Hôm nay,  

Chẳng Biết Ai Nghe

11/03/200800:00:00(Xem: 2455)

Tề Hoàn Công một hôm đang bàn bạc việc triều chính với văn võ bá quan, bỗng thấy người hơi oải, bèn thở ra một cái mà nói rằng:
- Quân binh bao ngày yên ổn. Võ khí chỉ lau chùi. Lỡ mai này gặp phải họa ngoại xâm. Làm sao chiến đấu"
Đoạn, đưa mắt nhìn quanh một lượt. Lúc ấy, có Khánh Niên là võ tướng đã về hưu. Bước ra nói:
- Lão thần năm nay đã hơn bảy mươi tuổi, đội ơn bệ hạ thương đến, cho dự bàn việc nước. Nếu biết mà không nói thì can tội bất trung. Nói mà không đúng thì trở thành bất lễ. Thần cho dù có lạng quạng lung tung, cũng nhất quyết không để… bất tùm lum như thế!
Hoàn Công gật gật mấy cái ra chiều khoái tỉ, rồi khoan khoái nói:
- Theo khẩu khí thì ra vẻ ngươi có nhiều đối sách. Có phải vậy chăng"
Khánh Niên cười tươi đáp:
- Hạ thần nhờ hồng phúc của bệ hạ, nên nghĩ được đôi điều. Chớ tự thâm tâm chẳng nghĩ được điều chi hết cả!
Hoàn Công dù mỗi ngày nghe hàng chục lời xung tụng, nhưng chưa bao giờ thấy chán. Nay bỗng được nghe thêm, liền mát cả ruột gan. Hớn hở nói rằng:
- Miễn hồ nước mạnh dân sang, thì khó cách mấy ta cũng liều chơi tuốt luốt.
Khánh Niên thấy ý kiến của mình được Hoài Công để ý, bèn sướng cả tâm can. Mau mắn nói:
- Mấy năm nay nước Lỗ được mùa, nên sinh ra bài bạc, khiến lòng quân bê trễ. Nay bệ hạ sai đại tướng cầm quân, thì thu thập nước Lỗ chỉ còn trong sớm tối.
Hoàn Công ngẫm nghĩ một chút, rồi ngập ngừng nói:
- Lỗ là lân bang của ta. Trước nay chưa hề thù địch. Nay xâm phạm biên cương, thì đối với chỗ bang giao cũng có phần không phải.
Khánh Niên thấy Hoàn Công lững lờ như vậy, liền mạnh miệng thưa:
- Muốn làm nên công việc lớn lao thì không nên câu nệ những điều nhỏ nhặt. Bệ hạ có tài trị được thiên hạ, nhưng tiếc là miếng đất chưa đủ to. Bệ hạ quảng đại công minh, nhưng tiếc là bá tánh nơi nơi chưa hề dụng hưởng. Bệ hạ nhìn xa trông rộng, nhưng tiếc là cơ nghiệp nước Tề chỉ đặng bấy nhiêu…
Rồi phủ phục xuống sàn. Tha thiết nói:
- Chiếm Lỗ để mở mang bờ cõi, thì công trạng rực rỡ. Tiếng tăm lẫy lừng, mà đối với tổ tiên cũng ngon lành hết ý. Chẳng hơn là giữ một điều nhỏ nhặt, phỏng đặng ích gì, mà giả như lỡ thằng nào nó bạo phổi hớt đi, thì làm sao thu vén"
Hoàn Công nghe vậy, lấy làm đẹp ý, liền phái Đại tướng Liêu Khê lên đường sang chiếm Lỗ. Lúc đến chỗ giáp giới của hai bên, Khê bất chợt trông thấy người đàn bà một tay bồng đứa bé, còn tay kia dắt theo một đứa nữa. Người đàn bà thấy quan quân đến nơi, liền vội vàng bỏ đứa đang bồng trên tay xuống, rồi vội bế đứa đang dắt lên, chạy trốn vào trong núi. Đứa bé chạy theo khóc, thảm thiết kêu la, nhưng người đàn bà vẫn một mực tới luôn chớ không quay đầu trở lại. Liêu Khê thấy cảnh lạ mắt đó liền quay qua phó tướng Vận La mà nói rằng:
- Bỏ đứa nhỏ mà chạy cùng đứa lớn, là nghĩa làm sao "
Vận La lẹ miệng đáp:
- Thế nguy cấp không thể chu toàn được nên đành đoạn hy sinh. Chớ thực ra chẳng có nguyên do nào hết cả.
Khê lại hỏi:
- Con nhỏ thì phải chăm sóc nhiều hơn là con lớn. Nay bỏ nhỏ lấy lớn. Có lạ quá chăng "
La nghẫm nghĩ một chút, rồi cẩn trọng đáp:
- Bỏ con riêng của chồng, để cứu con riêng của mình, thì mới… ra tuồng y như thế.
Khê nhìn theo bóng dáng của người đàn bà, mà không làm sao giải thích được nỗi ưu tư, bèn lớn tiếng gắt:
- Mau bắt người đàn bà và hai đứa nhỏ ấy lại. Đừng để nó chạy thoát.
Một lúc sau, Vận La dẫn ba người ấy về, đem vào tận trung quân. Khê ngồi trong trướng. Quắc mắt nói:
- Đứa bế thì bỏ. Đứa dắt thì bế. Ta hỏi nàng: "Đứa nàng bế chạy là con ai" Còn đứa trẻ mà nàng bỏ lại là con của ai" Trả lời chân thật thì đi về, còn tính chuyện dối trá thì hôm nay là ngày… giỗ của nàng đó vậy.".
Người đàn bà hơ hãi thưa:
- Đứa tôi đang bế là con của tôi. Còn đứa tôi đang dắt là con của anh cả tôi. Lúc quan quân tràn đến, tôi biết là sức tôi không thể bảo toàn được cả hai, nên đành phải bỏ con của tôi lại, mà cứu lấy núm ruột của anh mình. Câu chuyện thực ra chỉ là như thế.
Khê lại hỏi :
- Tình mẫu tử rất nặng, mà đành đoạn bỏ đi. Hà cớ chi nàng không đau xót"
Người đàn bà thút thít đáp:
- Mang nặng đẻ đau. Vất vã dưỡng dục, thì xót xa là chuyện đương nhiên, nhưng hoàn cảnh ép buộc đẩy đưa. Không thể làm khác được.


Khê nhìn lên khuôn mặt của người đàn bà, thì thấy hiện rõ sự khổ đau, bèn ngập ngừng nói :
- Bỏ con mình để cứu con anh, là nghĩa làm sao"
Người đàn bà lấy tay quẹt nước mắt, rồi nghèn nghẹn đáp:
- Con tôi là tình riêng. Còn anh tôi là nghĩa công. Con đẻ tuy đau xót thật, nhưng đối với việc nghĩa thì tính làm sao" Cho nên tôi đành bỏ liều tình riêng mà chu toàn việc nghĩa. Chớ tôi không thể chịu tiếng bất nghĩa mà vác mặt về sống ở nước tôi được.
Khê ngẩn người ra một chút, rồi bất chợt hỏi:
- Vậy theo nàng. Nghĩa với tình. Cái nào nặng hơn"
Người đàn bà ấy đáp:
- Tình với nghĩa. Cả hai đều là quý. Không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Chỉ là tùy theo từng hoàn cảnh mà cân nhắc. Tình nặng hơn nghĩa thì giữ tình. Nghĩa nặng hơn tình thì giữ nghĩa. Chỉ có thế thôi.
Khê sau khi hiểu chuyện, liền hạ lệnh thả người đàn bà và hai đứa nhỏ. Tối ấy, Khê viết một tấu chương, sai mã phu cấp tốc đưa về cho vua Tề. Tấu chương viết: Nước Lỗ chưa thể đánh được, bởi lúc hạ thần cùng quân sĩ đến biên giới, bất chợt gặp một người đàn bà ở xó rừng, biết hy sinh tình riêng để bảo toàn chữ nghĩa. Dân chúng còn vậy. Hà huống sĩ phu ở trong nước, thời họ còn biết đến nghĩa nhân là chừng nào. Lui quân về thì hơn.
Ngày nọ. Hoàn Công đang lâm triều, tiếp được tấu chương, liền cho gọi mã phu đến hỏi cho ngọn nguồn rành rẻ. Lúc thấu đáo mọi chuyện xong, liền ưu tư nói:
- Liêu Khê muốn lui quân. Ý các khanh thế nào"
Quan Đại phu là Phương Tịnh, bước ra khỏi hàng. Kính cẩn thưa:
- Tình riêng là yêu mình. Nghĩa công là yêu thiên hạ. Người đàn bà ở xó núi mà còn biết hy sinh phần tư lợi, mà nghĩ đến việc công, thì cho dẫu đại quân có chiếm được đất đai, cũng khó chiếm được lòng dân của nước Lỗ. Quay về thì hơn.
Đám quan văn quen chuyện bút nghiên, nay nghe không còn chinh chiến, bèn thở phào nhẹ nhỏm, tưởng như vất được gánh nặng ngàn cân, bất chợt lão tướng Khánh Niên bước ra nói:
- Nước Lỗ đã mục nát khắp nơi. Sao ta lại xếp vó quay về mau như thế"
Hoàn Công từ lúc đọc tấu chương tới giờ, như ngồi trên đống lửa, sau đó lại thấy bọn quan văn bàn tính chuyện rút lui, thì mọi hào khí khi xưa đã có phần sút kém, rồi bây giờ thấy điệu bộ của Khánh Niên, thì hùng tâm dũng khí đều quay về trở lại, liền rổn rảng nói:
- Hãy giải thích ý nghĩ của ngươi, để ta quyết định nên… bằm hay nên rút!
Lúc ấy, Khánh Niên mới trịnh trọng thưa rằng:
- Gia đình là nền tảng của xã hội. Gia đình lung lay thì xã hội cũng theo đó mà rung rinh tận gốc rễ. Nay người đàn bà nhẫn tâm bỏ đứa con ruột thịt của mình, để cứu con của người khác, cho dù người đó có là anh, thì cũng không thể nào chấp nhận, bởi lẽ, thiên chức làm mẹ không cho phép người đàn bà làm như thế. Nay bà ấy làm được, thì có nghĩa Đạo lý đã tới hồi xuống dốc, mà một khi Đạo lý đã tới hồi xuống dốc, thì chẳng những gia đình không giữ được, mà xã hội cũng tùm lum, thì chuyện đổi chủ thay tên sẽ về trong sớm tối.
Hoàn Công gật gật mấy cái, rồi sảng khoái nói:
- Vậy theo ý của ngươi là phải dốc lòng chơi tới"
Khánh Niên hùng hồn đáp:
- Đúng là như vậy. Ngoại trừ một trường hợp phải rút về, không đánh.
Hoàn Công nghe vậy, bỗng nổi trí tò mò, bèn vọt miệng nói:
- Trường hợp nào thì không đánh"
Khánh Niên chậm rãi thưa:
- Nếu người đàn bà đứng lại cản đoàn quân để cháu con chạy trốn, thì đành bụng quay về. Chớ cứu cháu bỏ con, thì mẫu tử thiêng liêng chẳng còn ra chi nữa!
Tối ấy Hoàn Công về hậu cung, bần thần suy nghĩ, đến độ đã sang canh mà vẫn không tài nào nhắm mắt được, bèn lội ra thư phòng, bất chợt nghe tiếng người con gái nói:
- Kề cận mỹ nhân mà không vui. Trống đã sang canh mà không ngủ, thì không nói cũng biết đã trót đeo mang niềm tâm sự, mà một khi nói đến tâm sự thì cần được xẻ chia. Sao vẫn giữ chi cho lòng thêm đau đớn"
Hoàn Công không cần quay lại, cũng biết là ái phi, bèn đem chuyện người đàn bà nước Lỗ ra mà kể. Lúc kể xong, mới buồn hiu nói:
- Trong đời khó nhất là quyết định. Vậy theo ý của nàng, ta phải làm sao"
Ái phi lặng người đi một chút, rồi từ tốn đáp:
- Lãnh đạo là phải biết trốn trách nhiệm. Nay bệ hạ cứ đẩy đùn cho đứa khác, rồi mặc sức ăn chơi, thì hậu vận có sao cũng chẳng nhằm chi hết cả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.