Hôm nay,  

Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu: Sự Ngụy Biện Này Là Xúc Phạm Sự Thật Và Xúc Phạm Lý Trí Của Con Người

24/06/200500:00:00(Xem: 4898)
Thủ Tướng Phan Văn Khải đã nói bao nhiêu phần sự thật" Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu đã trả lời câu hỏi này trên Đài Á Châu Tự Do RFA qua bài phỏng vấn sau đây.
Thưa quý thính giả, tại cuộc họp báo ở Seattle, thủ tướng Phan Văn Khải nói rằng những người tù chính trị tại VN bị bắt, giam cầm là vì vi phạm pháp luật chứ không phải VN không có tự do tư tưởng, tôn giáo và dân chủ. Phản ứng về lời phát biểu đó, tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một nhà dân chủ hàng đầu của VN cho rằng bằng sự trãi nghiệm của bản thân và kinh nghiệm của bè bạn thì ông thấy sự ngụy biện đó là xúc phạm sự thật và xúc phạm lý trí của con người. Mời quí vị theo dõi phần đầu cuộc trao đổi với nhà dân chủ Hà Sĩ Phu với Việt Hùng của đài chúng tôi.Từ Đà Lạt, ông Hà Sĩ Phu lên tiếng:

TS Hà Sĩ Phu: Cũng như mọi người dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước hiện nay đều rất quan tâm đến chuyến đi của thủ tướng Phan Văn Khải. Thứ nhất là xét về tính cách bên ngoài, về mặt hình thức thì đây đúng là một chuyến đi lịch sử. Nó là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu chính phủ CSVN sang thăm một nước cựu thù mà lại chính là nước quyết định khả năng của mình vào tổ chức quốc tế WTO. Chuyến đi có thực hiện được sứ mệnh gọi là lịch sử đấy hay không và thực hiện đến mức độ nào, nó còn đứng trước những thử thách không đơn giản. Mà cái chính là đường lối đối nội và đối ngoại của đảng CSVN có những thay đổi căn bản gì hay không để tương ứng với cục diện mới đó. Cục diện mới đó là văn minh nhân loại. Và sự thay đổi ấy là thực tâm đến mức độ nào" Hay vẫn chỉ là sự uyển chuyển của sách lược như vẫn diễn ra trong quá khứ.
Việt Hùng: Như vậy phải chăng tiến sĩ muốn nói đến yếu tố kinh tế là trọng tâm trong chuyến đi này hay sao"
TS Hà Sĩ Phu: Tôi biết nhiều người quan tâm đến kinh tế. Bởì vì vẫn coi kinh tế là nền tảng, kinh tế đi trước rồi sau này mọi thứ nó thay đổi theo. Tôi cũng mong ông Khải được thu hoạch được thật nhiều về kinh tế. Song tôi thấy kinh tế chưa hẳn đã là nền tảng đâu. Mà những yếu tố chính trị và xã hội mới chính là nền tảng cho kinh tế. Nếu sự hợp tác kinh tế mà không đặt trên cơ sở tương thích về chính trị và xã hội thì kinh tế cũng không phát triển lâu dài được, và không bền vững được, mà có khi còn dẫn đến kết quả không mong muốn nữa.
Việt Hùng: Thưa TS trong khi dư luận thì cho rằng 30 năm kể từ khi sau chiến tranh kết thúc này 30 tháng 4 năm 75 là thời gian quá đủ để quên đi quá khứ. Liệu VN đã hoàn toàn gác lại quá khứ hay chưa ạ"
TS Hà Sĩ Phu: Tôi nghĩ rằng yếu tố ấy là quyết định chuyến đi của ông Khải là có đạt được kết quả lịch sử hay không, hay là hạn chế lại ở chỗ đấy. Cho phép tôi được triển khai ý vừa rồi. Tôi nói rằng có 3 vấn đề chính trị xã hội rất quan trọng mà nó quyết định kết quả của chuyến đi. Thứ nhất là tôi thấy chuyện dân chủ. Tôi thấy như thế này: Về vấn đề tự do tư tưởng ta cứ nói là ta rất dân chủ và không hề bắt bớ giam cầm bất cứ ai vì chuyện tính ngưỡng hay chính kiến cả. Tôi nhớ trong cuộc họp báo 12 giờ trưa hôm qua là ông Khải có nói thế. Mà ông nói rằng họ bị bắt là vì họ vi phạm luật pháp. Mà vi phạm luật pháp thì nước nào chẳng phải trừng trị. Bằng sự trãi nghiệm của bản thân và kinh nghiệm bè bạn thân của tôi thì tôi thấy sự ngụy biện này là xúc phạm sự thật và xúc phạm lý trí của con người. Bởi vì rất đơn giản, một khi anh đã hình sự hóa, những sự trao đổi về quan điểm và về tư tưởng, nếu muốn sự trao đổi về quan điểm và tư tưởng thôi nên hình sự hóa nó thì tự nhiên sự trao đổi tư tưởng ấy nó biến thành phạm pháp. Chứ có gì đâu là lạ. Cho nên mất dân chủ chính là ở thứ luật pháp đó. Phải sửa ngay luật pháp đó. Những người phát biểu như tôi hay như ông Hoàng Tiến thì ở Mỹ xem có ai người ta gây phiền không, người ta cắt điện thoại, và người ta gây khó khăn về đời sống không"
Chưa kể rằng rất nhiều sự đàn áp và khống chế đó, mà cần duyệt lại cả các thứ luật mà vốn nó đã thiếu dân chủ rồi. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc ông Khải không nên nói cái câu ngụy biện ấy nữa. Nhưng tiếc rằng trong cuộc họp báo vừa rồi ông lại nói cái câu ấy mất rồi!
Tôi nói tiếp về chuyện dân chủ. Đảng ta cứ khăng khăng rằng ta đã có tự do báo chí. Thế bây giờ đây ông Nguyễn Thanh Giang và ông Phạm Quế Dương xin ra báo đấy, nếu là Mỹ thì đương nhiên hai ông ấy được ra báo rồi. Nếu không tin ông Khải cứ hỏi thử ông Bush xem ở nước ông như ông Thanh Giang, ông Quế Dương xin ra báo thì ông có cho ra không" Đương nhiên họ được ra chứ. Và ông Khải cứ thử hỏi ông Bush xem là đảng Cộng Hòa của ông ấy thì có điều cấm kỵ gì giống như là 19 điều cấm của Đảng CSVN đối với đảng viên của mình không" Để so sánh ngay thôi, chứ ông đừng nói là ở nước nào nó cũng thế cả.
Tôi nghĩ rằng nếu ông Khải cứ chuyên trì quan điểm cũ thì cũng khó lòng gây niềm tin cho người nghe được. Thật ra hai điều tôi dẫn chứng ấy để nói về sự còn thiếu dân chủ cũng như những điều khác nữa thì tôi thấy có cùng nguyên nhân là chế độ đảng trị Mác Lê Nin thôi.
Việt Hùng: Như vậy vấn đề thứ hai là gì ạ"
TS Hà Sĩ Phu: Là vấn đề hòa giải dân tộc. Bởi vì nó là một trong những mục đích trong chuyến đi ông Khải lần này là muốn hòa giải với khối người Việt di tản lớn nhất. Tôi chỉ xin lấy một vài sự việc có liên quan đến sự hòa giải này. Trước khi ông Khải làm một chuyến đi lịch sử như thế thì lại để xảy ra một việc rất là thất nhân tâm là việc phá bức tượng đài kỷ niệm ở đảo Pulau Bidong. Bức tượng đài này để tưởng nhớ các nạn nhân là người Việt Nam máu mủ của mình bị chết thứ hai là để cảm ơn sự nhân đạo của các nước bạn. Thế mình chủ trương đàm phán với người ta mà lại phá cái đó đi. Đập vỡ cái đó thì có khác gì đập vỡ cái năng lực hòa giải của dân tộc. Thứ hai là một việc khác nữa là đợt kỷ niệm 30 tháng 4 vừa rồi. Ông Kiệt đã trong trả lời phỏng vấn, trong đó có nói hai ý quan trọng, tức nhiên là ông vẫn nói theo quan điểm của người cộng sản. Một là sự cố 30 tháng 4 này làm cho hàng triệu người VN vui thì cũng làm cho hàng triệu người VN buồn, thứ hai là ông nói rằng kết thúc cuộc chiến tranh đó bằng sự thắng lợi miền Bắc và chúng tôi còn biết thêm rằng, có những nguồn tin cho biết là đến ngày đó nội các Dương Văn Minh đã ngồi tề tựu cho người xuống mở sẳn cửa Dinh Độc Lập để đón người chiến thắng, người ta hành động đẹp như thế. Nghĩa là chiếc xe tăng mà ta vẫn thấy trên tivi húc đổ cánh cổng thì thực ra cánh cổng nó mở rồi, không có sự húc đổ. Nếu có húc đổ thì chỉ là sự húc đổ cái ta dựng lên để đóng phim thôi. Tôi thấy chuyện cánh cổng mà nó bật mở sẳn này nó mà có thực thì hay lắm vì đó chính là sự mở lòng ra với nhau, mở ra cơ hội để hòa hợp sau này. Mà có húc đổ là húc đổ sự hận thù, cho nên tôi nghĩ rằng nếu lịch sử là như vậy, cánh cổng Dinh Độc Lập đã được mở sẳn thì đẹp quá. Thế nhưng trong tuyên truyền chính trị thì không phải như vậy mà vẫn là xe tăng vào húc đổ. Nếu chúng ta cũng học của tổ tiên mà xé hết các văn bản chính thức của hận thù để mở lòng ra với nhau thì đâu có tạo ra những cuộc biểu tình chống lại chính phủ cầm quyền như là đang diễn ra ở bên Mỹ bây giờ. Cho nên tôi trả lời câu của anh Việt Hùng đưa ra lúc nảy về khả năng hòa giải. Tôi nghĩ rằng nếu không đụng chạm gì đến quan điểm cơ bản này mà ta cứ hô hào hòa hợp thì tôi nghĩ là không dễ. Còn một chuyện nữa về hòa hợp đó, ta cứ bênh vực cho cái hòa hợp của ông Nguyễn Cao Kỳ thì tôi nghĩ rất tốt thôi. Nếu mà hòa hợp với cái ông mà đã ném bom, trong khi đó vẫn kiên quyết tiếp tục bỏ tù những ông như Nguyễn Khắc Toàn, như Phạm Hồng Sơn, như Nguyễn Vũ Bình là những người không hề biết ném bom mà chỉ biết ném ra các sáng kiến. sáng kiến để thăm dò cái tấm lòng dân chủ, tấm lòng vì dân của người cầm quyền thôi. Thế thì hai chuyện ngược nhau như thế thì làm cho người ta cảnh giác chứ sao ta có thể đi với nhau một cách gọi là hòa cận được.
Việt Hùng: Tiến sĩ đã nói đến hai vấn đề, vậy thì vấn đề thứ ba là gì ạ"
TS Hà Sĩ Phu: Chừng nào người ta vẫn còn tin tấm biển Xã Hội Chủ Nghĩ, Xã Hội Cộng Sản thì cái cương lĩnh đối ngoại cổ truyền bao giờ cũng phải là cái này, gần nhất là các nữa xã hội chủ nghĩa anh em, thế mà xa nhất thậm chí đối lập là chủ nghĩa tư bản, mà chủ nghĩa tư bản thì Mỹ là đầu xỏ rồi. Thế bây giờ lại bắt với kẻ thù đầu xỏ đó nó phải làm tròn nhiệm vụ của người bạn lớn nhất giúp ta vào tổ chức WTO, giúp ta vào nhiều cửa ngỏ khác nữa. Tôi xét rằng Hoa Kỳ không đủ tài năng để đóng một lúc cả hai vai ngược nhau như thế này. Vì thế cho nên phải sửa những bước căn bản thì bước đi này mới thành công được.


Việt Hùng: Vừa rồi là lời Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu từ Đà Lạt. Chúng tôi xin tiếp tục câu chuyện trong buổi phát thanh tới, mời quí vị nhớ đón nghe.
Phần 2: 2005/06/23 06:30
Việt Hùng: Thưa TS Hà Sĩ Phu, để tiếp tục câu chuyện trong buổi phát thanh trước thì người ta vẫn nói rằng những thay đổi kinh tế của VN đáng ca ngợi, ngược lại những thay đổi về chính trị và nhất là vấn đề nhân quyền, tự do tín ngưỡng thì đáng chê trách. Với thực tế ở VN thì TS nghĩ như thế nào về vấn đề này.
TS Hà Sĩ Phu: Vâng, ai cũng biết rằng rằng giữa kinh tế và chính trị xã hội thì nó liên quan mật thiết. Nhưng có điều thì cái nào đáng ưu tiên hơn và cái nào là nền tảng cho cái nào" Rất nhiều người cũng công nhận chủ nghĩa kinh tế và tính chất về kinh tế. Ở VN chính sách Mác Lê thì lấy kinh tế làm nền tảng cho rằng thôi, cái gì chưa tính đến thì cứ làm sau nhưng cứ làm cho kinh tế thật tốt đi thì cũng đã tốt quá, từ kinh tế nó sẽ mở ra cái khác. Tôi nghĩ rằng nó cũng không thật đơn giản như vậy đâu. Tôi lấy ví dụ như thế này, về kinh tế thì trước hết có phải thật sự kinh tế mình đã rất khá so với những mặt khác không" Tôi trộm nghĩ thế này không biết có đúng không, hiện nay là có người giàu lên rất ghê gớm, thậm chí có khi giàu hơn cả các tỷ phú của nước ngoài nữa chứ. Thế nên tôi quan sát và cũng có hội ý với nhiều anh em thì thấy rằng những chỗ giàu nhất không phải là do làm ăn sản xuất là giàu mà toàn là do bán đất, những tài sản to nhất vẫn là do đất đẻ ra. Đây chính là bán đất lấy tiền thôi chứ có sản xuất gì nền kinh tế thật ra chả thay đổi gì bao nhiêu cả. Thế thì kiếm tiền cho vụ giàu đó thì đâu phải là phát triển kinh tế. Thế còn một vài nơi ngoài Bắc phát triển kinh tế thì sinh ra rất nhiều thứ phát sinh. Theo tôi nghĩ hiện nay về mặt kinh tế thôi thì cũng không nên đánh giá quá lạc quan như mình nghĩ đâu. Tức là nếu chúng ta nhìn các nơi là biểu trưng, các khu chế xuất nhà cao cửa rộng, mấy nơi dịch vụ gọi là 5 sao, 3 sao v.v... tất cả những cái đó thấy rằng biểu hiện về mặt phát triển về kinh tế thì tôi nghĩ chưa đủ đâu. Thứ nhất là đa số dân đời sống vẫn nghèo lắm, những người dân bình thường kiếm miếng ăn hàng ngày vẫn còn vất vả lắm.. Thứ hai nữa là những chỗ mà gọi là phát triển kinh tế, nói chữ nó hơi mất lòng, tức là phồn vinh giả tạo. Rất giàu nhưng thực ra cái giàu đó không phải là do đồng tiền sản xuất mà là do bán đất. Thế thì ngay cả về mặt kinh tế thì chưa phải có cái gì đáng lạc quan lắm đâu. Nhưng phải nói rằng là những cái tiến bộ hơn so với trước thì đã là nhiều lắm rồi.
Nhưng theo quan điểm của tôi, tôi vẫn cho rằng nếu không có những cơ sở làm nền về chính trị và về xã hội thì kinh tế phát triển tới mức nào đó thôi thì nó phát sinh mâu thuẩn. Các chuyện về chính trị xã hội có rất nhiều đảng viên, các đảng viên cao cấp từ ông Võ Văn Kiệt đến ông Lê Đăng Doanh, rồi cho đến phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội như ông Trần Quốc Thuận, v.v... nhiều lắm " phần nhiều cho rằng từ gốc phải bỏ CNXH đi, người ta nói đừng giữ gì cả, bỏ cái định hướng Mác Lenin đi, tự mình tự lập, mình đứng dậy, dân tộc mình bảo nhau, đoàn kết nhau tìm con đường mình đi, dân tộc mình đi. Đấy, tôi nghĩ rằng chính trị xã hội rất là gốc, cái đó mình chưa giải quyết , chứ còn xã hội hiện nay thì gần như rất là nhất trí là nếu phát triển kinh tế một tí tẹo thế thôi nhưng vì không có cơ sở chính trị vững chắc để làm nền tảng cho nên xã hội thái hóa vô cùng. Xã hội chưa bao giờ dối trá như thế này. Xã hội chưa bao giờ đảo lộn như thế này. Xã hội chưa bao giờ mất nhân cách như thế này. Thế tôi nghĩ rằng là về hai mặt đó người ta nêu là nó chưa xứng với kinh tế thì cũng là quá đúng. Nhưng tôi, tôi nghĩ là chẳng những nó không đi sau kinh tế, mà phải đi trước để làm nền cơ. Chứ còn chủ trương rằng cứ đi kinh tế trước, phát triển rồi chuyện kia thì bàn sau là một giải pháp nó không khoa học.
Việt Hùng: Về chuyến đi của thủ tướng Phan Văn Khải hiện đang ở tại Hoa Kỳ. Trong chuyến đi này thủ tướng Khải kỳ vọng nhiều vào việc Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ VN gia nhập WTO, thế nhưng nếu mong mỏi này không đạt được liệu có ảnh hưởng tới tiến trình hội nhập và cải tổ chính trị mà ông Khải là một trong những nhà cải cách đang muốn thay đổi không ạ"
TS Hà Sĩ Phu: Về lâu dài mà nói thì cái sự vào WTO nó không phải là quyết định đối với sự sống còn, đối với sự phát triển của cả đất nước, cả dân tộc đâu. Nó vẫn phải là cái nội lực của mình, có năng lực thật hay không, đấy mới là quan trọng. Đứng về cục diện trước mắt, cái việc vào WTO đó nó cũng quan trọng đấy mà tôi cũng muốn một mặt ông Bush phải vượt cao hơn những quyền lợi về kinh tế của nước Mỹ hay là quyền lợi chính trị toàn cầu của nước Mỹ mà ông ấy hiểu kỷ hơn Việt Nam một chút để trong khi ông ủng hộ, giúp đỡ về kinh tế trong đó có chuyện giúp vào WTO thì ông ấy phải đề cập đến những yếu kém của Việt Nam kỷ lưỡng hơn và dứt khoát hơn. Thì cái đó chính là bước đường "" bởi vì sửa được cái đó thì bước đi mới vững chắc. Bởi vì thứ nhất là quan hệ với Việt Nam và Mỹ nó sẽ thắt chặt hơn. Thứ hai nữa là đối với Hoa Kỳ về mặt kinh tế, thì tôi nghĩ rằng về mặt quân sự để đảm bảo cho mối quan hệ đó, làm cho mình thoát được cái cơ lệ thuộc vào cường quốc phương bắc. Tôi nghĩ rằng đối với tôi thật sự tôi rất quan tâm đến vấn đề dân chủ nhưng chủ trương phát triển kinh tế như thế tôi cũng rất ủng hộ và rất mong muốn.
Việt Hùng: Thưa TS Hà Sĩ Phu, 30 nắm đánh dấu chiến tranh kết thúc, 10 năm đánh dấu quan hệ Việt - Mỹ, liệu chúng ta có thể cùng nhau dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của sự hội nhập chưa"
TS Hà Sĩ Phu: Thứ nhất, tức là dắt tay nhau đi dưới tấm biển đó thì vẫn là cái chuyện phải mở lòng ra. Nhưng có một vị bình luận viên ở nước ngoài trên đài Á Châu Tư Do có nói rằng trong việc hòa nhập này là người chiến thắng là người phải chìa bàn tay ra trước. Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam cũng có lẽ ý thức được điều đó, cho nên động tác đôi lúc cũng có vẽ chìa bàn tay ra trước. Nhưng cái bàn tay tin cậy, khi người ta bắt người ta có tin cậy được hay không thì còn vướng một vài điều mà tôi có nói đó tức là anh phải có những hành động cụ thể hơn nữa. Chuyện vừa rồi tôi nói, chuyện 30 tháng 4 mình tuyên truyền trong nước như thế nào, rồi chuyện quan hệ qua miền Bắc miền Nam như thế nào, rồi cái chuyện yêu cầu xóa bỏ bức tượng đài ở Pulau Bidong đi đấy là cái việc rất dại. Cũng mong rằng đợt đi này cũng tiến thêm một bước. Nhưng bước đó tôi nghĩ cũng chưa phải là bước căn bản hơn lớn lao gì. Tuy vậy, có được một bước tiến nào thì ta mừng bước tiến đấy. Và tôi tin rằng kỳ này cũng có thể thắt chặt thêm được một chút và cũng giúp cho chính phủ Việt Nam nhìn rõ hơn sự thật một chút là mình muốn đoàn kết cả khối mấy triệu người ở nước ngoài thì mình cũng cần có những thay đổi căn bản hơn nữa.
Việt Hùng: Vâng, trước khi chấm dứt cuộc nói chuyện thì tiến sĩ có điều gì muốn nói với quý thính giả đang theo dõi cuộc nói chuyện hôm nay không "
TS Hà Sĩ Phu: Trước khi dừng lời, tôi chỉ xin có ý kiến là đứng về toàn bộ xã hội mà nói thì vừa rồi tôi nói có 3 vấn đề đấy. Nhưng thực ra tôi coi điều thứ hai, điều về hòa hợp thì tôi rất là quan tâm. Thật sự phải phá vỡ mọi bức tường ngăn cách, bây giờ sự phân tiến nó không còn là miền Bắc hay miền Nam, tức là Quốc hay là Cộng, từ trong nước hay ngoài nước. Tôi nghĩ phải phá vỡ các rào cản ấy đi. Bây giờ nếu có phân tiến thì chỉ còn phân tiến như thế này, tức là anh có thực lòng, thực lòng hòa hợp hòa giải để xây dựng đất nước hay không" Mà muốn hòa hợp hòa giải thì phải có dân chủ, đương nhiên là như thế. Nếu không dân chủ thì ai lại theo anh đê đồng hóa theo anh thì người ta chủ trương người ta đi theo chủ trương anh được. Tôi mong rằng mọi ranh giới bên trong bên ngoài là xóa hết. Cho nên hôm nay mà nói chuyện với đài Á Châu Tự Do và những người mà có thể sẽ nghe cuộc trò chuyện của chúng ta, có thể là những người trong nước, những người ngoài nước, có thể là những anh em trong bộ phận chuyên chính ở trong nước v.v... thì tôi nghĩ rằng nên thống nhất với nhau. Chừng nào mà cái bức tường ngăn cách đã bỏ đi thì triển vọng hòa hợp hòa giải để làm điều đại nghĩa cho dân tộc mới mong thành công được.
Việt Hùng: Vâng, xin được cám ơn tiến sĩ Hà Sĩ Phu.
(www.doi-thoai.com sao chép)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.