Hôm nay,  

Những Nhà Báo Bất Đắc Dĩ Ở Miến Điện

25/09/200700:00:00(Xem: 3903)

Còn quá sớm để nói các cuộc biểu tình của những nhà sư Miến Điện, đa số là trẻ, hành động với tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi, dấn thân vì đạo pháp và dân tộc, càng ngày càng đông sẽ đi đến đâu. Nhưng đã đủ yếu tố để nói bước đầu nhà cầm quyền quân phiệt đã thua một trận lớn  trước những nhà báo bất đắc dĩ, những người dân Miến Điện vì  yêu chân lý, vì  thương dân, yêu nước đã âm thầm vượt bức tường lửa kiến cố của nhà cầm quyền để đưa tin tức, hình ảnh, lời nói của các cuộc biểu tình cho cả thế giới biết.

Được biết mấy tuần qua nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra của các nhà sư tại các thành phố như Mandalay, Monywa và thủ đô Kachin của bang Myitkyina.Tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi của Phật Giáo vì đạo pháp và dân tộc đánh động lượng tâm  người Miến Điện và lương tâm chánh quyền một số nước tiền tiến. Các hãng tin lớn và truyền hình quốc tế lớn tràn ngập tin tức, hình ảnh từ Miến Điện gởi đi, tha hồ chọn lọc, phối kiểm, và loan tải.

Mới nhứt, tin AP Mỹ, ngày Chủ Nhật 23-9-07 khoảng 20,000 người tăng ni đa số là trẻ đã biểu tình biểu tình chống nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện. Đây là cuộc biểu tình lớn nhứt từ năm 1988, năm được đánh dấu bằng một giải tán  đẫm máu do các tướng lãnh ra lịnh bắn bắn chết gần 3 000 người biểu tình trong đó rất nhiều ni sư Phật Giáo. Các vị sư đã giương cao một biểu ngữ lớn màu vàng với nội dung Tình Thương và Lòng Nhân Từ Sẽ Thắng Tất Cả.

Tin AFP Pháp, ngày hôm trước cảnh sát đã để cho đoàn biểu tình ít hơn qua đường nhà Bà Aung Suu Kyi, khôi nguyên Nobel,  bị cô lập cả chục năm nay. Cả 12 năm qua bị nhà cầm quyền quân phiệt quản thúc tại gia, Bà ra ngoài  kính cẩn  xá chào đoàn biểu tình, đôi hàng lệ nhỏ, thấy lại  các nhà sư và dân chúng. Các nhà sư  mắt ứa lệ , miệng lâm râm cầu nguyện, chân  đều  đều bước theo nhịp hành thiền.

Cho đến bây giờ, trên phương diện chánh trị  và ngoại giao, nhà cầm quyền quân phiệt có vẻ tránh né đụng chạm với Phật Giáo và dè dặt trước phản ứng của các nước - cả hai đều rất bất lợi cho họ. Tổng Thơ ký Khối ASEAN khuyến cáo nhà cầm quyền Miến Điện không nên vọng động. Ngoại Trưởng Mỹ Rice cho biết bộ tham mưu của TT. Bush đang theo dõi sát tình hình. Bà đã bày tỏ cảm nghĩ của Bà với  Ngoại Trưởng Trung Cộng ủng hộ mạnh nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện, rằng "Người dân ở Miến xứng đáng hưởng một đời sống tự do giống như bao người khác." Và  Bà còn cho biết TT Bush sẽ nói đến sự " tàn bạo"  của nhà cầm quyền quân phiệt khi gặp các quốc trưởng đến họp đại hội đồng Liên hiệp quốc. Nhưng mối quan tâm và âu lo nhà cầm quyền quân phiệt có biện pháp mạnh đối với người biểu tình cũng không nhỏ vì năm 1998, các tướng lãnh đã cho quân đội bắn vào đoàn biểu tình.

Nhưng trên xa lộ thông tin Internet, nhà cầm quyền quân phiệt đã đã thua một trận lớn. Trang bị súng ống tận răng, thừa sức diệt chủng, nhà cầm quyền quân phiệt đã thất bại trước những nhà báo  bất đắc dĩ, trên Internet. Bức tường lửa mà nhà cầm quyền quân phiệt từ lâu đã xây dựng  kiên cố để kiểm duyệt tin tức trên Internet đã bị phá thủng, vượt qua. Như đã biết Miến Điện là một nước nhà nhà cầm quyền độc tài quân phiệt siết chặt Internet, siết cả đối với cơ quan của nhà nước, không cho truy cập tin tức từ nước ngoài. Nhưng từ khi nổ ra các cuộc biểu tình của người dân phản đối nhà nước tăng giá xăng dầu lên gấp năm, ở  cố đô Yangon, hệ thống kềm kẹp tin học nhà cầm quyền đối với thông tin ngoại quốc tỏ ra bất lực. Nhà cầm quyền không thể ngăn  chận được cả luồng tin tức, hình ảnh các cuộc biểu tình từ Miến Điện  tràn ngập trên Internet, đi ra thế giới bên ngoài. Những hình ảnh  hàng đoàn nhà sư mặc sắc phục, đồng phục tu hành theo đạo Phật được hệ thống Yahoo bình  chọn là hình ảnh đẹp nhứt gần đây đều do những nhà báo bình dân chụp lấy và chuyển đi cho cả thế giới biết.

Hội Đồng Hòa bình và Phát Triển Quốc gia của nhà cầm quyền Miến Điện, tên nghe rất hiền, nhưng việc làm rất dữ  dù đã tăng cường nỗ lực nhưng đã bất lực trong việc kiểm soát, ngăn cản, ngăn chận. Theo  sưu khảo  của OpenNet Initiative (ONI) của ĐH Havard thực hiện vào năm 2005, Miến Điện là nơi nhà cầm quyền kiểm soát  Internet cực kỳ chặt chẽ trên thế giới. 84% các trang mạng của thế giới bị khóa, người Miến Điện không vào được. Trớ trêu thay, máy móc khóa là của Mỹ, do Fortinet bán cho Miến Điện. Và gần đây nhứt, sưu khảo này cũng cho biết, nhà cầm quyền chẳng nới lỏng một chút nào. Nhiều biện pháp hăm dọa, khủng bố tinh thần các nhà báo, những người mang máy chụp hình, quay phim, căt điện thoại cầm tay của nhiều người. Kể cả việc cúp điện toàn vùng có  biểu tình xảy ra, để không có điện cho những người biểu tình dùng loa phóng thanh, và người lấy tin thu âm hay chụp hình. Nhưng đều vô ích.

Tổ chức truyền thông của người Miến Điện  lưu vong ở  Thái Lan như truyền thông tiếng Việt hải ngoại, qua hệ thống CNN Mỹ, kêu gọi đồng bào  gởi ra cho các  hệ thống truyền thông quốc tế. Nên nhiều  người trong nước gởi nhiều khúc phim qua mạng YouTube, qua email, qua điện thoại. Truyền thông quốc tế nhận được hầu như đầy đủ tin tức và phối kiểm qua người của mình trong nước. Hình ảnh là quan trọng nhứt vì một tấm hình bằng một nghìn chữ. 

Nhưng cái khó nó ló cái khôn.

Hai năm gần đây người Miến Điện trong ngoài nước đã tận dụng những phát minh vượt tường lửa, nhờ sự phổ biến của các proxy servers và proxy sites,  email mã hóa và nhứt là nhờ những quán cà phê Internet ngày càng mở nhiều, nhứt là ở cố đô Yangon. Nhờ thế người dân Miền Điện có thể đi tắt không qua bức tường lửa đi vào  World Wide Web. Proxy site Glite.sayni.net, gọi tắt là Glite đã giúp cho người trong nước vượt tường lửa một cách dễ dàng và không ngăn chận được. Dù Glite chủ trương phi chánh trị, nhưng Glite giúp  rất nhiều cho người dân đánh bại nhà cầm quyền trên Internet, trong vụ biểu tình của Phật Giáo Miến Điện.

Trở lại nước nhà VN. VN là nước đa số quá bán dân số là trẻ. Tỷ lệ sử dụng Internet, và cà phê Internet cao hơn ở Miến Điện. Cho đến bây giờ tin tức ngoài luồng ra hải ngoại có thể nói nhiều hơn, phong phú hơn, sốt dẻo hơn  tin tức của CS Hà nội loan tải. Hải ngoại kiểm chứng không khó khăn qua thông tín viên mật  là đồng bào của mình của mình. CS khó mà kiểm soát vì  tin báo từ nhân dân khó mà biết ai, làm sao theo hết người có email, điện thoại, nói trên nhiều hình thức Blogs, Paltalk, v,v. . Nhưng công tâm mà nói chưa đi được vào truyền thông quốc tế nhiều. Một nỗ lực mà giới trẻ hải ngoại đang thấy và đang cố gắng tìm cách đưa vào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.