Hôm nay,  

Kỳ Bí: Cây Cỏ Cũng Có Tâm Óc

17/09/200700:00:00(Xem: 3882)

Luther Burbank là một thợ làm vườn nổi tiếng ở Santra Rosa, California, Hoa Kỳ. Ông đã bỏ ra nhiều năm trời để gây giống một loại cây xương rồng mới, không có gai. Khi làm việc với các cây xương rồng ông thường thì thầm, thủ thỉ với chúng: "Đừng sợ, xin đừng sợ, ta không làm hại chúng bây đâu. Các ngươi không cần mọc lên các gai góc làm gì, ta sẽ sẵn sàng che chở các người, chống lại mọi kẻ thù". Điều lạ lùng là sau nhiều năm trời tình tự với cây, ông Luther đã thành công trong việc tạo nên một giống xương rồng mới không có gai đúng như lời thì thầm của ông!
Theo Manly P. Hall, chủ tịch Hiệp Hội Khảo Cứu Triết Học ở Los Angeles (Philosophical Research Society), lòng yêu hoa cỏ chân thành của Burbank đã tạo nên một "chất dinh dưỡng đặc biệt" giúp chúng mọc tốt hơn và sản xuất hoa trái nhiều hơn. Ông Manly tiết lộ: "Burbank giải thích cho tôi rõ, trong tất cả các cuộc thí nghiệm, ông luôn luôn gây lòng tin đối với các cây cỏ được thí nghiệm, nhờ chúng giúp đỡ để thí nghiệm được thành công, và bảo đảm với chúng rằng ông rất kính trọng và thương mến chúng, dù chúng có bé bỏng đến đâu đi nữa, ông vẫn tôn trọng sinh mạng chúng. Burbank còn cho biết, cây cỏ có trên hai mươi giác quan khác nhau, nhưng vì giác quan của thực vật hoàn toàn khác với giác quan của chúng ta nên con người khó có thể nhận ra được. Burbank không biết chắc cây cỏ có hiểu những lời ông nói không, nhưng ông tin chắc nhờ thần giao cách cảm, chúng hiểu được ý nghĩa của những gì ông muốn nói".
Trong lúc Burbank đang tìm cách trồng một giống cây toàn hảo ở California, thì một nhà vật lý học danh tiếng khác ở bên kia quả địa cầu cũng đang nghiên cứu các đặc tính đã tạo nên sự nhạy cảm của hoa cỏ. Jagadis Chandra Bose, giáo sư vật lý của trường đại học Presidency College, ở Calcutta, Ấn Độ, là một nhà khảo cứu luồng sóng điện trong sự sống và vật chất. Trong khi làm thí nghiệm, ông rất ngạc nhiên khi nhận thấy cả bắp thịt lẫn kim loại đều có một phản ứng tương tự nhau khi bị đè ép hoặc bị kéo cho căng giãn.
Theo lý thuyết này, nếu sự tương tự là có thật thì đối tượng lý tưởng nhất để khảo cứu chính là thực vật, vì chúng là sinh vật sống, nhưng không có một hệ thống dây thần kinh, vì vậy không có khả năng phản ứng trực tiếp khi bị kích động.
Trong nhiều phương diện, thực vật có nhiều hoạt động tương tự với động vật nhưng rất hữu hiệu và "tiết kiệm" hơn nhiều: chúng thở mà không cần một hệ thống mạch máu hoặc buồng phổi, chúng tiêu hóa mà không cần hệ thống tiêu hóa, dạ dày, gan, ruột... Và chúng có thể di chuyển (dù rằng rất chậm) mà không cần dùng bắp thịt. Bose lý luận, tương tự như vậy, chúng cũng có khả năng phản ứng khi bị kích xúc, mặc dù thực vật không hề có một hệ thống thần kinh chuyên biệt để làm việc này.
Bose thiết kế và chế tạo một dụng cụ đo lường thật nhạy cảm để đo mức phản ứng của cây cỏ. Dụng cụ đo lường dùng sự di động của một tia sáng phản chiếu, sự di động này có thể được phóng đại hằng ngàn lần, làm cho sự đo lường trở nên chính xác phi thường. Dùng máy đo này, Bose có thể chứng tỏ, lá cây Horse Chestnut, cây cà rốt và cây củ cải trắng đều phản ứng lại với áp lực bên ngoài như sự đè nén hoặc căng giãn giống như phản ứng của kim loại hoặc bắp thịt bị cùng một áp lực như vậy. Bose còn khám phá, ta cũng có thể đánh thuốc mê thực vật dễ dàng như động vật: chất thuốc mê chloroform làm chúng bất tỉnh, và không khí trong lành giúp chúng hồi tỉnh!
Sau khi Bose đã đọc bài khảo cứa của ông trước Hiệp Hội Linnaen, vị chủ tịch hiệp hội viết thư khen: "Theo tôi, các thí nghiệm của ông đã chứng minh thật rõ ràng rằng mọi phần của cây cỏ, chứ không phải chỉ phần chuyển động mà thôi, đều có thể bị kích xúc, và chúng phản ứng lại bằng cách tạo ra một luồng điện nhỏ để chống lại sự kích động này".
Năm năm sau, Bose xuất bản kết quả các thí nghiệm của ông trong hai bộ sách dày, nhan đề Plant Response As A Means Of Physiological Investigation (Dùng Phản Ứng Của Thực Vật Như Là Một Phương Tiện Để Khảo Cứu Các Hiện Tượng Sinh Lý). Trong hai cuốn sách này, Bose chứng minh, có một sự tương tự kỳ lạ giữa làn da của giống ếch nhái và bò sát với da của trái cây và rau cỏ. Các thí nghiệm của ông cho thấy, thực vật có thể bị "mệt" và phản ứng chậm lại khi bị kích thích liên tục, giống y như bắp thịt của động vật. Ông còn tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa phản ứng của cây cỏ với ánh sáng khi so với phản ứng của mắt đối với ánh sáng.
Dĩ nhiên vào lúc đó, các nhà khoa học đương thời với Bose đã chế nhạo và chỉ trích các kết luận của Bose. Tuy nhiên, sau này, Bose được hoàng gia Anh phong tước hiệp sĩ vì những thành quả của ông khi còn làm việc tại Ấn Độ. Sau đó Bose còn được nhận vào làm thành viên của Hiệp Hội Hoàng Gia (The Royal Society) một hội quán khoa học danh tiếng nhất ở Anh. Chẳng bao lâu sau, Bose đã cải tiến độ nhạy của máy đo đến nỗi nó có thể cho thấy sự tăng trưởng của tế bào cây với độ khuếch đại 10 triệu lần.
Theo tạp chí Scientific American, nhờ máy này, chỉ trong vòng 25 phút, ta có thể xác định môt cách đầy đủ phản ứng của cây cỏ đối với các chất xúc tác như phân bón, thực phẩm, dòng điện và các chất kích thích khác.
Mặc cho thiên hạ chỉ trích phản đối,  Bose tiếp tục các thí nghiệm của ông về các phản ứng của thực vật. Các khám phá của ông rất là thú vị và hấp dẫn. Một tờ báo xuất tại Pháp, tờ Le Matin (Tin Sớm), đã có một nhận xét lý thú, "Khám phá của ông Bose làm chúng ta phải băn khoăng tự hỏi, nếu ta dùng một cành hoa để đánh phụ nữ, thì ai sẽ bị đau hơn, bông hoa hay người phụ nữ""
Vào thập niên bảy mươi, bắt đầu có tin đăng trên tờ Pravda cho thấy, Liên Sô cũng đang tiến hành những thí nghiệm tương tự như Bose. Phóng viên tờ Pravda tường thuật về giáo sư Ivan Isidorovich Gunar, người cầm đầu phân khoa Sinh Lý Thực vật tại Học Viện Hàn Lâm Timiryazev ở Mạc Tư Khoa như sau: "Theo tôi, dường như vị giáo sư này đang trò chuyện với các cây cỏ của ông, và rõ ràng các cây này tỏ ra rất chăm chú lắng nghe những lời nói từ ái thốt ra từ miệng người đàn ông lương thiện, có mái tóc hoa râm này".
Phân khoa có làm một phim trong đó cho thấy cây cỏ phản ứng như thế nào khi bị ruồi đậu, ong châm, hay thương tích. Các phản ứng được ghi nhận như là một đường răng cưa lên xuống có cường độ cao thấp tùy luồng điện nhận được là mạnh hay yếu. Một cây viết được gắn vào máy đo điện kế đo phản ứng dòng điện của cây cỏ, cây viết chạy lên xuống theo dòng điện phát ra từ máy đo điện kế, vẽ thành những đường răng cưa. Cuốn phim còn cho thấy, khi ta ngâm cây vào thuốc mê chloroform, thì cây không có phản ứng gì dù bị kích thích mạnh mẽ như bị đập mạnh hoặc bị bẻ gẫy. Trong khi bình thường, những hành động này sẽ gây những phản ứng mãnh liệt, có thể nhìn thấy rõ ràng trên đường răng cưa của đồ biểu.


Trong tờ tạp chí Nauka i Religiya (Khoa Học và Tôn Giáo) có tường thuật lại những khám phá mới của các khoa học gia làm việc tại viện đại học quốc gia Cộng Hòa Kazakhtan. Tại đây, trong một vùng có trồng toàn cây táo (apple), các khoa học gia khám phá, các cây trong vườn dường như có phản ứng tương đồng với tình trạng sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của những người chăm sóc chúng.
Theo đuổi các khám phá mới của mình cho đến khi có kết quả thực dụng, các nhà khoa học xứ Kazakhtan quyết định huấn luyện cây philodendron để chúng có thể nhận dạng được quặng mỏ kim loại. Họ dạy cây theo lối phản xạ tự nhiên như nhà sinh lý học Ivan Pavlov đã huấn luyện chó, bằng cách mỗi khi họ đặt một mẩu quặng gần cây này, họ liền tức thời truyền một dòng điện nhỏ vào cây. Chẳng bao lâu sau, khi các nhà khoa học đặt một mảnh quặng gần cây, tức khắc cây có phản ứng (phát ra một luồng điện đo được trên đồ biểu của máy đo) mặc dù không hề bị chích điện. Trái lại khi ta đặt một tảng đá thường không chứa quặng kim loại, thì cây không phản ứng.
Giáo sư V.N. Pushkin và cộng sự viên V.M. Fetisor, còn nghĩ ra, một người bị thôi miên có khả năng truyền thông sự cảm xúc nhạy hơn cả cây cỏ nhiều. Cộng tác với một nhà thôi miên nổi tiếng người Bảo Gia Lợi là ông Georgi Angushev, họ chọn một đối tượng thí nghiệm trẻ, tên Tanya, và đặt cô này cách cây thí nghiệm khoảng 80 phân. Sau đó, Angushev bắt đầu thôi miên cô Tanya. Khi Angushev báo cho Tanya biết rằng cô là một người con gái đẹp nhất thế giới, thì cây viết gắn vào máy đo cường độ dòng điện của cây thí nghiệm, trước đó vẫn chỉ một đường thẳng, bỗng nhiên thấy xuất hiện những đường vẽ hình gợn sóng. Sau đó, Angushev báo cho tanya biết có nhiều sự cố khác nhau lần lượt xảy ra, thí dụ không khí bỗng trở nên lạnh ghê hồn, và cây thí nghiệm cũng phản ứng theo như sự biến đổi tình cảm của Tanya. Cây thí nghiệm còn có thể khám phá khi nào Tanya nói dối.
Giáo sư Pushkin kết luận: "Có lẽ hai hệ thống thông tin, là tế bào thực vật và hệ thống thần kinh của động vật, có một liên hệ đặc biệt, vô hình... Nhờ vậy hai hệ thống tế bào sống hoàn toàn khác nhau đã có thể hiểu được nhau như đã chứng minh qua các cuộc thí nghiệm".

HOA DAFFODILS TRONG MÙA THU

Vào tháng Chín năm 1964, một tờ tạp chí hàng tuần xuất bản tại Anh, tên Commercial Grower (Nhà Trồng Trọt Thương Mại) đã giới thiệu một bức thư của một thợ làm vườn sống trong vùng Brixham, làng Devon. Ông này tường thuật, hiện ông đang "huấn luyện" các hoa flower bulbs, sao cho các loại hoa mùa xuân, như Daffodills, có thể trổ bông vào mùa thu. Ông này nhận thấy, tại một trong những nhà kiếng dùng để thí nghiệm, nơi có một nhân viên làm việc thường mở nhạc trẻ dùng một máy thâu băng xách tay, ông gặt hái được kết quả đáng khích lệ nhất. Và có lẽ chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên khi vào lúc ấy, ban nhạc trẻ nổi tiếng nhất là the Mojos, vừa cho ra một tác phẩm mới rất được ưa chuộng, và hay được phát trên đài phát thanh, tựa đề Seven Golden Daffodils (Bảy Đóa Hoa Daffodils Vàng).
Vào giữa thập niên 1960, có nhiều cuộc thí nhiệm được tiến hành để khám phá sự phản ứng của cây cỏ đối với nhiều loại âm thanh, tiếng động khác nhau. Một trong những nhà nghiên cứu tiền phong là Mary Pearl Weinberger làm việc tại đại học đường Iowa, tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ.  Họ nhận thấy rằng, cây lúa mì non mọc lẹ nhất khi ta cho chúng nghe một âm thanh có giọng cao với tần số 5,000 hertz.
Vào năm 1968, một sinh viên tại Denver, tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ, tên là Dorothy Retallack, tiến hành một thí nghiệm trong đó cô cho một nhóm cây hỗn hợp, bao gồm philodendron, bắp, củ cải, pelagornium và hoa tím Phi Châu, đều cùng được nghe hai nốt nhạc B và D chơi trên đàn dương cầm, thu vào băng, được lập đi lập lại mỗi ngày 12 tiếng đồng hồ. Sau ba tuần, tất cả các cây kể trên đều chết hết, thân cây ngả rạp về sau, hướng trước mặt ống loa, cứ như bị gió mạnh từ loa thổi ngã vậy, chỉ trừ cây hoa tím Phi Châu là còn sống sót và phát triển mạnh. Một nhóm cây tương tự như thế, nhưng được trồng trong sự im lặng, thì vẫn phát triển một cách bình thường.
Cùng với giáo sư của cô là Francis F. Broman, Dorothy Retallack tiếp tục theo đuổi cuộc thí nghiệm. Cô tường trình kết quả: nhạc rock làm cho cây mọc tránh xa nguồn âm thanh và làm cây phát triển một cách bất bình thường, có vẻ bịnh hoạn. Nhạc cổ điển như của Bach, Haydn, Beethoven hoặc nhạc đàn Sitar của Ấn Độ khuyến khích cây mọc mạnh và làm chúng mọc hướng về nguồn âm thanh. Nhạc dân ca và nhạc đồng quê miền viễn tây dường như không gây ảnh hưởng gì cả.
Các thí nghiệm của Dorothy không phải là những thí nghiệm duy nhất trong việc xác định ảnh hưởng của âm nhạc đối với sự phát triển của sinh vật. Trong cuốn sách tựa đề Supernature (siêu tự nhiên), tác giả Lyall Watson cho biết, các vi trùng cũng bị ảnh hưởng tương tự như vậy. Khi được nghe âm thanh dưới một tần số nhất định, chúng phát triển nhanh thần tốc, trái lại có một vài tần số khác chúng khô héo thật nhanh.
Không ai nghi ngờ có một mối liên hệ kỳ lạ giữa con người và thế giới cỏ cây. Nhưng mối quan hệ này ở dưới dạng nào" Cây cối có phản ứng lại với giọng nói của con người không" Cái gì đã gây nên những phản ứng này" Đâu là bản chất của nó" Có phải phải ứng này hoàn toàn có tính chất cơ giới, một sự biến đổi có tính chất hoàn toàn phản xạ để thích ứng với sự thay đổi của môi trường, nhưng có cường độ quá yếu ớt, dụng cụ khoa học bình thường không thể đo lường được" Hay những phản ứng này chứng tỏ thực vật cũng có một hệ thống thần kinh tương đương với hệ thống thần kinh của động vật, mà trước nay chưa được khám phá" Có thể nào đây là biểu tượng của một tiềm năng mà từ xưa đến nay con người hằng mơ tưởng, nhưng chưa thực hiện được, tức là khả năng liên lạc theo lối thần giao cách cảm, tạo nên một đường dây thông tin trực tiếp giữa thực vật và thế giới động vật"
Tất cả đó còn là những câu hỏi hiện đang được các khoa học gia ngày đêm nghiên cứu. Và mặc dù câu trả lời còn đang chìm đắm, các khoa học gia đều thừa nhận, thực vật là một thế giới rất phong phú không những sống, phát triển mà chúng còn chứa đựng những tình cảm huyền bí, những cảm nhận đặc biệt, những suy tư khó có thể biết mà con người chưa thể khám phá.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.