Hôm nay,  

Rong Chơi Mùa Hè

11/08/200700:00:00(Xem: 2962)

Tôi dạy học nên mùa hè không phải làm việc 8-5, tức là một ngày tám tiếng đồng hồ đúng tiêu chuẩn lao động Mỹ. Rảnh rỗi tôi đi chơi nhiều nơi. Khi có bạn ở xa ghé thăm, chúng tôi cùng nhau thăm những khu du lịch, những danh lam thắng cảnh của vùng Vịnh San Francisco.

Nếu từ phương xa như quê nhà hay những tiểu bang khác mà ghé vùng Vịnh San Francisco lần đầu thì thế nào cũng phải đi chơi cầu Golden Gate, mà có bạn từ Việt Nam gọi là cầu đỏ vì mầu sơn của nó.

Mùa hè, những ai cứ tưởng California là miền nắng ấm, đến San Francisco mới cảm thấy lầm to. Nhiều buổi sáng sương mù bay thấp, nhiệt độ chừng 20oC. Có những lần tôi đưa bạn đến chân cầu đỏ, giữa trưa mà chỉ thấy sàn cầu với xe vùn vụt chạy, còn nhịp cầu lẩn khuất trong đám sương mù, khi thoáng hiện lên thì như đang lắc lư nghiêng ngả trong đám mây bay. Khách du lịch không chuẩn bị áo lạnh nên những gian hàng áo ấm làm ăn khá. Thôi cũng là món quà kỉ niệm mang về.

Trong vịnh San Francisco có nhà tù Alcatraz nổi tiếng, nơi đã giam Al Capone. Nhiều phim được dựng lên từ hòn đảo này: The Rock, Escapes from Alcatraz, Breaking the Rock. Phim The Rock hay hơn Pappillon của thế kỷ trước.

Vé thăm đảo gần 30 đô-la một người, trong mùa hè thường hết trước cả tuần. Cách bờ chừng mười lăm phút đường phà, đảo ở một vị trí rất đẹp trong lòng vịnh, nhưng sao lâu đài đã không được dựng nên ở đó mà Alcatraz từng là một căn cứ quân sự rồi trở thành nhà tù an ninh nhất của Mỹ và bây giờ là một di tích lịch sử.

Cực kì an ninh, nhưng từ 300 phòng giam kiên cố đã có kẻ vượt ngục, hầu hết bị bắt lại. Có tù nhân thoát được đến giờ không biết sống chết ra sao nên đã tạo ra huyền thoại về hòn đảo ngục tù này.

San Francisco có một bảo tàng viện châu Á nằm đối diện với toà thị chính. Đây là một bảo tàng khá lớn trên nước Mỹ, với nhiều di vật, nhưng nghèo nàn với văn hoá Việt Nam, chỉ vài hình tượng của văn minh Chăm-pa và đôi ba món đồ gốm Bát tràng kể cả chiếc dĩa không lành lặn. So với Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và những nước khác với nhiều cổ vật trải dài mấy thế kỉ thì di sản của nước ta coi như không có gì.

Nếu là người trân quý tự do, dân chủ thì đến China Town bạn nên thăm tượng Nữ thần Dân chủ được dựng trên Portsmouth Square. Mẫu tượng được sinh viên Trung Quốc đưa ra trong những ngày tụ họp biểu tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn năm 1989. Tượng này giờ cũng được đặt tại Đài Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản ở thủ đô Washington. Dạo quanh những con đường chật hẹp trong phố Tầu, trước khi vào quán tìm một tô mì hay một tô hoành thánh cho ấm bụng, nhìn lên cao bạn sẽ thấy cờ Trung Quốc và cờ Đài Loan phất phới bay cạnh nhau.

Đi chơi vùng vịnh, nhiều bạn muốn thăm đại học U.C. Berkeley, nơi hi vọng cho con cái vào học. Có anh bạn người bản xứ thì nhất định muốn dạo phố hippie tức Telegraph Avenue dẫn vào trường và thăm People’s Park. Berkeley của thập kỉ 1960 với phong trào sinh viên xuống đường chống chính phủ, chống chiến tranh ở Việt Nam đã để lại dấu ấn trong tâm thức của người Mỹ. People’s Park hay là “Công viên Nhân dân” ngày nay chẳng đẹp, mà còn dơ bẩn và là nơi qua lại của nhiều kẻ không nhà. Nhưng miếng đất rộng vài nghìn mét vuông nằm gần khuôn viên đại học, từ thập kỉ 1960 là nơi tụ tập biểu tình, là biểu tượng cho ý dân, vì đã bao nhiêu lần chính quyền muốn biến nó thành nơi tiện ích hơn như ký túc xá sinh viên hay bãi đậu xe nhưng tới nay vẫn chưa làm được. Mỗi lần chính quyền định làm thì rất đông người lại kéo đến biểu tình phản đối.

Đi dọc phố Telegraph bạn sẽ bắt gặp những quầy hàng bán áo thun in hoa mầu mè của hippies thời 60, bán bích chương hay bảng dán sau xe với những khẩu hiệu cực kì chống chính phủ: Declare Peace, Impeach Bush-Chenney; Bush Lies, People Die; No Blood for Oil.

Từ Berkeley xuôi nam một giờ xe sẽ là vùng thung lũng điện tử, có San Jose là thành phố với đông người Việt sinh sống nhất ngoài nước Việt Nam, khoảng 100 nghìn người.

Hơn một phần tư thế kỉ trước San Jose còn nhiều khu đất trồng hoa vàng. Từ khi công nghệ thông tin bùng nổ tạo ra việc làm cho nhiều người, trong đó có đầu óc sáng tạo của những kĩ sư, có bàn tay khéo léo của những thợ lắp ráp gốc Việt. Kinh tế vùng thung lũng hoa vàng lên vùn vụt, người Việt rủ nhau đổ về. Những con đường Tully, Story, Capitol Expressway hai bên nhà cửa mọc lên trước, rồi những khu thương mại của người Việt phát sinh sau. Làm ăn nên, giầu có người ta rủ nhau lên núi sống. Chạy xe theo hướng tây-đông, nhìn lên núi ngày xưa chỉ toàn cỏ khô, nay nhà đã mọc lên đến quá lưng chừng, mỗi căn cũng trên bạc triệu. Nhưng để nhà mọc lên đến đỉnh núi thì cần phải có một cuộc cách mạng công nghệ nữa mà mọi người đang chờ.

Còn không, nhiều người Việt đã hoặc đang khăn gói đem trí tuệ, tiền bạc xuống núi với hi vọng làm một cuộc cách mạng bên kia bờ Thái Bình Dương. Liệu cuộc cách mạng đó có thành hình ở đất nước nguồn cội như những người Đài Loan, Nam Hàn đã thực hiện, hay chỉ thành công được ở nơi đất lành chim đậu" Vì trong khi có người Việt tìm về gặp khó khăn mua nhà, ổn định, đầu tư thì nhiều người trong nước đem tiền ra ngoài mua nhà, mua đất thoải mái. Nhiều người từ Việt Nam đến San Jose đầu tư, tìm kiếm thị trường, xây cả một Vietnam Town.

Quan chức Việt Nam đến San Jose đều thán phục sự phát triển của vùng thung lũng điện tử, hết lời khen ngợi sự thành công của cộng đồng người Việt. Nhưng có lẽ họ không hiểu rằng trí tuệ và sự giầu có cần một môi trường độc lập để phát sinh, đó là những đại học. Quanh vùng đây có nhiều đại học cao cấp: UC Berkeley, Stanford, San Jose State University, bao nhiêu trường cao đẳng, trường dạy nghề là những lò cung cấp óc sáng tạo và tay nghề mà nhà nước chỉ yểm trợ tài chánh chứ không chỉ đạo.
Mọi người đang chờ đợi Việt Nam có một hệ thống giáo dục như thế, trước khi thấy rồng cất cánh hay thuyền ra biển lớn.

Chúc bạn đọc những ngày hè vui.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.