Hôm nay,  

Khắp Thế Giới Chống Độc Tài Miến Điện

10/10/200700:00:00(Xem: 3600)

 Đa số chánh quyền các nước, lãnh đạo tinh thần các tôn giáo lớn, các tổ chức nhân dân các nước đều tỏ thái độ bất mãn, lên tiếng chống lại nhà cầm quyền độc tài quân phiệt Miến Điện đã dùng quân đội đàn áp đẫm máu, bắt bớ như bắt cóc, giam cầm như giam tử tội đối với quí vị tăng ni và dân chúng biểu tình một cách ôn hòa để đòi hỏi dân chủ ở Miến Điện.

Đức Giáo Hoàng của Công Giáo La Mã chia xẻ niềm đau của tôn giáo bạn, kêu gọi giáo dân toàn thế giới cầu nguyện cho nhân dân Miến Điện. Đức Đạt Lai Lạt ma Phật Giáo Tây Tạng bị Trung Cộng đang lưu vong ở Ấn độ, HT Quảng Độ Phật Giáo VN Thống Nhứt đang bị  Việt Cộng quản thúc ở Thiền viện Thanh Minh từ Saigon, cùng kêu gọi ủng hộ Phật Giáo và nhân dân Miến Điện. Ô Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc gởi đặc phái viên đến Miến Điện gặp nhà cầm quyền và lãnh tụ đối lập tìm hướng giải quyết. Hội Đồng Bảo An Liên hiệp quốc họp dự trù đưa nghị quyết lên án nhà cầm quyền độc tài quân phiệt đàn áp tăng ni, Phật tử, và dân chúng biểu tình đòi cải thiện dân sinh, dân chủ, một cách ôn hòa. Nhưng Nga và Trung Cộng, hai hội viên thường trực có quyền phủ quyết vì quyền lợi riêng với nhà cầm quyền Miến Điện không đồng ý. Hội Đồng Bảo an tái nhóm nghe đặc phái viên của LHQ tường trình, sớm muộn gì cũng có thái độ với độc tài quân phiệt. Liên Âu, nhứt là TT Pháp có biện pháp cụ thể chế tài kinh tế riêng. TT Mỹ tăng cường biện pháp cấm vận, cấm nhập cảnh Mỹ đối với 14 viên chức có thẩm quyền của nhà cầm quyền Miến Điện. Đồng thời chỉ thị cho Đại sứ xử lý thường vụ ở Miến Điện trực tiếp gặp giới chức thẩm quyền quân phiệt. Anh, Pháp, Mỹ luân chuyển một nghị quyết khuyến cáo nhà cầm quyền quân phiệt phải ngưng đàn áp, đối thoại với đối lập. Có lẽ nghị quyết thứ hai này sẽ được thông qua sau khi TC và Nga yêu cầu sửa văn từ cho nhẹ nhàng hơn.

 Có một vài dấu chỉ lạc quan bề ngoài. Vị Tướng cầm đầu quân phiệt đánh tiếng sẽ đối thoại với  lãnh tụ đối lập là Bà Suu Kyi với điều kiện tiên quyết, một là ngưng vận động thế giới cấm vận nhà cầm quyền, hai là chấm dứt đối đầu với nhà cầm quyền.

Người ta nghi đề nghị của quân phiệt bên trong không thực thà. Từ lâu lãnh tụ đối lập đã hơn một lần kêu gọi đối thoại vô điều kiện. Đại diện đối lập cũng có gặp riêng đại diện quân phiệt. Đại diện Mỹ do dàn xếp của TC cũng đã gặp đại diện quân phiệt hồi tháng 6 năm nay ở Bắc Kinh. Mọi cuộc gặp gỡ kín đáo không kết quả vì quân phiệt luôn tránh né vấn đề chánh yếu là trả lại quyền cho dân làm chủ đất nước. Đề nghị của quân phiệt bị nghi là giải pháp mua chuột thời gian, xoa dịu sự bất mãn của thế giới. Phát ngôn viên của Bà Su u Kyi đã cho biết khó có một cuộc đối thoại với điều kiện tiên quyết như thế. 

Miệng quân phiệt thì nói đối thoại nhưng hành động thì trấn áp tăng ni, Phật tử, dân chúng và những nhà đối lập. Nhà cầm quyền nói đã bát giữ 2 000 người. Nhưng thực tế thì khác. Con số của những ngoại giao có mặt ở Miến điện là 4 000 người. Con số của tổ chức lưu vong của Miến Điện khoảng 6000 người. Nhà cầm quyền dùng quân đội điều từ biên thùy về, đa số là những sắc tộc khác đạo để bắt các nhà sư, những người có uy tín trong các biểu tình, bắt ban đêm, đem giam chỗ kín. Quân phiệt gỡ rào cản nhưng siết vòng theo dõi bằng mật vụ, cài giáo gian vào chùa, cho tiền, cho thuốc, thả một số tăng ni không quan trọng nhưng bát thêm vi sư uy tín trong cuộc biểu tình. Chỉ thị các sứ quán không cấp chiếu khán nhập cảnh cho ký giả ngoại quốc. Mở lại Internet nhưng kiểm soát thông tin công tư, chặt chẽ.

Phật Giáo Miến Điện bị cô lập, bất động hóa nhưng vẫn kiên trì không nhận  thức ăn của quân nhân Phật tử cúng dường - một hành động làm quân nhân Miến Điện  giác ngô, cảm thấy quân đội  có tội với tam bảo. Sĩ quan chỉ huy đơn vị không thi hành lịnh trấn áp tăng ni, Phật tử, đã có người vượt biên giới sang Thái Lan tỵ nạn. Có nhà ngoại giao Miến  Điện làm việc tại Anh từ chức vì bất mãn nhà cầm quyền đàn áp dã man tăng ni. Có tin có sự rạn nứt trong hàng ngũ lãnh đạo quân phiệt vì vấn đề Phật Giáo.

Làn sóng cách mạng "áo cà sa" đòi dân sinh và dân chủ do tăng ni lãnh đạo chống nhà cầm quyền quân phiệt bị nhà cầm quyền quân phiệt trấn áp đã làm rung động lương tâm Nhân Loại. Nhân dân thế giới  bắt đầu đứng lên bao vây lãnh tụ, đòi hỏi LiênHiệp Quốc, chánh quyền phải có hành động với nhà cầm quyền quân phiệt.  Hội Ân xá Quốc tế và nhiều tổ chức nhân quyền kết họp  kêu gọi nhân dân công chính tổ chức biểu tình khắp các thủ đô các nước lớn. Lấy ngày 6 tháng 10 làm ngày đồng loạt biểu tình trước tòa đại sứ Miến Điện, trước Tòa đại sứ Trung Cộng trước để ủng hộ tăng ni Miến Điện sau là chống độc tài. Bắt đầu gởi kiến nghị cho chánh quyền mình, gởi thơ cho các cơ quan truyền thông, gởi thơ cho các công ty còn làm ăn ở Miến Điện. Mục đích tạo thành một phong trào toàn thế giới ủng hộ cuộc cách mạng dân sinh, dân chủ ở Miến Điện.

Gió ở Miến Điện phải đổi chiều. Sớm hay muộn dân chủ sẽ thắng độc tài, tình thương thắng bạo ác. Độc tài là hủ lậu; dân chủ là tiến bộ. Không thể vì đồng tiền mà cản ngăn bánh xe tiến hóa của lịch sử Nhân Loại. Có nhiều dấu chỉ cho thấy Liên hiệp quốc không muốn trở thành đền thờ của luật quốc tế, mà muốn có hành động thiết thực nhơn cuộc cách mạng dân chủ ở Miến Điện với tinh thần nghi quyết thứ hai do Anh, Pháp, Mỹ chủ xướng sắp được đồng thuận thông qua. Tổ chức LHQ là tổ chức của các chánh quyền các nước. Khi nhân dân các nước tỏ thái độ bất mãn, hành động biểu tình đồng loạt chống độc tài quân phiệt, LHQ  phải xem xét và thêm sức ép.  Không thể hy sinh những quyền lợi thiêng liêng của Con Người sanh ra với tư cách Con Người cho quyền lợi kinh tế. Tài phiệt phải nhượng bộ những nhà chánh trị thương dân, yêu nước, yêu đồng loại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.