Hôm nay,  

Bs Mohamed Haneef: Chính Phủ Úc Khỏi Cần Xin Lỗi Tôi Mà Hãy Xin Lỗi Nhân Dân Úc!

06/08/200700:00:00(Xem: 1777)

KARNATAKA: Trong một cuộc họp báo ngay ở phi trường quốc tế tại Ấn Độ, bác sĩ  Mohamed Haneef đã tuyên bố: "Bản thân tôi không cần chính phủ Úc xin lỗi. Nhưng tôi thấy chính phủ Úc cần phải xin lỗi nhân dân Úc". Lời tuyên bố của bác sĩ  Mohamed Haneef thể hiện thái độ phản đối của ông đối với lời tuyên bố trước đó của thủ tướng John Howard, khi thủ tướng khẳng định, chính phủ Úc không cần phải xin lỗi bác sĩ  Mohamed Haneef. Ngoại trưởng Alexander Downer còn có thái độ thẳng thừng, và có thể nói là sống sượng hơn, trước những câu hỏi đòi Úc phải xin lỗi bác sĩ  Mohamed Haneef. Ngoại trưởng nói với phóng viên ký giả tại phi trường Sydney: "Tại sao quý vị lại muốn chính phủ Úc phải xin lỗi bác sĩ Haneef" Quý vị muốn chúng tôi phải làm gì" Bộ chúng tôi phải quỳ xuống, lậy lục người ta hay sao" Vừa phải thôi!"
Ngay khi đặt chân xuống phi trường quốc tế Ấn Độ, bác sĩ  Mohamed Haneef  đã được giới chức cao cấp tại tiểu bang Karnataka, Ấn Độ mời làm việc tại một bệnh viện công có tên tuổi và uy tín. Tuy nhiên, cũng trong cuộc họp báo đầu tiên trên lãnh thổ Ấn Độ, bác sĩ Mohamed Haneef cho biết, ông muốn trở lại làm việc tại bệnh viện Gold Coast của Úc, và ông sẽ tranh đấu bằng mọi giá để hoàn thành ước nguyện này. Theo ông, chính phủ Úc phải trao lại visa nhập cảnh Úc cho ông. Ông sẽ thách thức chính phủ Úc khi chính phủ Úc có quyết định thu hồi visa của ông. Hay được tin này, phát ngôn viên của bệnh viện Gold Coast cũng tuyên bố, sẵn sàng mời bác sĩ Mohamed Haneef trở lại làm việc một khi ông có chiếu khán nhập cảnh Úc.
Dư luận truyền thông và chính giới tại Ấn Độ cho rằng, cách thức làm việc được mô tả là "luộm thuộm và bất cẩn" của chính phủ Úc qua việc vội vã bắt giữ, câu lưu rồi trục xuất bác sĩ Mohamed Haneef, đã xuất phát từ tư tưởng kỳ thị người Hồi giáo, tiềm ẩn một cách vô thức trong chính giới Úc. Trả lời câu hỏi, liệu bác sĩ Mohamed Haneef có phải là nạn nhân của sự kỳ thị Hồi giáo trong chính giới Úc hay không, ông đã gật đầu trả lời: "Điều đó có thể".


Được biết, bác sĩ Mohamed Haneef đã bị bắt ngày 2 tháng 7 tại phi trường Brisbane khi ông chuẩn bị đáp phi cơ trở lại Ấn Độ thăm vợ và con gái mới sanh. Lý do khiến ông bị bắt là trước đó mấy ngày, một người có họ hàng với ông bị bắt vì có liên quan đến một âm mưu khủng bố nhưng bất thành tại Anh. Trong quá trình lục soát và điều tra, cảnh sát Anh tịch thu được một SIM card dùng cho mobile phôn, được xác nhận là của bác sĩ Mohamed Haneef. Điều lầm lẫn là cảnh sát Anh không cho cảnh sát liên bang Úc biết rõ, SIM card đó đã được tìm thấy tại một địa điểm cách xa nơi quân khủng bố dự định đặc bom tới 300 cây số.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi chánh án toà án địa phương tại Brisbane đồng ý cho bác sĩ Mohamed Haneef được quyền tại ngoại, thì ngày 16 tháng 7, bộ trưởng di trú Úc, Kevin Andrews, hành xử quyền hạn của một bộ trưởng, công bố quyết định huỷ bỏ visa của bác sĩ Mohamed Haneef, để tiếp tục giam giữ ông.
Mặc dù sau đó, công tố viện liên bang nhận thấy không đủ yếu tố và bằng chứng để truy tố bác sĩ Mohamed Haneef nên đã huỷ bỏ việc truy tố ông, bộ trưởng di trú Kevin Andrews vẫn khăng khăng một mực bảo vệ quyết định thu hồi visa của bác sĩ Haneef.
Tối Thứ Ba, 31 tháng 7, bộ trưởng di trú Kevin  Andrews đã tiết lộ, quyết định của ông vào ngày 16 tháng 7 đã dựa trên những tin tức đặc biệt do cảnh sát liên bang Úc cung cấp, trong đó có nội dung trò chuyện qua internet giữa bác sĩ Mohamed Haneef với người anh Shoaib tại Ấn Độ, trong cuộc nói chuyện đó hai người có đề cập đến người đàn ông, hiện bị cảnh sát Anh bắt giữ vì tình nghi là quân khủng bố.
Qua nội dung cuộc trò chuyện giữa hai người, bộ trưởng Kevin Andrews khẳng định có mấy điểm quan trọng. Thứ nhất, cả hai anh em bác sĩ Haneef và Shoaib có đều cập đến một dự án (project) liên quan đến nhân vật bị tình nghi là quân khủng bố tên là Kafeel Ahmed. Thứ hai, cả hai cùng bạn bạc về những lý do để bác sĩ Haneef có thể rời Úc một cách nhanh chóng. Thứ ba, có lúc Shoaib nói: "Còn về em thì họ chẳng tìm thấy được điều gì cả" (Nothing has been found out about you).
Bộ trưởng Kevin Andrews còn cho biết, Kafeel Ahmed, người có liên quan đến dự án đặt xe bom tại Glasgow, Anh quốc, đã cho bác sĩ Haneef mượn tiền; và bác sĩ Haneef còn có cuộc trò chuyện qua internet với một người khác tên là Sabeel Ahmed, cũng là kẻ bị tình nghi là quân khủng bố, đồng thời là người có họ hàng với bác sĩ Haneef.
Chính vì những yếu tố quan trọng trên, nên cảnh sát liên bang Úc đã cố vấn bộ trưởng Andrews huỷ bỏ vô thời hạn visa của bác sĩ Haneef.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.