Hôm nay,  

CSVN Lạnh Cẳng, Sợ TQ Cản Không Cho Vào HDD Bảo An LHQ

30/08/200700:00:00(Xem: 6501)

Việt Nam phát động chiến dịch vận động ngoại giao quy mô... Theo bản tin hôm 29-8-2007 của Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA.

Việt Nam đang cho phát động một chiến dịch vận động ngoại giao quy mô, để đoan chắc sự ủng hộ của quốc tế trước khi chính thức trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Từ Washington, Nguyễn Khanh của Đài chúng tôi có tường trình chi tiết sau đây.

Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã mời đại sứ của các nước bạn đến, yêu cầu tái xác định là sẽ bỏ phiếu ủng hộ đơn của Việt Nam xin làm thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Chiến dịch được thực hiện khoảng 2 tuần lễ vừa qua đã khiến người ta phải đặt câu hỏi, không hiểu tại sao Việt Nam lại làm điều này, trong khi về nguyên tắc và hầu như chắc chắn, chiếc ghế hội viên không thường trực Hội Đồng Bảo An dành cho Châu Á ở nhiệm kỳ tới là ghế các nước đã đồng tình ủng hộ dành cho Việt Nam, và Việt Nam cũng là ứng viên độc nhất cho vị trí này.

Chiều hôm 29-8, một viên chức ngoại giao Việt Nam yêu cầu được dấu tên nói với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do rằng các cuộc tiếp xúc giữa Bộ Ngoại Giao với Đại Sứ những nước bạn “là điều rất bình thường”, vì đây là lần đầu tiên Việt Nam nộp đơn xin làm thành viên của Hội Đồng Bảo An và “muốn chắc chắn được sự ủng hộ của các nước hội viên Liên Hiệp Quốc”.

Tuy nhiên theo cái nhìn của giới ngoại giao đang làm việc tại Hà Nội cũng như một số nhà quan sát ở Đông Nam Á, chuyện Hà Nội mở cuộc vận động ngoại giao có thể được xem là một dấu hiệu xác nhận Việt Nam coi trọng việc trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An, nhưng đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy dường như Việt Nam e dè sẽ có biến chuyển bất ngờ khi cuộc bỏ phiếu diễn ra.

Theo quy định của Liên Hiệp Quốc, đơn xin phải được 5 nước thành viên thường trực gồm Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp chấp thuận, trước khi đưa ra Đại Hội Đồng. Nếu một trong 5 nước thành viên thường trực bỏ phiếu chống, đơn xin đương nhiên bị hủy bỏ.

Phía Bắc Kinh

Có dư luận cho rằng dường như Hà Nội vẫn chưa được lời cam kết rõ ràng từ phía Bắc Kinh, hoặc có thể những va chạm xảy ra hồi gần đây khiến Việt Nam e ngại có thể Trung Quốc sẽ đổi ý.

Sự kiện hải quân Trung Quốc nổ súng bắn ngư dân Việt Nam ở Trường Sa và gây khó khăn cho hàng Việt Nam ở cửa khẩu để phản đối việc báo chí Việt Nam loan tải tin nói về hàng xuất khẩu Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn an toàn, là những thí dụ đang được nói đến.

Tất cả những người được hỏi đều nói với Ban Việt Ngữ rằng “chuyện Bắc Kinh bỏ phiếu chống là điều hầu như sẽ không xảy ra”, nhưng vẫn dè dặt cho rằng không thể nào loại trừ khả năng “Trung Quốc bỏ phiếu trắng”. Vì thế Việt Nam muốn có được sự ủng hộ áp đảo để chứng tỏ được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, xem đó là phản ứng hay cách đối phó với những biến chuyển không thể đoán trước.

Có tin nói rằng các cuộc tiếp xúc ngoại giao mà Việt Nam đang thực hiện không chỉ diễn ra ở Hà Nội mà còn thực hiện ngay tại New York, nơi Liên Hiệp Quốc đặt trụ sở, cũng như các vị đại sứ Việt Nam đang công tác ở nước ngoài đều được chỉ thị “mở những cuộc tiếp xúc sâu rộng với Bộ Ngoại Giao nước bạn”, cũng nhằm vào việc đảm bảo được sự ủng hộ mà Việt Nam thấy cần thiết phải có, trước ngày cuộc bỏ phiếu diễn ra vào tháng 10 tới đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.