Hôm nay,  

Mặt Trận A-Phú-Hãn

20/09/200700:00:00(Xem: 4239)

Quân đội Mỹ đang phải chiến đấu ở hai mặt trận. Bấy lâu nay dư luận mải quan tâm đến những khó khăn Mỹ gặp phải trong cuộc chiến tranh ở Iraq nên hầu như quên lãng cuộc chiến tranh ở A-Phú-Hãn (Afghanistan). Hiện nay cuộc chiến này đã trở nên gay go và có những hậu quả còn nguy hiểm hơn cuộc chiến ở Iraq. Năm 2001, quân Mỹ và đồng minh NATO đã mở cuộc chiến tấn công A-Phú-Hãn để truy lùng bọn khủng bố al-Qaida do Osama bin Laden cầm đầu, diệt tan chế độ Taliban, khiến bin Laden và bọn thủ hạ phải chạy trốn lên vùng núi tiếp giáp với Pakistan (Hồi Quốc). Sau cuộc chiến này, Mỹ giúp thiết lập chính quyền dân sự của Tổng Thống Karzai. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời đó Donald Rumsfeld tuyên bố đây là "một thành công lớn", dân chúng A-Phú- Hãn sống trong tự do và cuộc sống đã được cải thiện trong các thành phố.

Sự lạc quan đó hơi sớm, ngày nay tình thế đã khác hẳn. Sau khi TT Bush ra lệnh đánh vào Iraq năm 2003, bọn Taliban đã lặng lẽ khôi phục lại hàng ngũ ở Afghanistan với sự trợ giúp của al- Qaida. Từ năm 2005 chúng đã công khai mở cuộc chiến nóng chống Mỹ để lần lần chiếm lại đất, gặm nhấm từng làng, từng bộ lạc, từng tỉnh ở một nước địa hình rất hiểm trở, gồm núi non rừng rậm, trừ một vùng ở phía Nam bằng phẳng. Đến nay cả thành phố Kandaha ở phía Nam cũng lọt vào trong tay chúng, bị áp đặt sống trở lại theo chế độ cực đoan của đạo Hồi đã in sâu vào các bộ lạc, chủng tộc A-Phú-Hãn từ thế kỷ 12. Trong khi đó Osama bin Laden vẫn sống tự do ở miền núi biên giới phía Bắc Hồi Quốc để thỉnh thoảng dùng video hô hào Thánh chiến chống Mỹ trên khắp thế giới. Mới đây tháng 7 năm 2007, dư luận quốc tế chú ý đến A-Phú-Hãn nhiều hơn khi bọn Taliban bắt cóc 23 người gốc Nam Hàn đến làm việc thiện nhân danh Thiên chúa giáo. Những cuộc điều đình trong bóng tối đã diễn ra giữa Nam Hàn và Taliban. Hai tuần trước 21 con tin đã được phóng thích, 2 người đã bị Taliban giết ngay từ đầu cuộc bắt cóc. Không rõ Nam Hàn đã phải trả bao nhiêu tiền chuộc mạng. 

Hôm thứ ba tuần này, các giới chức A-Phú-Hãn loan tin Mỹ đã dùng Không lực đánh trúng một cuộc họp của các lãnh tụ Taliban, giết chết 12 người, trong đó có một tên đã cầm đầu bọn bắt cóc 23 người Nam Hàn. Ngoài ra Cảnh sát A-Phú Hãn cũng loan tin từ mấy ngày trước đã giết được một số tên Taliban đã tham gia vụ bắt cóc. Những tin đầy phấn khởi đó vừa loan ra, bỗng có tin chính quyền Karzai của A-Phú-Hãn sắp mở đàm phán với Taliban. Ngay sau đó phát ngôn nhân Hamidzada của TT Karzai nói chính phủ A-Phú-Hãn đã mạnh mẽ bác bỏ bất cứ điều kiện nào về cuộc hòa đàm với Taliban, sau khi bọn Thánh chiến Hồi giáo đòi quân đội Mỹ và NATO phải rút hết khỏi A-Phú-Hãn. Cho đến nay, ông Karzai cũng có đề nghị hòa giải với Taliban, nhưng ông đã nói rõ "không nói chuyện với các tay cầm đầu nổi loạn đã liên minh với al-Qaida hiện đang bị Mỹ truy lùng". Hamidzada nói các cuộc thương thuyết là nhằm vào "những người Taliban của A-Phú-Hãn, không phải những kẻ phục vụ cho những người bên ngoài hay ngoại quốc", câu nói này ám chỉ bọn al-Qaida hay Pakistan, nước có những phần tử Hồi giáo cực đoan đã ủng hộ Taliban từ bên ngoài. TT Karzai đề nghị như vậy là có dụng ý muốn tách rời bọn Taliban ra khỏi bọn khủng bố al-Qaida. Bọn Taliban chiếm được chính quyền năm 1996 là nhờ al-Qaida, đến nay khôi phục lại được hàng ngũ cũng nhờ al-Qaida. Taliban tách rời khỏi al-Qaida là chỉ có chết, vì chủ soái Osama bin Laden cùng bộ chỉ huy vẫn có mặt tại Bắc Pakistan, sát biên giới A-Phú Hãn. Taliban đang ở thế mạnh vì ở những vùng do bọn này kiểm soát, dân chúng được phép trồng nha phiến, vốn là nguồn lợi tức của các bộ tộc nghèo khổ từ xưa đến nay. Các bộ tộc đó ủng hộ Taliban, bọn này trở thành buôn lậu ma-túy quốc tế và tiền lời được chuyển qua Bắc Pakistan cho bin Laden dùng để mở rộng hệ thống khủng bố trên khắp thế giới.

Ngay ở Pakistan tức Hồi Quốc cũng có chuyện gay go đáng ngại vì nhóm Hồi giáo cực đoan đang lấn áp ở đây. Tuần này có tin Tổng Thống Pervez Musharraf, vốn là một tướng lãnh, sẽ phải từ bỏ vai trò lãnh đạo quân đội để tái tranh cử chức vụ Tổng Thống vào ngày 15 tháng 10 sắp tới, tức là một tháng trước khi ông hết nhiệm kỳ hiện nay. Tám năm trước đây, tướng Musharraf đã thực hiện một cuộc đảo chính và lên nắm quyền hành tuyệt đối nên được coi là chính quyền quân sự. Các lãnh tụ chính đảng dân sự đều phải lưu vong ra nước ngoài. Musharraf đã hợp tác với Mỹ từ thời TT Clinton và được Mỹ ủng hộ trong cuộc tranh chấp với Ấn Độ về vụ lãnh thổ Kashmir. Cũng dưới thời Musharraf, Hồi Quốc đã chế tạo được bom nguyên tử và tích trữ được một số bom và phi đạn mang đầu đạn nguyên tử.

Tại Pakistan Hồi giáo cũng có hai hệ phái, Sun-ni chiếm 77%, Shi-a là thiểu số chỉ có 20%. Từ lâu hai hệ phái này đã có sự tranh chấp ở quy mô nhỏ. Nhưng từ khi Mushsarraf đóng vai trò trung lập khi Mỹ tấn công nước Hồi giáo A-Phú-Hãn, cả hai phe Hồi giáo cực đoan ở Hồi Quốc đều gia tăng hoạt động chống chính phủ. Nhất là từ khi Mushsarraf tìm một thế hòa với Ấn Độ về vụ tranh chấp Kashmir, sự chống đối của Hồi giáo đã trở thành những vụ đánh bom làm chết nhiều người. Phe khủng bố al-Qaida đã lợi dụng tình thế đó gây ra sự chém giết đẫm máu giữa người Sun-ni và Shi-a ở Hồi Quốc. Mỹ vẫn là đồng minh của Musharraf, nhưng vì chủ trương cần phải xây dựng dân chủ trên khắp thế giới để diệt trừ khủng bố, TT Bush vẫn thúc ép Musharraf phải từ bỏ vai trò một ông tướng điều khiển quân đội để chỉ giữ vai trò một ông Tổng Thống dân sự. Khó mà tiên đoán tương lai của một chính quyền dân chủ ở một nước Hồi giáo sẽ như thế nào. Nếu rồi đây lại có một ông tướng đảo chính và ông tướng đó là người theo hệ Hồi giáo cực đoan của bin Laden, cả một kho vũ khí nguyên tử sẽ lọt vào tay khủng bố. Đây là trường hợp có chữ "nếu" ở đầu, nhưng chỉ cần nghĩ đến như vậy cũng đủ thấy lạnh mình cho tương lai nền hòa bình thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.