Hôm nay,  

Chuyện Mỗi Tuần: Đứa Em Hiếu Thảo

29/01/200800:00:00(Xem: 3013)

Hôm nay Yến đang làm cái màn "anh ơi anh à, làm cho em cái này cái nọ" thì may quá bà bạn Thảo ghé thăm thế là tôi tạm thoát "honey do" tiếp tục vào bơi trong "Internet". Chị Thảo vừa tới cửa đã phân trần:
- Ghé anh chị xin mấy trái bưởi về để bàn thờ cúng tết trông cho nó có mùi vị quê hương một chút. Nhân tiện đầu năm mời anh chị qua ăn năm mới với tụi tôi tiện dịp có chú em tôi ở Việt Nam qua chơi...
Yến ngạc nhiên:
- Ủa. Chị còn có chú em ở Việt Nam à"
- Tôi xin cho cậu ấy đoàn tụ qua đây nhưng ba má tôi không chịu đi nên cậu ấy cũng không chịu qua. Cậu ấy còn nói rằng bây giờ lớn tuổi rồi qua Mỹ không còn lòng dạ nào đi học được nữa thì cũng cực khổ như ở Việt Nam vậy. Tôi nhớ cậu ấy qúa nên năn nỉ cậu ấy qua chơi một tháng cho biết xứ Mỹ này chứ mai một lọm khọm rồi có muốn đi cũng ngại. Xin nghỉ được mấy bữa vợ chồng phải đi làm lại, ở nhà một mình buồn qúa cậu ấy cứ nằng nặc đòi về Việt Nam tôi thuyết mãi cậu ấy mới chịu ở lại tới qua tết.
Yến thông cảm:
- Ừ nhỉ. Ở nhà một mình buồn thiệt ấy. Sao bà không chỉ ông ấy ra chỗ xe "buýt" để lên chợ Việt Nam chơi... Rồi mướn mấy phim chưởng về cho ông ấy coi...
- Úi giời! Cậu ấy nói cái thứ quỷ ấy ở Việt Nam cậu ấy coi chán rồi... Tôi thương cậu ấy lắm. Hồi nhỏ tôi ăn học được là nhờ cậu ấy mà bây giờ chị em không được ở gần nhau buồn ghê đi...
- Nói vậy thì cậu em của bà thương bà lắm đấy... Thôi cũng được ở Saigòn thì cũng vui vậy.
- Tụi tôi đâu phải dân gốc ở Sàigòn đâu... Sinh quán của tôi là một làng ở thôn quê hèo lánh và cha mẹ tôi sinh sống với nghề nông quanh năm áo bạc màu dưới nắng mưa. Cha mẹ tôi chỉ có hai đứa con là tôi và em trai tôi. Tôi nhớ hồi tôi tám tuổi, em tôi năm tuổi bữa đó muốn có đủ tiền mua một cái khăn mùi xoa mà những đứa con gái ở thôn này đều có, tôi đã lén ăn cắp $5 của cha tôi để ở ngăn bàn. Cha tôi khám phá ra bị mất tiền ngay lập tức và ông bắt tôi và thằng em qùy xuống nền nhà quay mặt vào tường rồi cầm cái roi đứng đằng sau tụi tôi hỏi:
- Đứa nào ăn cắp tiền"
Tôi hoảng hốt đến nỗi líu lưỡi không nói được còn thằng em tôi thì tím mặt lặng im. Hỏi hai ba lần mà không nghe thấy đứa nào nhận tội cha tôi nói:
- Được rồi. Ở đây không ai ngoài hai đứa bay vậy thì cả hai đứa đều ăn đòn.
Nói xong ông dơ roi cao toan quất vào mông tôi thì em tôi quay lại dơ tay cản nói nhanh:
- Ba. Con ăn cắp chứ không phải ...
Em tôi nói chưa hết câu thì cha tôi quất liên tiếp vào lưng thằng em tôi và hình như không kềm được cơn giận nên ông quất liên tiếp tới khi thằng em tôi không còn sức chống đỡ nữa ngã vật xuống. Sau đó ông ngồi xuống ghế mắng nó:
- Mày chưa gì mà đã học thói ăn cắp mà ăn cắp ngay trong nhà mình thì mai đây mày còn làm chuyện tầy trời gì nữa hở thằng mất dậy" Tao muốn đập cho mày chết cho rồi, thật là nhục nhã.
Tối đó tôi và mẹ tôi vào giường an ủi thằng em và nhìn thấy thân nó chằng chịt vết roi nhưng nó lại không nhỏ một giọt nước mắt nào. Ngược lại, tôi thao thức tới nửa đêm thì chính tôi lại oà lên khóc khiến thằng em tôi phải lấy tay bịt miệng tôi lại rồi thì thầm bên tai tôi:
- Chị. Đừng khóc nữa, cha nghe thấy thì bị đòn nữa đó. Đằng nào chuyện đã xẩy ra rồi.
Cho tới nay tôi vẫn cảm thấy xấu hổ và tự nguyền rủa chính tôi đã không có can đảm nhận tội để cho em tôi phải chịu đòn oan. Trải qua nhiều năm nhưng tôi vẫn cảm thấy như chuyện vừa mới xầy ra gần đây. Và tôi không bao giờ quên được hành động can đảm của em tôi khi nó cần bảo vệ tôi.
Khi em tôi học hết trung học đệ nhất cấp thì nó di chuyển về học trung học đệ nhị cấp tại tỉnh lỵ còn tôi thì phải về thủ đô để vào đại học.
Tối đó tôi thấy cha tôi ngồi chồm hổm trước sân hút hết điều thuốc này đến điếu khác còn mẹ tôi ngồi cạnh đó lâu lâu thở dài. Cha tôi lầm bẩm: "Cả hai đứa con mình đều học giỏi. Sau này sẽ có tương lai". Me tôi chùi nước mắt nói:
- Giỏi thì làm được gì" Bây giờ mình lấy tiền đâu mà cho chúng nó đi lên tỉnh học"
Lúc đó em trai tôi ở đâu không biết bước tới trước mặt ba má tôi nói:
- Ba. Con không muốn đi học tiếp nữa đâu vì con thấy với nơi thôn dã này con đã học đủ rồi.
Em tôi vừa dứt lời thì ba tôi vùng dậy vung tay xáng cho nó một bạt tay vào mặt quát:
- Tại sao lại có tư tưởng chủ bại hèn nhát như vậy" Tao nói cho mày biết cho dù tao có phải qùy lậy ngoài đường xin tiền tao cũng phải nuôi tụi bay ăn học đến nơi đến chốn mày hiểu không"
Em tôi tiu ngỉu chạy vào nhà còn tôi thì ngạc nhiên tại sao cha tôi lại qúa cứng rắn với em tôi như vậy. Nó cũng chỉ vì thương cha mẹ mà thôi... Tôi âm thầm ôm đầu em tôi nhẹ xoa khuôn mặt sưng đỏ an ủi:
- Là con trai em phải tiếp tục học dù khó khăn thế nào, ý ba muốn vậy vì chỉ có thế thì gia đình mình mới thoát ra khỏi cuộc sống bần hàn này. Còn chị thì chị quyết định không lên học đại học nữa để bớt gánh nặng cho cha mẹ.
Ngay ngày hôm sau cha tôi đi gõ cửa từng nhà trong làng để hỏi mượn tiền nhưng em tôi thì không biết đã bỏ nhà ra đi từ lúc nào. Kiểm điểm lại thì chỉ thấy nó mang theo vài bộ đồ cũ một vài củ khoai. Tôi thu dọn chỗ tôi nằm thì ở dưới gối một mảnh giấy nhỏ của thằng em để lại vắn tắt hai hàng: "Chị thương. Xin vào đại học không phải dễ, chị không bỏ được. Em sẽ kiếm việc làm để phụ cho cha mẹ. Em".
Tôi vò mẩu giấy trong tay ngồi khóc cho đến khi mắt khô rát xót xa: "Nó mới mười bẩy tuổi làm sao làm việc nặng nhọc được cơ chứ". Cũng may là cha tôi mượn được tiền nên cha tôi buộc tôi phải tiếp tục học còn thằng em tôi đi làm phu hồ cũng giúp gia đình một phần nào vì vậy tôi cặm cụi học không bỏ phí thời gian để khỏi phụ lòng em tôi. Trong niên học năm thứ ba ở đại học, một bữa kia khi tôi đang gạo bài trong phòng trọ thì một bạn đồng phòng đến vỗ vai tôi nói:
- Có một cậu nhà quê đến kiếm chị đang đợi ở ngoài cổng cư xá.
Tôi lấy làm lạ: Tại sao lại có cậu bé nhà quê nào kiếm tôi. Tôi vội bước ra cổng cư xá đại học thì thấy em tôi đứng lấp ló sau cây mộc lan và khi lại gần thì tôi thấy quần áo nó dính đầy đất cát, xi măng trông thật lam lũ, tôi hỏi:
- Tại sao em không bảo người ta em là em của chị rồi lên thẳng phòng chị mà lại lấp ló thế này"
Nó thản nhiên cười:
- Trông em như thế này em không muốn họ biết em là em của chị rồi họ sẽ dè bỉu chị.
Nghe em nói vậy nước mắt tôi trào ra tôi vội ôm em vào lòng rồi phủi bụi cát trên người nó rồi tôi nghẹn ngào:
- Chị không sợ gì đâu em à. Dù trông em ra làm sao thì em luôn luôn là em của chị. Lần sau em không nên làm thế.
Em tôi móc trong túi ra một cái kẹp tóc hình con bướm đưa cho tôi rồi nói:
- Em thấy con gái ở cư xá này hầu như ai cũng có cái kẹp tóc này nên em mua cho chị một cái, chị kẹp thử lên đi.
Tình thương của em tôi dành cho tôi khiến tôi không cầm được xúc động nên tôi ôm ghì em tôi vào mình và chỉ biết khóc.
Tới năm tôi hai mươi ba tuổi thì em tôi cũng đã hai mươi và đây cũng là lần đầu tôi mời bạn trai tôi về nhà để biết gia đình tôi. Tôi thấy cái cửa xổ bể trước kia đã được thay thế cửa mới và trong nhà thì đã được dọn dẹp ngăn nắp trông không đến nỗi qúa tệ. Sau khi bạn trai tôi từ giã tôi nhẩy cẫng lên cám ơn mẹ tôi:
- Má. Cám ơn má đã cực nhọc thu dọn nhà cửa vì con.
Mẹ tôi mỉm cười:
- Đó là thằng em của cô đó chứ không phải mẹ đâu. Con có nhìn thấy tay nó bị cắt mấy nhát vì sửa cửa sổ không"
Nghe vậy tôi vội chạy vào căn phòng nhỏ của thằng em nhìn nó gầy gò hốc hác tôi cảm thấy như có cả ngàn mũi kim đâm vào tim tôi. Tôi vội băng bó vết cắt ở tay nó và hỏi:
- Em đau lắm hở. Cám ơn em đã khổ cực vì chị.
Nó vẫn thản nhiên:
- Đâu có gì mà đau chị. Khi em làm phu hồ chỗ xây nhà cửa đó gạch đá rơi vào chân em thường xuyên mà cũng đâu làm trở ngại công việc ...
Nó ngưng ngang câu nói và tôi hiểu... tôi vội quay đi khi mắt tôi cay cay nhạt nhòa...
Năm em tôi hai mươi ba tuổi tức là tôi hai mươi sáu thì tôi lấy chồng và sống tại thủ đô. Chúng tôi nhiều lần năn nỉ cha mẹ và em tôi đến sống chung với vợ chồng tôi nhưng cha mẹ tôi đều từ chối vì cha tôi nói quen với đồng ruộng về thành phố cha tôi không biết làm gì mà sinh sống. Em tôi trấn an tôi:
- Chị à. Chị còn gánh nặng bố mẹ gia đình nhà chồng. Chuyện cha mẹ đã có em lo.
Nhân dịp được thăng chức giám đốc tại sở làm, chồng tôi muốn mượn em tôi là trưởng khối bảo trì nhưng em tôi lại từ chối chức vụ đó mà chỉ muốn là thợ sửa chữa mà thôi. Một ngày nọ em tôi leo lên cột sửa giây cáp, bị điện giật và phải nằm điều trị tại bệnh viện. Vợ chồng tôi đến thăm và khi nhìn chân em tôi bị cháy xém tôi cảm thấy bất nhẫn càu nhàu:
- Tại sao em lại từ chối chức vụ trưởng khối để khổ thế này. Tại sao em không chiều anh để chị được yên tâm. Em đã khổ vì chị nhiều rồi bây giờ chị phải…
Em tôi ngắt ngang với bộ mặt nhiêm chỉnh:
- Chị à. Anh mới nhận chức giám đốc và em không học ở trường nào ra cả mà lại làm trưởng khối rồi người ta xầm xì thì uy tín anh ấy ra sao"
Nghe vậy, chồng tôi khựng người cảm động không nói được ra lời. Tôi cố biện bạch:
- Sự thiếu bằng cấp của em là do chị nhưng qua nhiều năm làm việc cực nhọc em cũng có kinh nghiệm đâu kém gì…
Em tôi xua tay lắc đầu noí:
- Chị đừng nhắc lại chuyện qúa khứ nữa. Thế này là em cảm thấy ấm cúng rồi.
Khi em tôi hai mươi sáu tuổi nó trở về thôn làng kết hôn với một cô gái quê. Trong tiệc cưới có người hỏi em tôi:
- Trong đời cậu. Ai là người cậu kính trọng và thương yêu nhất"
Mọi người im lặng chờ đợi… Em tôi không cần suy nghĩ trả lời nhanh:
- Chị tôi.
Mọi người tự nhiên im lặng như chờ đợi một sự giải thích thì em tôi chậm rãi tiếp:
- Khi chúng tôi còn học lớp nhì lớp nhất tiểu học thì chị em tôi phải đi bộ qua một cánh đồng để đến trường ở một làng bên đó. Mỗi ngày chúng tôi phải đi bộ cả giờ để tới trường cả lượt đi lượt về bất kể trời lạnh hay nóng, nắng hay mưa. Một bữa vào mùa đông kia tôi bị mất một chiếc dép chị tôi cởi một chiếc dép của mình nhường cho tôi và chị đi với một chân không. Khi về đến nhà chân chị tôi bị lạnh tê cứng đến nỗi bước đi khập khễnh không vững nữa. Từ ngày đó tôi tự hứa rằng tôi còn sống ngày nào thì tôi sẽ săn sóc bảo vệ cho chị tôi.


Khi em tôi dứt lời cả phòng tiệc vỗ tay tán thưởng và mọi người ngoảnh mặt ngó tôi với ánh mắt đầy thiện cảm khiến tôi cảm động không cầm được nước mắt. Điều làm tôi xúc động nhất là sự thương yêu mà em tôi đã dành cho tôi từ khi nó còn là một đứa trẻ và em tôi đã hy sinh cả đời mình cho tương lai của tôi.


Chết Vẫn Còn Lo – Mõ Sàigòn

Hàn Bá Du ở đất Lương, nổi tiếng là người hiếu thảo, nên được láng giềng ngợi khen, ngàn ngàn quý mến. Đã vậy còn nói với Du rằng:
- Những điều làm được còn quá ít, những điều cần làm thì quá nhiều, riêng ngươi hiếu hạnh với mẹ cha, thì coi như trọn chữ nghiệp duyên nơi cõi này đó vậy.
Du nghe thế, hứng khởi trong lòng, nên càng cố chiều mẹ nhiều hơn nữa. Thậm chí những chuyện không phải cũng bấm bụng cho qua, bởi cứ khăng khăng nghĩ rằng: "Làm những việc phật ý, cũng là một cách mài giũa cho người ta có thêm lòng nhẫn nhục. Huống chi là mẹ của mình. Lẽ nào lắc đầu mà coi được hay sao"". Bạn nối khố của Du là Đại Nghiệp, hiểu được hoàn cảnh của Du, nên nhân lúc ngồi gói bánh tét với nhau, mà nói vời Du rằng:
- Vẫn biết là đèn nhà ai nấy… tắt, nhưng đệ vẫn muốn khuyên huynh một lời. Có đặng hay chăng"
Du lẹ làng đáp:
- Trăm lời còn được hà huống chỉ có một. Chờ chi chưa trút"
Nghiệp yên lòng nói:
- Ngựa nhớ tàu. Chim nhớ tổ. Tim người cũng là máu thịt mà ra, thì hiếu để với mẹ cha cũng không có gì sai trái. Chỉ là không phân nặng nhẹ, chẳng luận đúng sai, thì e nếp cũ nên quen sẽ gây nhiều rắc rối.
Du nghe Nghiệp bàn trớt quớt như vậy, mặt bỗng nghệch ra. Ngơ ngác nói:
- Đệ từ nào tới giờ luận bàn minh bạch, trong đục rõ ràng, mà nay lại phán những lời tràn ngập tối tăm, là nghĩa làm sao"
Nghiệp nhìn vào phòng trong, thấy mẹ của Bá Du đang mãi mê đắm mình vào phim tập, nên ghé miệng vào tai. Nhỏ giọng mà rằng:
- Đã là người, thường có hai đường để chọn. Một là đi tu, hai là lập gia đình. Huynh vì hiếu để với mẹ cha, nên không thể nương nhờ nơi cửa khác, lại càng không dám gởi mẹ vào nhà dưỡng lão, nên chuyện nợ duyên ắt khó lòng tránh được. Có điều huynh nghe mẹ toàn phần, bất kể trúng trật ra sao, thì ít nữa chữ phu thê mần răng huynh tính"
Du đực mặt đáp:
- Xuất giá tòng phu. Nếu không tòng phu thì còn xuất giá làm chi nữa"
Nghiệp lắc đầu một hơi mấy cái, rồi nghiêm mặt nói:
- Trường học và trường đời. Tưởng gần chớ thực ra cách xa hàng vạn dặm, nên chữ tòng phu chỉ nằm trên trang giấy. Huynh hổng nhận biết hay sao"
Du ngẩn mặt đáp:
- Không! Từ nào tới giờ ta chỉ lo thờ mẹ. Chớ chưa dịp… thờ ai, nên chẳng kịp nghĩ suy gì hết cả!
Nghiệp nghe Du trả lời  như vậy, liền thở ra một cái. Chậm rãi nói:
- Mỗi lần nhà đệ có khách, mẹ đệ thường hay nói với khách rằng: "Con nào cũng là con, nên không hề phân biệt. Ai đâu tôi không biết, nhưng trong mái nhà này, thì tôi thương con dâu như là con ruột.", nhưng khi có bát canh ngon, hoặc ai cho món gì, thì lại dúi cho con ruột, còn con dâu cứ vòng quanh đứng ngóng. Đệ nghĩ: "Nếu huynh không chuẩn bị cho xa, ắt bão lửa sẽ về sau đám cưới.".
Rồi nặng nhọc nói:
- Cuộc đời ngắn ngủi. Thoáng một cái là da mồi tóc bạc, thì giữ được cái gì lo mà giữ. Sao lại để mất đi"
Du trố mắt nhìn Nghiệp. Sửng sốt nói:
- Mẹ huynh khỏe mạnh, tâm trí bình thường, thậm chí có hôm… điều binh khiển tướng từ khuya tới sáng mà chẳng ăn thua, thì còn để ý lưu tâm mần chi nữa" Phần gia cảnh tuy không giàu có hơn người, nhưng cũng đủ cho mẹ của huynh hai ngày chơi năm chến. Nay đệ khuyên huynh phải lo giữ gìn kẻo lỡ mất đi, khiến huynh bồn chồn trong dạ, bởi hổng hiểu do đâu đệ lại khuyên tào lao như thế"
Nghiệp toan trả lời, nhưng khi nghe tiếng lục đục ở phòng trong, bỗng nghĩ đến chữ đệ huynh bao ngày kết tụ, liền vội kéo Du đến bàn, chấm tay vào ly trà mà viết: “Nghe vợ mà không nghe mẹ, thì mẹ còn. Nghe mẹ mà không nghe vợ, thì vợ mất. Huynh biết giữ thì còn. Không biết giữ thì mất, mà một khi đã mất đi, thì mọi khổ đau sẽ về huynh tất cả.”
Rồi thời gian như nước ròng nước lớn, cứ vậy mà trôi, cho đến một hôm Du bị mẹ đánh đòn, đến bầm dập cả châu thân, nhưng thủy chung vẫn không dám than van lời nào hết cả, rồi đến lúc mẹ hiền đi đánh tiếp, Du mới chạy vào phòng, lôi cuốn Nhật ký ra. Cặm cụi viết: Từ ngày mẹ đắm chìm trong bài bạc đến nay, thường hay lỡ vận, nên mang bực dọc về nhà, đổ vào thân ta, khiến cả tứ chi không có nơi nào lành lặn. Ta nghĩ: «Đối với công sinh thành dưỡng dục, mà có bị đánh vài chục roi, để mang sự an ổn tâm linh về cho mẹ, thì chuyện đó không có gì ta thán. Đàng này ta chỉ sợ mẹ đánh đập quen tay, rồi hàng xóm chung quanh lại cho rằng mẹ hiền ta hung dữ, thì trước là nghĩ không tốt về mẹ, sau tội nghiệp cho ta, sau nữa chuyện sui gia cũng khó bề xuôi rót…».
Mấy ngày sau Du lại bị đập, rồi cách ngày lại bị, rồi bị đập mỗi ngày, mà chẳng biết làm sao. Thét rồi cũng phải ghi vào trang giấy: Mẹ là người hiền thục, tận tụy với gia đình. Cho đến ngày cha bị về với tổ tiên, đã xô đẩy mẹ tìm quên nơi máy kéo. Mới đầu thì một đồng, sau tiến đến một trăm, sau nữa cả… phọc-nai mẹ làm bay hết cả. Ta có nói với mẹ rằng: «Bài bạc chỉ xô người ta xuống chớ không kéo người ta lên. Sao mẹ lại rơi xuống lẹ làng mau như thế"». Mẹ trợn mắt đáp: «Cha đi mang theo tình mẹ, khiến mẹ phải tìm chốn tựa nương. Chớ chẳng phải đắm chìm chi hết cả!». Ta bỗng dưng nhìn mẹ, thấy sợi tóc mai đã bạc dần theo năm tháng, nên hoảng hốt bảo thầm trong bụng: Tiền bạc là vật ngoại thân. Chỉ có mẫu tử thiêng liêng mới sống còn qua năm tháng. Nay mẹ vì nhớ cha mà sinh ra bài bạc - thì cái bài bạc đó là do sự… thương mến mà ra - thì ta không thể vì một chút ngoại thân mà phá đi tấm chân tình của mẹ.
Mà không biết có phải tổ chỉ đãi người mới vào, hoặc tuổi kỵ với… nhà băng, mà bao tiền của dành cho hậu sự mai sau đều ra đi hết cả, khiến trong lòng bất định, rồi trút xuống thằng con, thành thử Bá Du phải chịu đau ngồi viết tiếp: Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi. Câu ca dao này tuy thiệt ráng tin, nhưng tự thâm sâu vẫn ôm nhiều thắc mắc, là bởi, roi vọt vô tình chơi nhằm chỗ hiểm, thì chẳng những chưa kịp thưởng thức sự thương yêu, lại hóa ra suốt kiếp đeo mang nhiều thương tật. Ta bàng hoàng chợt nghĩ: « Chớ phải chi mẹ ghét ta một lần, để ta cảm nhận được cái ngọt bùi nó khác lạ làm sao, đặng ở mai sau ta biết đàng giáo dục. Chớ cứ một món mà chơi hoài chơi riết, e hết cuộc đời cũng chẳng hiểu làm sao, là hễ thương con phải tay dần tay đục.».
Cho đến một hôm, Du bị mẹ đánh đòn. Đánh mõi cả tay mà Du vẫn khóc, khiến bà bực tức không thể nào kềm chế được, liền giận dữ gắt:
- Mỗi khi bị tao đánh, mày khóc. Lúc tao hết đánh, thì mày hết khóc. Nay tao đánh đã mõi tay, cơ hồ không đánh thêm được, mà mày vẫn cứ hu hu, là nghĩa làm sao"
Du nghèn nghẹn đáp:
-Hôm nay mẹ đánh con lâu, sợ hàng xóm biết được, rồi cảnh sát đến nhà, thì xuân này con hưởng tết với ai" Nghĩ thế mà con khóc.
Mẹ của Du cau mặt hét:
- Hàng xóm ở đây còn đánh đập bạo hơn tao. Làm sao tao ngán"
Du vừa khóc vừa đáp:
- Chỉ cần ba số không, là đời mẹ đi vào nơi tăm tối. Con không nỡ nhìn mẹ đi vào nơi tăm tối, nên ôm mặt khóc ròng. Chỉ là sự dạy dỗ ở xứ ni, không nằm nơi cây cối.
Mẹ của Du lặng người đi một chút, rồi khựng người nói:
- Nếu mày sợ tao đi tù, thì phải khóc nhỏ lại. Đàng này mày chẳng những khóc to, mà lại khóc dài, thì còn nói đến mẫu tử thâm sâu làm chi nữa"
Du phủ phục xuống đáp:
- Mỗi khi mẹ đánh, con thấy đau, thì biết mẹ đang còn mạnh khỏe, mới có sức mà phang nhiều như thế, nên dù thân xác có bầm dập, thân thể có xác xơ, vẫn biết được mẹ với con luôn cận kề trong sớm tối, nên con khóc ít là vậy. Còn bây giờ, mẹ đánh đã mõi tay, đến độ không còn đánh được, mà con chẳng thấy đau, thì hiểu rằng sức khỏe của mẹ mỗi ngày hao mỗi ít…
Rồi đưa tay gạt nước mắt mà nói rằng:
- Mẹ yếu thì sinh bịnh. Có bịnh thì phải kiếm đại phu. Đến đại phu thì phải có tiền, nhưng tiền thì mẹ đã đem đi đánh bài hết cả. Nghĩ tới đó nên con không cầm được nước mắt.
Mẹ của Du xẳng giọng đáp:
- Nhà ba mày đã trả xong. Kẹt lắm thì đi cầm. Hà cớ chi mày lại tiếng điều quá như thế"
Rồi liệng cái roi xuống đất, cắp nón ra đi, để lại cho Du một nỗi buồn vô hạn. Du lần đi xuống bếp, lấy muối rịt vào những vết đau, rồi lần đến thư phòng, lôi cuốn sách Tử vi ra mà đọc, những mong tìm được trong đó đôi điều an ủi, thời bất chợt một trang giấy vàng úa rớt ra, khiến Du tò mò mở ra đọc. Viết rằng: «Cha mẹ khi nhìn đứa con của mình, thường đặt vào đó niềm hy vọng, những mong con làm rạng rỡ tổ tiên, hầu được nhiều nơi quý mến. Và như vậy, lúc thì ôn tồn khuyên bảo. Lúc thì xách cây xử phạt. Tựu trung đều muốn cho con nên người hết cả. Nhưng dù cho có là cha mẹ, am hiểu chuyện đời, nhưng cũng lắm khi rơi vào nơi quẩn bách, hoặc hoàn cảnh éo le, nên đối với con cũng đôi khi không kềm chế được. Chung là như vậy, nhưng riêng trong gia đình mình, thì mẹ của con - từ rất nhỏ đã mê Cô Gái Đồ Long - nên ước ao tệ lắm cũng trở thành Chu Chỉ Nhược, thành thử dốc lòng đi học võ. Mới đầu thì đánh bạn học. Sau đánh ghen dùm. Đến khi có chồng thì chỉ biết đánh chồng con, nên cả đời ta phải lặng im để tránh bớt đi làn mưa đạn. Nay hiểu được chuyện này, thì hãy vì lòng hiếu thảo, mà quên đi những trận đòn của mẹ con. Chớ đừng mang lòng oán hận, bởi mẹ con sỡ dĩ ồn ào như vậy, là vì không hoàn thành được tâm nguyện mà ra».
Ngoài trời mây đen kéo về, mà mồ hôi Du ướt đầm ra cả áo. Bất chợt nhìn lên giá sách ở thư phòng, Du thấy mấy cuốn Tự học Nội công đang nằm chơi ở đó, bèn lạnh cả sống lưng. Lẩm bẩm mà rằng:
- Ta sống với mẹ đã bao năm, mà tâm ý của người không thấu được, thì còn hiếu để được hay sao"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.