Hôm nay,  

Chuyến Đi Đầy Ấn Tượng… Mà Thôi

23/06/200500:00:00(Xem: 5309)
Sau cao điểm là cuộc gặp gỡ Tổng thống Bush, chuyến đi của ông Khải không để lại gì đáng kể. Trách nhiệm thuộc về ai"
Chuyến thăm viếng Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải có thể là một tái diễn truyện Rashomon. Mỗi (nhóm) người lại nhìn một cách. Nhưng cách nhìn và tường thuật của truyền thông trong nước là cái nhìn… cận thị vì nhìn từ xa, và tường thuật theo những ước muốn của mình.
Các nguồn tin bên trong cho biết là ông Khải đã dự bữa điểm tâm với Phó Tổng thống Dick Cheney trước khi được ông Cheney kín đáo dẫn qua gặp Tổng thống Bush. Hai người nói chuyện chừng 40 phút và buổi gặp gỡ không kết thúc bằng một cuộc họp báo ngoài Vườn Hồng, mà chỉ là một buổi chụp hình (photo-op) trong đó mỗi người nói vài câu về chuyến đi. Phần phát biểu của ông Khải được dịch sang Anh ngữ và dịch khá tồi - hoặc tinh vi hơn, cố tình dịch sai, với nhiều đoạn được lược bỏ. Y như tại Seattle, ông Khải vẫn phải nói một lúc với hai cử tọa, một phần là cho người ngoại quốc, và phần chính, sinh tử hơn, là cho các đồng chí ở nhà của ông.
Bên lề cuộc gặp gỡ, một vấn đề đã được chính thức nêu ra: về mặt lễ nghi và pháp lý, nên gọi chuyến thăm viếng Hoa Kỳ của ông Khải là gì"
Phía Hà Nội muốn đề nghị "state visit", coi Thủ tướng Khải như quốc khách. Điều đó bị từ chối. Ông không là quốc trưởng, không có dạ tiệc hay quốc yến, không có diễn văn đọc trước khoáng đại quốc hội Mỹ. Đề nghị sau đó là "buniness visit" có vẻ gần với thực tế hơn - ông Khải đi chào hàng và dự lễ ký kết các văn kiện kinh doanh trước khi đến thủ đô Mỹ. Nhưng phía Mỹ cũng bác. Đề nghị thứ ba là "official visit" cũng bị họ bác, chẳng có tuyên bố gì về cuộc gặp gỡ ông Cheney hay Tổng trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld sau đó, cũng không có tiếp xúc hay làm việc với Quốc hội.
Nghĩa là chuyến đi chỉ là "un-official visit" - không chính thức. Điều ấy được phản ảnh qua bản tuyên bố chung, nhưng ông Khải cũng khéo gỡ gạc trong lời phát biểu của mình bên Tổng thống Bush, khi nói đến "chuyến thăm viếng chính thức". Ngôn ngữ vốn là quan trọng! Nhưng đấy chỉ là chuyện bên lề. Quan trọng là những cam kết giữa đôi bên.
Chuyến đi của ông Khải được chuẩn bị công phu. Trước khi đi, ông đã có cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post - trong đó ông nói về năm mục tiêu của chuyến đi - và viết sẵn một bài xã luận cho tờ Washington Times nổi tiếng hữu khuynh để thuyết phục dư luận Mỹ. Tờ Vietnam Investment Review của bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có bài phỏng vấn Tổng trưởng Thương mại Mỹ để gây khí thế nhân dịp lễ ký kết vài văn kiện kinh doanh tại bộ Thương mại ở DC. Các văn kiện này có thể được ký trước, và ở đâu cũng được, nhưng được gom lại cho chuyến đi cho thêm phần long trọng.
Mặc dù được dàn dựng công phu như vậy, kết quả chuyến đi vẫn là một sự nghèo nàn.
Hà Nội mong là Hoa Kỳ cũng giống như một xứ độc tài hay một định chế quốc tế ngây ngô nào đó: chỉ cần người cầm đầu gật đầu là mọi chuyện đều xong. Vì vậy, Tổng thống Bush mà nói là Hoa Kỳ ủng hộ việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO là các vòng đàm phán đều mau lẹ kết thúc và Việt Nam thơ thới bước vào WTO trong hội nghị cấp Bộ trưởng của tổ chức này tại Hong Kong, vào tháng 12 tới đây. Khốn nỗi, hội viên WTO nào cũng muốn đón nhận thêm thành viên mới để mở rộng thị trường, miễn là các thành viên này phải chấp nhận quy luật chung và đấy mới là điều rắc rối, về pháp lý và kinh doanh, thuế vụ, kinh tế, v.v…
Tổng thống Bush không thể bút phê một cái là cả nước Mỹ phải nghe theo. Việt Nam hiện chưa được bộ Thương mại Mỹ - căn cứ trên nhiều cuộc khảo sát khác nhau - công nhận là đã có một nền kinh tế thị trường, chưa được quy chế mậu dịch bình thường và thường trực, hàng năm vẫn phải vượt hàng rào của Tu chính án Jackson-Vanik. Và ngay cả trong giả thuyết các cơ quan hành pháp Mỹ đồng ý với việc Việt Nam gia nhập WTO, Quốc hội Mỹ cũng vẫn phải có tiếng nói. Mà Quốc hội Mỹ thì không thiết tha gì đến việc làm ông Khải vui lòng, trừ John Kerry và John McCain, nhiều người đã thẳng thắn nêu vấn đề.
Nói về chuyện làm ăn thì ông Khải chiêu mại nhiều lần, rằng Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, với hơn 80 triệu dân, nhưng vì sao Mỹ bán qua đó có hơn một tỷ trong khi nhập hơn năm tỷ, bị khiếm hụt hơn bốn tỷ" Vì sao giới đầu tư Mỹ vẫn chưa vào, tổng cộng mới chỉ có hơn 250 công ty với những dự án nhỏ" Vì sao cả năm ngoái mới chỉ có 66 triệu cam kết và Mỹ vẫn đứng sau năm xứ Á châu khác" Vì sao New York Life đã mất gần 10 năm mới được giấy phép đầu tư do Bộ trưởng Tài chánh Nguyễn Sinh Hùng long trọng đưa ra trước mặt ông Khải nhân chuyến thăm viếng này" Vì sao Phó Thủ tướng Vũ Khoan phải chạy hụt hơi trước khi ông Khải qua mà không đạt một kết quả gì cụ thể hơn"
Vì cái cơ chế đầy ách tắc ở nhà.
Có tin là trước khi đi, ông Khải đã đề nghị bộ Công an trả tự do cho Phạm Hồng Sơn, người bị tuyên án 12 năm tù chỉ vì phiên dịch và phổ biến bài "Dân chủ là gì"" do Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đăng trên mạng lưới của họ. Ông không làm nổi việc tối thiểu ấy vì bộ Công an tuân theo những chỉ thị khác, nên ông chẳng có món quà gì lót tay khi gặp ông Bush.

Trong suốt mấy ngày Phan Văn Khải đến Hoa Kỳ, ngày nào cũng có nhiều tờ báo nêu vấn đề về dân chủ và nhân quyền. Những bài xã luận ấy không được truyền thông trong nước biết tới nhưng lại được loan truyền tại khắp nơi trên thế giới. Các cuộc biểu tình liên tục của dân chúng - người Việt lẫn cả cựu chiến binh Mỹ hay đồng bào thiểu số miền Cao nguyên - cũng đã được tường thuật đầy đủ và dư luận cũng ghi là ông Khải ra vào tòa Bạch cung bằng cửa ngách. Ngay trong cuộc họp báo đầu tiên tại Seattle, ông Khải đã nổi giận cúp ngang cuộc họp!
Bộ Chính trị tại Hà Nội đã muốn ông Khải theo đuổi quá nhiều mục tiêu trong một chuyến đi. Thực ra, ông chỉ cần làm trọn nhiệm vụ chiêu mại cũng đủ… mệt! Thủ tướng một nước tự nhận là đỉnh cao trí tuệ đi gặp Hoàng đế của một Vương quốc ảo là Bill Gate của Mircrosoft thì quà là môn đăng hộ đối, dù tài sản của Vương quốc này vượt xa sản lượng của cả nước Việt Nam. Đã vậy, Phan Văn Khải lại mất bình tĩnh khi gặp sự phản đối của đám đông biểu tình và biểu diễn ngay một màn đặc sản xã hội chủ nghĩa là câu nói "Đuổi nó ra ngoài!"
Nhân đây, phải ghi thêm là một người cũng mất bình tĩnh trong chuyến đi này là… Henry Kissinger.
Trong cuộc phỏng với một nữ ký giả của BBC, ông gay gắt cúp ngang và mạt sát người phỏng vấn khi bà hỏi rằng ông có thấy là mình có phần nào trách nhiệm về thảm kịch Việt Nam 30 năm trước không" Nhân vật nổi tiếng khôn ngoan này dù sao cũng còn một chút sáng suốt khi viết xã luận cảnh báo chính quyền Bush: "Đừng quá vồn vã với Hà Nội!"
Lê Chí Quang chỉ viết "Hãy cảnh giác với Thiên triều" mà lãnh họa, làm sao truyền thông Hà Nội hiểu ra quyền tự do tư tưởng và ngôn ngữ của một xứ dân chủ để tường thuật lại cho trung thực"
Trên toàn cảnh, một thành công đáng kể của những người đấu tranh cho dân chủ trong chuyến đi của Phan Văn Khải là thường xuyên nhắc nhở dư luận và lãnh đạo Mỹ về thực trạng Việt Nam.
Một thí dụ thành công ấy chính là thất bại đáng chú ý của Tổng thống Bush.
Trong cuộc họp riêng, ông có nói thẳng với Phan Văn Khải về chuyện Việt Nam thiếu tiến bộ về cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền hay quyền tự do tín ngưỡng. Ông chưa dám nói đến dân chủ, như đã nói ở nơi khác, cho các dân tộc khác. Đã vậy, ra đến bên ngoài, ông lờ luôn chuyện đã nói thẳng với Phan Văn Khải! Ông còn nhập nhằng nói đến việc "chúng tôi đã ký kết một văn kiện theo đó Việt Nam sẽ tôn trọng quyền tự do tôn giáo và nhân quyền".
Mọi người chưng hửng tìm hiểu và tìm kiếm, rốt cuộc, văn kiện ấy chỉ là một thỏa thuận chớp nhoáng của Hà Nội vào ngày năm Tháng Năm, hai hôm sau khi Quốc hội Mỹ nêu vấn đề để tránh bị đưa vào danh mục các quốc gia có quan tâm.
May mà Giám đốc Báo chí Phủ Tổng thống đã gỡ điểm cho thượng cấp lại trong cuộc tiếp xúc với báo chí và còn tiết lộ là ông Bush có nêu vấn đề với ông Khải! Sau đó, tòa Bạch Cung đưa ra thông cáo chung và quýnh quáng in hai lần cùng một đoạn văn nói về việc ông Bush nêu vấn đề về nhân quyền với Phan Văn Khải! Để nhấn mạnh"
Nguồn tin bên trong cho biết là từ trước đấy, Ngoại trưởng Condoleezza Rice đã cẩn thận lập phúc trình lên ông Bush về vấn đề nhân quyền của Việt Nam và đề nghị một thái độ cứng rắn. Cứng rắn nhất là bản thân bà sẽ không gặp Thủ tướng Hà Nội. Việc bà bận công du tại Trung Đông chỉ là lý cớ, thực tế thì bà đã về trước khi Phan Văn Khải qua Canada.
Bà không muốn gặp và không cần gặp, vì vấn đề nguyên tắc.
Ngược lại, Tổng trưởng Quốc phòng Rumsfeld cũng đã gặp ông Khải vì vấn đề nguyên tắc. Một cuộc thăm viếng hoàn toàn xã giao, không có tường thuật, nhưng gây đầy ấn tượng không tốt đối với Bắc Kinh! Kẹt thật!
Ông Khải muốn đạt một số thành quả kinh tế đem về nhà để khỏi bị một số phe phái trong bộ Chính trị hỏi tội. Ông không có gì cụ thể đem về ngoài những lời hứa hẹn đầy ấn tượng. Đã vậy, ông lại còn gặp Tổng trưởng Rumsfeld, nhân vật khét tiếng thủ cựu và cương quyết, mới hai tuần trước đã nặng nề đả kích Bắc Kinh và đang khai triển kế hoạch phòng chống Trung Quốc tại châu Á.
Chuyến đi có đầy ấn tượng của ông Khải cuối cùng chỉ có ấn tượng mà thôi. Bên trong, "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" sẽ cản trở việc Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới, cản trở việc gia nhập WTO. Bên ngoài, thế giới không hề quên là Việt Nam chưa hề có dân chủ, không muốn có dân chủ như các xứ khác, theo lời giải thích của chính ông Khải. Và Việt Nam vẫn chưa tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo nên ông Khải công du mà cứ như chơi trù ú tim, phải trốn tránh đồng bào mà khi ở nhà nhận tiền thì gọi là Việt kiều, khi bị chống đối thì gọi là phản động, không yêu nước!
Tột đỉnh của sự mê muội là việc bộ Ngoại giao Hà Nội gây áp lực với Malaysia và Indonesia phải lập tức đục thủng tấm bia tưởng niệm thuyền nhân. Hành động lấy điểm quá đáng như vậy đã nhét bùn vào miệng ông Khải, khi Thủ tướng Hà Nội cất lời hòa giải tại Mỹ!
Ai là những người ở Hà Nội muốn Phan Văn Khải thất bại trong chuyến đi này" Cánh miền Bắc hay là… phương Bắc" Quả thật vậy, giới quan sát đều để ý đến việc Tổng bí thư thì đi Pháp, một nơi vô bổ, Chủ tịch nước thì đi Tầu - để nói gì với Thiên triều" Và Thủ tướng thì di vào nơi quan trọng nhất là Hoa Kỳ, mà bị ngáng chân nên chẳng làm nên cơm cháo gì.
Đại hội X của năm tới bắt đầu ngã ngũ ngay tại ngưỡng cửa tòa Bạch Cung. So long, Mr. Khai!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.