Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Chân Diện Thủ Tướng Howard Trước Ngày Bầu Cử

04/09/200700:00:00(Xem: 1456)

Theo kết quả cuộc thăm dò dân ý của công ty Galaxy Poll vừa được công bố hôm đầu tuần thì mặc dầu vụ việc ông Kevin Rudd ghé thăm hộp đêm có vũ nữ khỏa thân vào năm 2003 là đề tài chính của giới truyền thông trong suốt hơn một tuần trước đó, nhưng uy tín của đảng Lao động chẳng những không suy giảm mà còn tăng vọt lên hơn trước và đè bẹp liên đảng với tỷ số là 57-43. Oái oăm hơn nữa là việc cử tri chẳng những không cảm thấy hài lòng với mức thặng dư kỷ lục là 17 tỷ Úc Kim được tổng trưởng kinh tế Peter Costello thông báo trong tuần qua, không xem đó là thành quả của khả năng lèo lái kinh tế của chính phủ Howard mà ngược lại, 51% cử tri cho rằng lý do chính mà chính phủ liên minh đạt được số thặng dư này là vì thuế khóa quá cao. Tưởng cũng nên nhắc lại, trong vài tháng vừa qua, kết quả thăm dò dân ý của Galaxy Poll cho thấy mặc dù bị lép vế, nhưng chính phủ Howard đang dần dần giật lại sự ủng hộ từ dân chúng. Tuy nhiên, kết quả mới nhất cho thấy tất cả những sự ủng hộ mà liên đảng chật vật giật lấy đã tan biến theo mây khói trong tuần qua để quay về với tỷ số 57% tín nhiệm Lao động và 43% tin vào chính phủ của tháng 4, tháng 5/2007. Theo nhận xét của ông David Briggs, chuyên viên nghiên cứu của Galaxy Poll thì "Kết quả cuộc thăm dò này cho thấy cử tri đã có thể phân biệt giữa những vấn đề hệ trọng và những chuyện tầm phào (non-issue), và chính phủ (Howard) bị thua thiệt nặng nề về sự tín nhiệm khả năng quản trị kinh tế”. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bài báo nhan đề "Leaning To The Light” của ký giả Jason Koutsoukis, được đăng tải trên tuần báo The Sunday Age cuối tuần qua, để tìm hiểu thêm về những vấn đề mà chính phủ Howard ngày càng đánh mất lòng tin của cử tri.

*

Vì cương quyết tuân thủ theo lập luận rằng khi người ta càng nói nhiều về một điều gì đó thì tính trung thực của nó cũng sẽ tăng theo tỷ lệ thuận nên thủ tướng John Howard trong khoảng hai tuần qua đã liên tục lập đi lập lại rằng cử tri Úc biết rõ quan điểm của ông, hiểu thấu được niềm tin của ông.
Tuần qua, qua chương trình phỏng vấn thời sự 7.30 Report của đài truyền hình ABC, ông Howard khẳng định với khán giả của chương trình rằng ”Tôi muốn nói rằng, cho dù quý vị thương mến tôi hay ghét bỏ tôi đi nữa, thì người ta vẫn thừa nhận rằng tôi có quan điểm, có lý tưởng rõ rệt”(I stand for something).
Có lẽ ông Howard muốn nói đến một tập hợp những nguyên tắc thật vững chắc về chính sách khả dĩ khiến toàn thể cử tri thật sự kính phục, nể trọng và mến mộ những nguyên tắc ấy.
Thế nhưng, cho đến bây giờ, ngoài sự cương quyết ngăn chận không cho ông Peter Costello thực hiện được hoài bão thay thế John Howard, người ta càng ngày càng thấy khó khăn hơn trong việc định nghĩa niềm tin thật sự của ông Howard là gì. Ngược lại, người ta có thể nhìn thấy một cách dễ dàng và rõ rệt những chuyện mà ông không thật sự tranh đấu để bảo vệ hoặc thật sự tin tưởng vào.
Trong suốt một thập niên qua ông là một người chuyên bài bác và bày tỏ sự nghi ngờ về vấn nạn nhiệt độ địa cầu ngày càng gia tăng (global warming), và vì thế, không ai có thể tin được ông trong vấn đề khí hậu thay đổi.
Vì là con trai của một nhà tiểu thương và đã từng vất vả ngược xuôi, vượt qua nhiều chướng ngại để trở thành Thủ Tướng cho nên, có một dạo ông Howard đã đạt được thành công trong việc miêu tả mình như một người thật sự tin tưởng vào chủ thuyết "công bằng” - a fair go - cho mọi người.
Thế nhưng, với đạo luật quan hệ lao tư ác nghiệt của mình, ông Howard đã từ bỏ vị trí này và trở thành người đại diện cho kẻ đã tước đoạt ngày nghỉ cuối tuần của những người khác.
Trong suốt hơn 18 tháng vừa qua, ông Howard một mực thúc đẩy sự chọn lựa nguyên tử lực làm căn bản sản xuất năng lượng cho nước Úc như một tôn chỉ cốt lõi căn bản. Ông đã mạnh mẽ tuyên thệ sẽ dẹp tan sự chống đối đầy tính ích kỷ của tuýp người chống đối kiểu "không ở sau vườn tôi” (Not In My Back Yard) và xây dựng những lò nguyên tử năng ở những nơi thích hợp cho kinh tế Úc.
Thế nhưng, như đã làm đối với tất cả mọi việc gì có khả năng đe dọa sự sinh tồn của sự nghiệp chính trị của mình, ông Howard đã vội vã giật trôi tôn chỉ của ông xuống ống cống khi đảng Lao động có vẻ như đã đạt được một sự thành công nào đó trong việc dùng vấn đề này làm đề tài xách động cử tri.


Trong suốt thập niên 1980 ông Howard luôn mồm ca ngợi nữ thủ tướng Anh Margaret Thatcher cũng như tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và tự cho mình là một tông đồ Tân Hữu tuân thủ theo chính sách kinh tế bảo thủ của các nhà kinh tế gia Milton Firedman và Friedrich Hayek. Thế nhưng, khi nắm chính quyền, ngoại trừ chính sách quan hệ lao tư ra, ông Howard đã không đưa ra một chính sách nào khả dĩ khiến các thần tượng của ông có thể hãnh diện vì ông cả.
Thí dụ điển hình căn bản nhất mà mọi chính trị gia thuộc phe bảo thủ trên thế giới đều canh cánh suy tư: mức thuế lợi tức mà từng cá nhân phải trả. Chỉ có một lời giải thích duy nhất về số tiền thặng dư khổng lồ từ ngân sách mà thôi: chính phủ thu vô quá nhiều thuế so với nhu cầu trang trải chi phí!
Một người bảo thủ chân chính - như ông Howard thường xuyên tự nhận - sẽ cảm thấy hồn kinh phách tán về những số tiền thặng dư mà chính phủ Howard liên tục kéo vào và người bảo thủ chân chính sẽ tìm cơ hội để bồi hoàn lại số tiền này cho người dân qua việc giảm thuế.
Thay vì làm thế thì chính phủ Howard lại cố khư khư giữ lấy rồi nhồi nhét những số tiền này vào vô số các "quỹ” chính phủ. Giới thư lại cửa quyền sẽ quyết định giùm cho người dân chúng ta việc xài tiền như thế nào, vào đâu, khi nào!
Chẳng hạn như tuần rồi là cái quỹ y tế bí mật. Rồi nghe thoảng đâu đó có nhắc nhở đến quỹ xây dựng hạ tầng cơ sở nữa! Hồi tháng 5/07 vừa qua thì tổng trưởng kinh tế Peter Costello úm ba la ra quỹ Trợ Giúp Đại Học (Higher Education Endowment Fund) từ trong cái nón thần ngân sách của ông ta, rồi sau đó ông có vẻ thật hãnh diện khiến người ta cứ tưởng ông vừa đoạt được giải Nobel kinh tế vậy!
Như vậy thì chính sách kinh tế tự do thả lỏng kiểu laissez-faire vốn đã từng bồi dưỡng trí tuệ của ông Howard trong những năm tháng xa xưa bây giờ biến đâu rồi"
Thế nhưng, cái quỹ chính phủ đáng chê trách nhất là Quỹ Tương Lai (Future Fund). Quỹ này có lẽ là cách đầu tư tiền thuế của người dân ít sanh lợi nhất tại bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới này. Vì sao không sử dụng số tiền này vào một việc gì đó khá dĩ sanh lợi nhiều hơn" Vì sao không giảm thuế cho các công ty" Vì sao không mua một thứ gì đó mà quốc gia cần có"
Trong một sự phô bày tính lười nhác về chính sách thật đáng chê trách, chính phủ Howard cho biết rằng họ muốn giữ chặt tiền của chúng ta và gần như chẳng làm gì với số tiền ấy cả!
Thế còn cái gọi là cuộc chiến chống trợ cấp an sinh xã hội (war on welfare state) của ông Howard thì sao" Ông đã biến từ một kẻ hùng hổ muốn tuyên chiến thành một kẻ khuất phục chào thua chỉ trong vòng 3 năm ngắn ngủi thôi.
Giờ đây, gần như không một ai không nhận lãnh một thứ trợ cấp chính phủ. Cứ 10 gia đình thì có 9 gia đình mỗi hai tuần nhận lãnh một loại trợ cấp xã hội. Và những trợ cấp này chưa bao gồm tiền cho không trong lãnh vực chăm sóc trẻ em (childcare), tiền bảo hiểm y tế cá nhân, tiền cho người mua căn nhà đầu tiên và cả một đống tiền mà người ta chỉ cần đẻ con cũng được cho.
Những thứ tiền này chưa thấm vào đâu so với hàng tỷ Úc kim mà ông Howard chi ra hàng năm để giúp "an sinh” cho thương nghiệp, để chống đỡ cho các đại công ty kỹ nghệ, chẳng hạn như các công ty sản xuất xe hơi, mặc dù ông ta biết làm như thế là không đúng.

Khi John Howard nói rằng ông có lý tưởng rõ rệt, thì trên một bình diện nào đó, ông đã nói thật chính xác. Trong trí óc của cử tri, ai cũng biết rõ rằng lý tuởng rõ rệt của ông Howard là bấu víu lấy quyền lực của mình bằng mọi giá.
Cái khó của ông Howard là sau 11 năm làm thủ tướng và 34 năm trong Quốc Hội, ông đã thỏa hiệp, hy sinh và vứt bỏ quá nhiều những điều mà ông từng thật sự tin vào để rồi ông trở thành một người tranh đấu gần như không cho một điều gì cả, ngoại trừ sự sinh tồn của chính bản thân (self preservation) mà thôi.
Một điểm quan trọng mà ông Howard dùng để tấn công lãnh tụ đối lập liên bang Kevin Rudd là ông Howard có đại diện cho một niềm tin, một lý tưởng nào đó trong khi ông Rudd chẳng đại diện cho một thứ gì cả.
Đây chỉ là một câu tố láo (bluff) mà thôi!
Ông Rudd đã thành công trong việc đồng hóa mình với một số ý tưởng hơi khó bài bác được. Quan trọng nhất là ý tưởng rằng ông Rudd đại diện cho một sự thay đổi. Không phải bất kỳ một sự thay đổi nào mà là một sự thay đổi khả dĩ khiến người ta cảm thấy an tâm thoải mái hơn là lo âu sợ sệt.
Ông Rudd cũng đại diện cho nỗ lực nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu toàn cầu, cho một cuộc cách mạng giáo dục, cho sự chấm dứt trò chơi đổ lỗi giữa hai cấp chính phủ tiểu bang và liên bang, và quan trọng hơn hết, ông đại diện cho một hệ thống quan hệ lao tư công bằng hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.