Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Những Cái Chết Cô Đơn

22/01/200800:00:00(Xem: 2392)

Cuối tuần qua, cả nước Úc lại một lần nữa bàng hoàng sửng sốt về tin một cụ già cô độc chết sình thối gần 2 tuần trong căn chúng cư chính phủ của ông ở Artarmon trước khi được phát hiện. Đây là lân thứ nhì trong vòng năm ngày mà có hai vụ người già sống cô độc rồi chết trong cô quạnh suốt nhiều ngày mà không ai biết đến hoặc đoái hoài đến cho tới khi thi thể sình thối hoặc khô rữa của họ được phát hiện. Trước đó 5 ngày thì thi hài của một cụ già khác đã chết gần 1 năm trong căn nhà chính phủ ở Yagoona được phát hiện. Những cái chết này khiến cho người ta nhớ đến 7 cái chết tương tự trong những tháng đầu tiên của năm 2006. Bốn trong số 7 người chết năm 2006 và hai ông cụ xấu số năm nay, đều là người ở thuê trong những căn chúng cư của chính phủ dành cho người già có lợi tức thấp. Dân chúng nhiều người lắc đầu than thở, không hiểu vì sao mà trong một xã hội văn minh tiên tiến, dường như rất nhân bản này mà những thảm nạn này vẫn có thể xảy ra. Lúc ấy, cũng như bây giờ, có nhiều kẻ đã lớn tiếng lên án các cơ quan chính phủ hữu trách như bộ Dịch Vụ Cộng Đồng (DoCS) hoặc bộ Gia Cư (Housing Department) đã lơ là, chểnh mảng, không thăm nom, dòm chừng những người già yếu để rồi xảy ra những trường hợp đáng thương như thế. Giới truyền thông lên đặt lên những câu hỏi về sự chểnh mảng, sơ sót trong phong cách làm việc của các công chức liên hệ. Thế nhưng, đặc biệt là trong trường hơp ông cụ Jorge Coloma ở Yagoona, người ta không khỏi thắc mắc về hàng xóm của ông" Họ ở đâu" Vì sao họ không để ý thấy thư từ dồn đống trogn hộp thư của ông suốt 12 tháng liền" Vì sao họ không thông báo với giới hữu trách trước đó" Có phải vì họ chẳng muốn bị phiền toái, vướng bận chăng" Có phải xã hội ngày hôm nay đã khiến chúng ta quá bận rộn nên không thể dò hỏi khi thấy có chuyện không bình thường xảy ra quanh chúng ta hay không" Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài viết của Farah Farouke, chủ bút đặc trách các vấn đề xã hội của nhất báo The Age vè vấn đề này, nhan đề The Loneliest Number – Con Số Cô Đơn Nhất.

*

Đấy là một cái chết thật đáng thương tại thành phố Cảng. Trong lúc thơ từ chất đống ngổn ngang và các cuốn điện thoại niên giám bị vất la liệt trước cửa, không có ai ngó ngàng đến thì ông Jorge Chambe Coloma, 64 tuổi, nằm chết rũ trong căn chung cư thuộc bộ gia cư ở miền Tây Nam Sydney mà không ai thèm đoái hoài đến.
Người ta tìm thấy thi thể của ông nằm trên giường, y phục chỉnh tề, lúc lính cứu hoả cùng cảnh sát đập cửa vào phòng sau khi hàng xóm của ông để ý thấy có điều gì đó không ổn và báo cáo với nhà chức trách. Sau đó thì người ta khám phá rằng ông Coloma đã chết cả năm rồi mà không ai hay biết cả.
Ngay cả thám tử cảnh sát Ian Pryde, giám đốc tội ác sự vụ của đồn cảnh sát Bankstown gần đấy cũng phải bày tỏ sự ngạc nhiên tột cùng của ông. Ông nói: “Thật hết sức tưởng tượng. Ông này sống ở đấy rất lâu rồi chết mà không ai hay biết gì cả, không ai để ý đến trong suốt một năm trời. Tôi không muốn quy trách nhiệm, đổ lỗi cho bất kỳ một ai hết. Thế nhưng, vì lý do nào đó mà ông lão này đã nằm trơ như thế mà không ai biết đến trong một khoảng thời gian đáng kể. Quả thật đáng buồn. Đáng buồn”.
Đấy quả là một chuyện khá bất thường: một cú sốc cho dân chúng ở Sydney đang vui vẻ trong dịp nghỉ hè, cũng như cho giới truyền thông vốn đang mải miết theo đuổi chuyện thai nghén của cô đào hát bóng Nicole Kidman. Thế nhưng, câu chuyện về cái chết cô đơn của ông Jorge Coloma không phải bất thường đến độ không có tiền lệ.
Cách đây một tháng, ở Brooklyn, Nữu Ước, thì thơ từ của bà cụ già Christina Coperman, cũng ứ dồn thành đống ngổn ngang trước khi thi thể của bà được tìm thấy trong hành lang nhà bà. Cảnh sát cho biết bà đã chết trong khoảng từ 1 năm đến 18 tháng trước đó. Và ở Victoria, vào năm 2003 thì người ta tìm thấy thi hài của ông Charles Hutchison sau khi ông chết gục hơn 12 tháng trong căn phòng thuộc bộ gia cư. Và, theo văn phòng thẩm định y lý tử thi (coroners office) của tiểu bang Victoria thì chuyện người ta chết gục một thời gian khá dài tại tư gia trước khi thi hài được khám phá không phải là chuyện hiếm khi xảy ra.
Tại sao lại có thể có những chuyện như thế được" Ông Tony Vison, nhà nghiên cứu xã hội vốn đã từng nghiên cứu về sự gắn bó – hoặc thiếu gắn bó – trong xã hội tại các vùng ngoại ô và các tỉnh lẻ khắp nước Úc cho tổ chức Dịch Vụ Xã Hội Chúa Cứu Thế (Jesuit Social Services) cho biết: “Tôi thất dường như, trong những điều kiện tân thời hiện nay, người ta lại càng dễ dàng có một cuộc sống cô độc riêng tư, từ sự lựa chọn của họ hoặc vì hoàn cảnh đẩy đưa”.


Ông nói thêm: “Thời bây giờ đã thay đổi đến độ người ta không còn dự phần vào những hoạt động mang tính đia phương, chòm xóm, không còn những sự tương trợ lẫn nhau mà chúng ta từng miêu tả như “tình hàng xóm” (neighborliness), hoặc trông chừng lẫn cho nhau. Tất cả những điều này đã bị thay thế bởi nhiều điều kiện khác chẳng hạn như công việc và những bận rộn từ các mối quan hệ xã giao khác”.
Sự mất mát của tính cộng đồng xã hội này đã được nhà xã hội học Robert Putnam thuộc viện đại học Harvard nghiên cứu. Trong quyển sách rất có nhiều ảnh hưởng của ông tựa đề “Bowling Alone” (Đánh Banh Một Mình), được xuất bản năm 2000 và là một sự đúc kết của 25 năm nghiên cứu, ông đã miêu tả tường tận sự thoái hoá của tình thân gắn bó trong xã hội Hoa Kỳ qua sự suy sụp của những hoạt động mang tính cộng đồng khi người ta ngày càng từ bỏ những trò giải trí có tổ chức hẳn hoi. Ông cho rằng khi con số thành viên của các câu lạc bộ chính trị, của công đoàn, của các hội thể thao bị giảm sụt thì sự hỗ tương trong xã hội cũng suy giảm theo.
Về căn bệnh xã hội này, vốn có nhiều điểm tương đồng ở Úc, ông Putnam viết: “Sự tàn lụi của công đồng trong nhiều thập niên qua đã xảy ra rong âm thầm khiến người ta không ngờ đến. Chúng ta chỉ để ý đến ảnh hưởng của nó qua những căng thẳng trong các khoảng trống hẹp hòi của đời tư chúng ta và sự suy đồi trong đời sống công cộng của chúng ta”.
Rõ rệt hơn nữa, ông cho rằng việc “những cái vốn xã hội” bị bào mòn đã hiển hiện thật rõ rệt qua những chuyện đã biến mất mà không ai để ý đến như “tiệc tùng trong xóm, bạn bè tụ họp, sự tốt bụng mọt cách không suy nghĩ đối với người ngoài”.v.v.
Câu chuyện của Jorge Coloma có thể được dùng để minh hoạ cho vấn đề nói trên. Thế nhưng, ông  Vinson cho rằng việc đổ lỗi, quy trách nhiệm không phải là giải pháp mang tính xây dựng cho vấn nạn vốn đã được cái chết này đã làm nổi bật lên. Chúng ta cần có nhiều giải pháp khác thông minh hơn, đầy tính sáng tạo hơn để bù đắp cho sự suy thoái của tinh thần hỗ tương chòm xóm thuở xưa, đặc biệt là ở những khu vực nghèo khó và trong số những người già nua.
Chương Trình Canh Tân Chòm Xóm (Neighborhood Renewal) có thể tái tạo được tinh thần này. Chính phủ Victoria hiện đang tài trợ cho 16 chương trình như thế được hoạt động hầu thu hút sự tham gia của dân chúng địa phương vào các dự án trong cộng đồng của họ. Ông Vinson cho biết rằng ngay cả một số biện pháp đơn giản hơn cũng có thể làm tăng tinh thần hỗ tương xóm giềng, như chương trình ở Lane Cove – một vùng ngoại ô của Sydney – được khởi sự hơn 30 năm trước đây, qua đó, cư dân được khuyến khích dán một tấm biển màu lên cửa sổ nếu họ có chuyện khó khăn.
Giám mục Philip Huggins, chủ tịch hội đồng quản trị của tổ chức từ thiện Brotherhood of St Laurence cũng có suy nghĩ tương tự. Ông nói: “Tôi buồn vô hạn vì trường hợp này, thế nhưng đổ lỗi, quy trách nhiệm trong trường hợp này chỉ là một hành động thiếu từ tâm. Đấy quả là một cái chết thảm thương, thế nhưng, bài học mà chúng ta có thể thâu gặt được từ vụ này là chúng ta - mỗi cá nhân cũng như mỗi cơ quan cung cấp dịch vụ xã hội - cần quan tâm nhiều hơn nữa. Đôi khi người ta có thể  bị lọt ra ngoài rìa vì người ta thiếu khả năng giao tế hoặc người ta không có khả năng để tạo dựng được những mối quan hệ xã giao. Chúng ta cần phải đảm bảo rằng xã hội chúng ta có thật nhiều nơi chốn để người ta có thể biết được rằng họ chỉ cần bước qua ngạch cửa là đã tìm được sự chấp nhận”.
Ông Coloma thích được cô độc. Hàng xóm của ông rõ ràng biết rất ít về cuộc đời của ông. Họ cho biết ông thích uống rượu, và, sau khi ông đã qua đời, miêu tả ông bằng những câu sáo ngữ chung chung như một người rất lịch sự, lễ độ và dễ tính. Cảnh sát xác nhận rằng ông không có bạn bè thân thuộc gì cả.
Chiếu theo kết quả kiểm tra dân số gần đây nhất thì hiện nay 23% nóc gia toàn Úc gồm những người sống độc thân cô lẻ. Trung bình thì những người sống trong những nóc gia như thế đều lớn tuổi hơn những người trưởng thành trong những nóc gia loại khác.
Thế nhưng ông David de Vaus, một nhà xã hội học đang làm một cuộc nghiên cứu dài hạn về nếp sống đơn độc cho biết rằng, khác với quan niệm chung của xã hội, những người sống đơn độc không hẳn đã cô đơn hơn những người khác. Theo ông thì những trường hợp ngoại lệ khi người sống đơn độc cũng cô đơn là đàn ông trong lứa tuổi 40-60. Những người này cho biết họ ít có quan hệ với người khác.  Trong khi những trường hợp như thế đưa ra nhiều thử thách khó khăn cho một xã hội ngày càng già nua, một bài học luận lý khác mà người ta có thể học hỏi được qua trường hợp của ông Coloma là đấy không phải là cách mà đại đa số chúng ta sẽ giã từ cuộc đời.
Ông de Vaus nói: “Trường hợp này không phải là biểu hiệu cho “sự giẫy chết của xã hội”. Nếu không thì chúng ta sẽ thường xuyên gặp chuyện như thế. Đấy chỉ là một trường hợp thật đáng buồn, và rất hiếm có”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.