng.
Điều đó giải thích tại sao quan hệ giao thương giữa hai quốc sẽ tiếp tục lấn át đi bất cứ tiếng kêu gào nào về vi phạm nhân quyền. Cuối cùng, những gì cộng sản nói hay làm sẽ không quan hệ gì. Chỉ có những gì đồng Dollar thầm thì mới là quan trọng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.