Hôm nay,  

Airbus-boeing: Không Chiến Tại Paris

06/07/200500:00:00(Xem: 4939)
Minh Hoàng, VNN
(Theo Business Week)
Cuộc tranh luận ầm ĩ từ lâu giữa Airbus và Boeing về vấn đề trợ cấp việc sản xuất máy bay lại tiếp tục được kích động với những phát biểu cứng rắn tại cuộc trưng bày hàng không ở Paris vào giữa tháng 6 vừa qua, cho thấy Mỹ và Liên hiệp Châu Âu vẫn đang sắp sửa gây chiến với nhau trước Tổ chức Thương mại Thế giới. Chủ tịch Airbus, ông Noẽl Forgeard, phát biểu trong một cuộc họp báo rằng các nhà sản xuất máy bay Châu Âu sẽ buộc phải nhờ đến sự tài trợ của chính phủ cho chiếc máy bay phản lực mới A350 vào tháng 9, trừ khi Mỹ đồng ý một danh sách các yêu cầu chấm dứt những điều mà Airbus cho là một sự hỗ trợ bất công dành cho Boeing.
Ông cho biết công ty mẹ của Airbus, Công ty Quốc phòng và Nghiên cứu Không gian Châu Âu, đã hoãn buổi ra mắt chính thức chiếc A350 đến tháng 9, "để cho phép một khoảng thời gian tối đa có thể cho việc đàm phán," với hy vọng chuyển hướng toàn bộ tiến trình trước WTO. Nhưng ông nói: "Đây là lần [gia hạn] cuối cùng của chúng tôi."

Bài ngửa
Gần đây, cả Mỹ lẫn EU đều than phiền với WTO, kết tội nhau về việc tài trợ sản xuất máy bay không công bằng. Airbus nói rằng nếu việc này tiếp tục, có thể họ sẽ phải tìm cách vay tiền chính phủ các nước Châu Âu để trang trải đến một phần ba chi phí sản xuất chiếc A350 vào khoảng 5,4 tỷ đôla.
Dù cả hai bên đều nói mình hy vọng cuộc thương lượng sẽ thành công nhưng rõ ràng Forgeard và các quan chức Airbus khác đang ở trong một tâm trạng sẵn sàng chiến đấu trong cuộc trưng bày này. "Chúng tôi sẵn sàng chơi bài ngửa tất cả, nhưng tất cả phải có nghĩa là tất cả," Philippe Delmas, phụ trách các vấn đề chính phủ của Airbus nói.
Theo Delmas, để đổi lấy việc Airbus từ chối những khoản nợ mà chính phủ các nước Châu Âu cho vay, Boeing cũng phải từ chối các khoản miễn thuế của chính phủ Mỹ cũng như các khoản hỗ trợ gián tiếp dưới dạng hợp đồng quốc phòng và nghiên cứu không gian có thể đem lại lợi nhuận cho việc kinh doanh máy bay phản lực thương mại của họ.

Đến Washington
Ông cũng kêu gọi Boeing từ bỏ những khoản viện trợ mà Nhật cung cấp cho các nhà thầu địa phương, những người tài trợ chiếm khoảng 35% chiếc máy bay mới 787 Dreamliner. Trước đây, hãng Airbus chỉ dám điểm nhẹ những lời than phiền của mình về vai trò của Nhật với chiếc 787 vì sợ chính phủ và các quan chức hàng không Nhật nổi giận. Ngoài ra, Airbus còn kêu gọi chấm dứt ngay lập tức việc tín nhiệm thuế đối với hàng hóa nước ngoài, một việc mà Mỹ đang từ từ tìm cách rút lui, vốn có lợi cho Boeing.


Những yêu cầu này nhanh chóng nhận được phản hồi của giám đốc hãng Hàng không Thương mại Boeing, ông Alan Mulally, bác bỏ luận điệu của Airbus về việc công ty Mỹ này được hưởng tài trợ. Theo ông, việc một số chính quyền tiểu bang và địa phương miễn thuế cho Boeing "không liên quan" đến những tranh chấp thương mại. Ông nói: "Nếu Airbus hay bất cứ ai muốn đến làm việc ở Washington, họ cũng sẽ được hưởng những thuận lợi tương tự." Ông cũng phủ nhận việc kinh doanh thương mại của Boeing được hưởng lợi từ việc nghiên cứu không gian do chính phủ tài trợ, và ông cho biết lợi nhuận mà họ thu được từ các hợp đồng quốc phòng là rất ít ỏi.
Dù nói rằng ông vẫn hy vọng việc thương lượng sẽ thành công nhưng đến lượt mình, Mulally lại buộc tội công ty Châu Âu kia vi phạm một hiệp định song phương ban đầu về việc tài trợ sản xuất máy bay. Hiệp định này, ký vào năm 1992, cho phép Airbus huy động vốn vay của chính phủ đến một phần ba chi phí phát triển máy bay, nhưng ông cho biết hiệp định có nêu rõ mục tiêu giảm các khoản vay này từ 33% xuống còn 0% theo thời gian. Mulally nói: "Rõ ràng EU và Airbus đang tìm cách thể chế hóa các khoản viện trợ và không chịu giảm xuống 0%, vì vậy họ đã vi phạm các điều khoản của hiệp định này."

"Chủ nghĩa tư bản sẽ thắng thế"
Trong khi hai hãng sản xuất máy bay này "đấu võ mồm" với nhau thì một số khách hàng tỏ ra mất kiên nhẫn. Steven F. Udvar-Hazy, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn International Lease Finance Corp. đặt tại Los Angeles - chủ cho thuê xưởng máy bay lớn nhất của cả Boeing lẫn Airbus - phát biểu trong một cuộc phỏng vấn rằng ông muốn tất cả những can thiệp của các chính phủ vào việc kinh doanh máy bay phải chấm dứt. "ILFC chúng tôi tin rằng triết lý tự do mậu dịch và chủ nghĩa tư bản sẽ thắng thế," ông nói, "Tôi hy vọng trong những năm tới, cả Boeing lẫn Airbus cũng như các nhà sản xuất máy móc khác sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào những hỗ trợ bên ngoài. Hãy để quy luật thị trường quyết định việc cấp vốn cho những chiếc máy bay này."
Phòng Thương mại Mỹ cũng bị kéo vào cuộc chiến. Chủ tịch Phòng Thương mại, Tom Donohue, cũng đến tham dự cuộc trưng bày hàng không vào ngày 15/6. Dù Phòng Thương mại không phát biểu công khai về vấn đề tài trợ máy bay nhưng vẫn ngầm thúc đẩy cả Mỹ lẫn EU không nên theo đuổi một cuộc chiến trước WTO. "Chúng tôi đã nói với cả hai bên rằng chúng tôi hy vọng họ sẽ đạt đến một thỏa thuận," Scevole de Cazotte, giám đốc chính sách về vấn đề Châu Âu của Phòng Thương mại, nói với Business Week Online, "Đây thật sự là một nền công nghiệp toàn cầu." Khi cả Boeing và Airbus đều phải nương tựa khá nhiều vào những nguồn cung cấp nước ngoài cho những chiếc máy bay của mình, ông nói, "Thật ngớ ngẩn khi gây ra một cuộc chiến quốc gia vì chuyện này." Trong lúc đó, những tràng pháo kích qua lại vẫn tiếp tục.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.