Hôm nay,  

The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn [g] Chúng Ta

24/06/200500:00:00(Xem: 5289)
[Ẩn hả, nhớ chứ]
6

Phạm Xuân Ẩn sinh Năm Con Mèo, Giờ Con Trâu, ngày 12 Tháng Chín, 1927 tại nhà thương điên Biên Hòa cách Sài Gòn hai chục dặm về phiá đông bắc. Vào thời kỳ đó, đây là nhà thương độc nhất nhận người Việt, tại Miền Nam Việt Nam. Con trai đầu tiên của một chức sắc cao cấp, cadre supérieur [chữ của Bass], một nhân viên có học thức của nhà nước thuộc địa, Ẩn là một trong số hiếm hoi có được tờ khai sanh Tây thuộc địa.

Gốc người Hải Dương, ở ngay giữa lòng Miền Bắc Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng đông đúc sông Hồng, nằm giữa Hà Nội và vùng ven biển, tổ tiên Ẩn [great grandfather] là một người thợ vàng bạc, được nhà Nguyễn triệu vô làm huy chương cho triều đình Huế, Miền Trung Việt Nam. Ông nội Ẩn, len lỏi trong giới quan lại, leo lên địa vị thầy giáo, và là giám đốc một trường nữ tiểu học. Trên bàn thờ gia đình, ở ngay giữa, là hình ông, ngực đeo tấm huy chương bằng vàng. Tấm huy chương lớn, kêu là "kim khánh", bằng vàng, hình hoa tulip, do Hoàng Đế ban cho, chứng tỏ ông nội Ẩn giữ một địa vị cao, tương đương với chức vị thư ký [secretary] trong chính quyền. Sau đó, Ẩn cho tôi coi, hình anh, khi còn là một đứa con nít, với chiếc huy chương trên, đeo ở cổ. Tôi hỏi, anh có còn giữ được nó. "Nó đã được cúng cho Hồ Chí Minh, trong Tuần Lễ Vàng, một chiến dịch thu gom vàng bạc, ông Hồ hô hào, dùng làm quà đút lót, cho quân đội Trung Hoa rút ra khỏi Bắc Việt, vào năm 1945, sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Cha Ẩn, được huấn luyện về ngành kỹ sư tại đại học Hà Nội, và sau đó làm nghề giám thị, trông coi và thiết lập những đường dây thuế má tài sản tại biên giới phía Nam Việt Nam. Ông bố trí những tuyến đường tại Sài Gòn, và những con kênh xuyên qua Rừng U Minh, dọc theo Vịnh Xiêm La. Trong khi trông coi công việc tại Căm Bốt, ông gặp mẹ Ẩn, cũng người Bắc di vào Nam. Bà là một người đàn bà cần cù, học vấn qua lớp nhì khiến bà có thể đọc và viết. Công việc của một người giám thị, đạc điền vào thời kỳ Miền Nam còn hoang dại đó bao gồm cả việc thúc đẩy, ép buộc những người dân quê khuân vác những sợi dây sắt nặng nề xuyên qua vùng đầm lầy sông Mê Kông, xây dựng những tháp canh ở giữa rừng để theo dõi tuyến đường. “Khi bạn làm công việc của một người giám thị trông coi đất đai, xây dựng đường lộ như thế, bạn chứng kiến những người công nhân Việt Nam nghèo khổ nhặt nhạnh từng miếng ăn“. Ẩn nói. “Bạn nhìn thấy chế độ cưỡng bức lao động của người Pháp, bạn chứng kiến những vụ đánh đập, và những đàn áp, những lạm dụng khác. Cách độc nhất chống lại, là chiến đấu giành độc lập.” Anh nói thêm. “Những người Mỹ cũng đã làm y như vậy, vào năm 1776. Gia đình tôi luôn luôn yêu nước, và mong ước của chúng tôi là đánh đuổi người Pháp ra khỏi Việt Nam.”

Nhưng, bây giờ nhìn lại, chúng ta tự hỏi, vào những ngày đó, liệu chỉ có một cách độc nhất, là gia nhập lực lượng Việt Minh"
*

Đứng dưới chân cây cầu lớn, cầu Việt Trì, lần trở lại đất Bắc, vào đầu thiên niên kỷ [2001], thắp nén hương lòng cho ông cụ của Gấu, đã từng bị một ông học trò làm thịt, và liệng xác xuống sông, kèm cục đá tổ bố cho xác không nổi lên, đúng chỗ này này, theo như thằng em kể lại, qua lời người dân địa phương, khi đó còn là một bãi sông, Gấu tự hỏi, tại sao ông cụ, không chọn lựa cách chọn lựa độc nhất, ngay hồi đó, mà chỉ là một người có cảm tình với Việt Minh, như cô con gái của ông chú của Gấu xác nhận.
Ông chú này là huyện uỷ VC tại Việt Trì lúc đó.
Cũng ông chú này đã xác nhận như vậy, trong đơn xin được công nhận là con liệt sĩ của thằng em trai út của Gấu, còn ở lại đất Bắc.
Lẽ dĩ nhiên, một lời xác nhận như thế làm sao có thể cho thằng em của Gấu làm con liệt sĩ"
Gấu thầm cám ơn ông chú của Gấu, khi nghe thủng câu chuyện.
Điều gì đã ngăn cản ông cụ, khiến ông cụ nhất quyết không chịu làm một ông... VC"
*

Chuyến "qui cố hương" (chữ của một nhà văn Việt Nam ở nước ngoài chúc mừng nhân chuyến đi), một phần là để tìm lại những kỷ niệm thời con nít, biết đâu còn sót lại ở nơi quê nhà, Sơn Tây, rồi những ngày chạy tản cư lên Phú Thọ khi giặc Pháp nhảy dù xuống cánh đồng làng (1949); những ngày học ở Hà Nội... và những "chi tiết lịch sử" liên quan tới cái chết của cha tôi. Trong những ngày ở miền Nam, và sau này, ở nước ngoài, "một nửa" gia đình tôi đã lấy ngày 30 Tết năm đó, là ngày người cha rời cái làng nhỏ bé ven đê sông Hồng, để rồi chẳng bao giờ trở về, làm ngày cúng giỗ ông.

Bây giờ, tôi đã biết rõ ngày ông mất. Cha tôi bị sát hại ngày mồng ba Tết (1946) tại Việt Trì, nơi ông làm hiệu trưởng một trường tiểu học. Tôi cũng đã đến nơi ông bị sát hại: bị bắn, sau đó xác bị cột đá, thẩy xuống sông, để cho đừng bao giờ nổi lên. Bà chị tôi nhắc lại một chi tiết đau lòng, theo đó, chính tôi đã từng nhìn thấy kẻ giết bố mình, nhờ cái quần kẻ đó mặc. Một cái quần dạ, bị chuột cắn, thủng một lỗ lớn, và mẹ tôi đã phải vá lại. Trong trí nhớ của tôi, chi tiết trên không hẳn như vậy. Tôi nhớ, có lần mẹ tôi nói, bà đã nhìn thấy kẻ mặc bộ đồ com lê của chồng, bữa ông ra đi. Tuy tin chắc chồng không còn, bà sau đó vẫn lặn lội nhiều nơi, vẫn giả đò hy vọng. Trong số những người bị bắt có một vài người cùng làng; trong có một ông chú của tôi, Nguyễn Trí Cầm, khi đó là Bí Thư Việt Minh, cơ sở Hạc Trì (Bạch Hạc và Việt Trì, thuộc tỉnh Vĩnh Yên). Vài ngày sau khi bố tôi bị sát hại, chú tôi và một vài người cùng bị bắt, dùng nước uống bọn cai tù chia cho hàng ngày, tích tụ lại, và nước tiểu, "tưới" lên một mảng tường đất, và trốn thoát, nhân một bữa đám cai tù mải ăn uống say sưa. Đám người nói trên sau bị Việt Minh truy đuổi phải chạy qua Trung Quốc.
Ông Nguyễn Trí Cầm sau cho đứa em trai út của tôi biết, cha tôi khi đó chỉ là cảm tình viên của Việt Minh. Lý do cái chết của cha tôi: Đảng phái nói trên đã mời cha tôi, một nhân sĩ tại địa phương, làm đại diện cho họ tại quốc hội, nhưng ông từ chối.
Trong bao năm trời, em tôi xin xác nhận là con liệt sĩ, nhưng không được.
[NQT: Trở lại nơi một thời vang bóng].

*

Khi còn nhỏ, Ẩn đã có lần suýt chết đuối, khi chiếc xuồng trong có chú bé bị bão cuốn phăng đi, và chú suýt chìm theo xuồng. Sau đó, chú bé được gửi ra Huế, sống với ông bà, và trở lại nam khi bà của cậu mất, và lại được gửi đi bắc khi chú học hành chẳng ra gì và thi rớt. Ông già tách chú ra khỏi mấy chị em và tống chú về vùng quê, hy vọng cuộc sống giữa những người nông dân làm chú sợ, và khiến chú học chăm hơn. Thay vì vậy, chú lại khoái đời sống ở đây, tha hồ đi câu cá và rong chơi khắp vùng. Khi chú lại thi rớt, chú bị ông già nện cho một trận cẩn thận, và bắt trở lại Sài Gòn, sống vào khuôn vào khổ hơn.

Ẩn tương tư Sài Gòn, vào lúc đó, là một thành phố thuộc địa lười biếng, với những đồn điền cao su bao quanh. Anh bơi lội trên sông Sài Gòn, kết bạn làm xưởng tầu Ba Son, nhẩy tầu điện qua Chợ Lớn. Khi trở về ghé ciné gần cầu Đa Kao. Anh coi những cuốn phim với tài tử Johnny Weissmuller trong vai người rừng Tarzan ở đó. "Một giấc mộng đẹp tuyệt vời về tự do ở trong rừng," Ẩn nói. "Tôi nghĩ, với chủ nghĩa Cộng Sản, tôi sẽ như Tarzan. Và tôi đưa giấc mơ đó vào cách mạng."

“Hãy nhìn Tarzan,” Ẩn kêu lên. “Anh ta có gì đâu" Chỉ trần một cái khố”. Đó là chủ nghĩa Cộng Sản, như là một giai đoạn trong trắng, thuần khiết nhất của thiên nhiên, một thiên đường theo kiểu của Rousseau. Đó là một ấn bản của chủ nghĩa Cộng Sản, như là một thứ triết học ở bậc trung học, Ẩn có được là nhờ những cuốn sách do Đảng Xã Hội Pháp gửi cho những học sinh, sinh viên ở những xứ sở thuộc địa. “Đúng, tôi là một người Cộng Sản,” anh nói, “Chủ nghĩa Cộng Sản là một lý thuyết đẹp đẽ, một lý thuyết nhân bản nhất. Những sự giảng dậy về Thượng Đế, về Đấng Sáng Tạo, thì cũng vậy. Chủ nghĩa Cộng Sản dậy bạn yêu nhau, không giết nhau. Cách độc nhất để làm được điều này, là mọi người trở thành anh em. Đúng là không tưởng, nhưng đẹp, đẹp thiệt.”

Ẩn, tay điệp viên phân tích tình hình chính trị, hiểu rất rõ, chủ nghĩa Cộng Sản phải trách nhiệm về hàng triệu người chết trong thế kỷ 20, và trong thâm tâm, anh biết những giới hạn của chế độ Cộng Sản mà anh đang sống dưới nó. Nhưng anh chàng Ẩn khi còn trẻ kia đã chọn một chọn lựa, là chiến đấu giành độc lập cho xứ sở, và lực lượng mạnh nhất, có hiệu lực nhất trong việc dẫn đạo cuộc chiến đấu chống lại người Nhật, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Căm bốt, và những kẻ xâm lược khác, là những người Cộng Sản. "Ở Việt Nam, tổ chức nào đoàn thể nào bạn phải chọn lựa gia nhập để chiến đấu giành độc lập chi xứ sở"," anh hỏi, "Bạn đâu có một chọn lựa nào khác ngoài chuyện gia nhập Đảng Cộng Sản".

Mười tám tuổi, và là học sinh trung học trường Cần Thơ, tại đồng bằng sông Cửu Long, Ẩn bỏ học, vào năm 1945 để gia nhập lực lượng Việt Minh. Hơn một trăm học viên của khóa huấn luyện, chỉ có năm chục khẩu súng, có khẩu cổ lỗ sĩ từ thời Đệ Nhất Thế Chiến. Học viên phải giữ lại vỏ đạn, để làm viên mới. Mặc dù đã có mặt trong cả hai cuộc chiến chống Nhật và chống Pháp, Ẩn coi kinh nghiệm chiến trường này như những ngày đi hoang. Nhưng trên một trang Web của nhà nước, làm sao có thể bỏ qua những hành động yêu nước ngay từ khi còn nhỏ xíu của Người Anh Hùng Của Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân, và Ẩn đã được mô tả, "một tay chiến đấu bảo vệ đất nước đã từng tham gia tất cả các trận đánh ở Nam Việt Nam".
*

Tính tiên tri khủng khiếp nhất, của Người Mỹ Trầm Lặng, không phải là về số phận một đất nước Việt Nam sau chiến tranh - sẽ chẳng có gì mọc lên từ đống tro than đó - nhưng số phận của những cô Phượng và luôn cả những bé gái chưa đến tuổi để làm một cô Phượng. Tôi tin là Greene đã nhìn qua một cô Phượng mà ra số phận của người đàn bà Việt Nam. Đây là điểm thiên tài ở Greene, theo tôi. Trong cuộc song đấu giữa anh và thế giới, hãy phù trợ thế giới, [In the duel between you and the world, back the world. Kafka]: Thế giới, với Greene trong Người Mỹ Trầm Lặng, là Việt Nam, hay quyết liệt hơn, là Phượng. Thân phận người đàn bà Việt Nam đã được cái xã hội trọng nam khinh nữ đó quyết định từ thuở nào rồi, trước khi có chế độ thực dân. Và khi nó có, là để đẩy xung đột đến cực điểm. Đừng tưởng tới ngày này, những cách gọi Me Tây, Me Mỹ đã mất đi sự miệt thị của chúng.
Khi viết về Nỗi Buồn Chiến Tranh, tôi có đưa ra một nhận xét, anh chàng Kiên ở trong đó có thể tha thứ cho cuộc chiến, nhưng không thể tha thứ cho cuộc tình. Nói khác đi, người đàn ông Bắc Kỳ đó không thể nào chịu đựng được cái gọi là tai nạn của Phương: bị chính những đồng đội của Kiên làm thịt. Nên nhớ, thoạt đầu Bảo Ninh đặt tên cuốn truyện là Thân Phận Tình Yêu. Là cha, ông biết rất rõ diện mạo đứa con của mình.
Chẳng có chứng cớ nào, trong nhật ký của Greene cho thấy, ông đã từng gặp một tay Pyle ở ngoài đời. Pyle thực sự không liên can đến một ông trùm Xịa như Lansdale, và Ẩn lại càng không liên can gì tới bất cứ một Fowler hay một Pyle, người Mỹ trầm lặng. Điều gì làm tên điệp viên yêu thương "chúng ta" [Us, chúng ta, còn là US: Mẽo], và kết quả nóng hổi, là sự xuất hiện của một ông thủ tướng VC tại Nhà Trắng" Chẳng lẽ VC yêu thương Mẽo đến nỗi, tượng đài tưởng niệm những người Việt bỏ chạy VC phải bị dẹp bỏ, nhưng tình yêu kia phải được duy trì, bằng bất cứ giá nào" Chẳng lẽ "VC chúng ta" đánh thắng thằng VNCH là để... thế chỗ của nó"
*
Tự nhiên như người Hà Nội.
Mô phỏng câu trên, ta có thể nói ngây thơ như người Mẽo trầm lặng.
Quả có một cái gì đó, ở nhân vật Pyle, phải nói rất ư là ngây thơ.

Gấu đã từng ngồi trong Quán Chùa nhâm nhi ly cà phê, cái bánh Sừng Trâu [croissant] và ngắm một anh Yankee đứng ở ngã tư bên ngoài, bên kia đường là một công viên nho nhỏ, con đường Gia Long với những tàng lá me ở trên cao, và lá me trải dài trên những lối đi dẫn tới toà biệt thự ở trên lưng đồi được sử dụng làm Bộ Quốc Gia Giáo Dục, và anh Mẽo thì ngơ ngác, phải nói là say mê, ngắm nhìn con phố Tự Do, với một hai cô gái và gánh hàng rong, một hai cái xích lô uể oải đi lại, và một buổi sáng "bình thường rất đỗi lạ thường" của nó.

Làm tại Đài Liên Lạc VTĐ thoại quốc tế, Gấu còn được chứng kiến những cảnh tượng lý thú hơn nhiều, ở đám quân nhân Huê Kỳ đầu tiên tới Sài Gòn, với cái bắt tay "những ngày xưa thân ái", trên tờ poster Viện Trợ Mẽo hồi nảo hồi nào. Cuộc chiến quá kéo dài, và những nhơ bẩn, làm cho họ ngày càng xấu đi, có thể nói như vậy.

Gấu quen Cao Bồi, là vào những ngày anh còn ngồi Quán Chùa, không phải Ông Tướng Givral sau này.
Quen qua ông anh, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, hình như vậy.
*

Có một điều rất ư lạ lùng, là, trong số người thù hận Miền Nam, nhất là chế độ VNCH, đa số là đám được đãi ngộ từ chế độ đó, hoặc được học bổng du học, hoặc công chức, thí dụ như tham sự ngoại giao, tuỳ viên sứ quán, nhờ vậy mà thoát cuộc chiến.
Những danh từ miệt thị, thí dụ, cờ ba que, thây ma VNCH, thường là từ đám khốn nạn này. Tôi nhắc lại, đám khốn nạn này.
Chế độ VNCH, theo như tôi hiểu được - thì cứ coi gồm toàn tay sai thực dân cũ, rồi thực dân mới - chưa từng gây ra những tội ác tầy trời đối với chính đồng bào của họ, như trong thời cải cách ruộng đất, hay thời lò cải tạo sau này.
*

Ngoài ra, cái vụ việc vinh danh cờ vàng, ở các cộng đồng hải ngoại, không phải là một trong những toan tính làm sống lại cái thây ma VNCH. Bởi vì làm sao làm sống lại một thây ma, cho dù là thây ma của ông Hồ"
Cũng chỉ là một những tưởng nhớ người thân đã gục xuống vì lá cờ đó. Tưởng nhớ những ngày còn tương đối bình yên trước khi chiến tranh trở nên khốc liệt. Gấu Già cũng đã từng viết thư cho Gấu con, về là cờ vàng, trong mong ước, như là một trong thằng già cuối cùng còn nhớ lá cờ đó.
*

Xì Lô thân thương,
Xì Lô, cô Út sinh ngày 13 tháng 4 năm 1975. Sau này những lúc gia đình quá khổ sở, bố mẹ cô vẫn thường than thở, phải chi không có cô chắc là gia đình đã đi Mỹ từ những ngày tháng Tư năm đó rồi. Bữa nay sinh nhật thứ 21, bố mẹ chỉ có cô ở bên. Mấy anh chị của cô ở quá xa, biết ngày nào gặp lại. Bố mẹ chỉ còn biết cầu nguyện tất cả đều khỏe mạnh, an lành. Bố mẹ chỉ mong Xì Lô được hạnh phúc.
Người ta nói, những đứa trẻ sinh ra từ một gia đình vợ chồng không hòa hợp, nói rõ hơn, những đứa trẻ bất hạnh thường dễ thành công trên đường đời nếu chúng vượt qua được những mặc cảm tuổi thơ. Có lần cô nói, từ khi con qua đây, mới đó mà đã gần nửa năm, gạt nỗi nhớ anh chị qua một phần trái tim, mỗi lần thấy bố mẹ vui đùa con ứa nước mắt vì sung sướng. Suốt tuổi thơ chúng con chưa hề biết đến những giọt nước mắt hân hoan hạnh phúc đó.
Thật cũng may, cuối cùng bố mẹ lại tìm thấy nhau, cho dù bố mẹ biết rất rõ, nếu cuộc đời được làm lại từ đầu, thì mọi chuyện vẫn y nguyên như vậy. Chắc là bố sẽ lo cho mẹ thêm một chút xíu, nhờ vậy mẹ sẽ bớt đi một chút, niềm tủi thân.
Như con biết đấy, gia đình mình, ngoài chú Sĩ đã tử trận, bố còn một người chị và một đứa em trai út ở miền Bắc. Trong những năm chống Mỹ cứu nước, chú Bảo bị qui thành phần có mẹ và anh di cư nên không được quyền đi bộ đội, sau đó chú làm công nhân cho nhà máy đường Việt Trì, nhờ vậy mà còn sống. Bá Hiền lấy chồng có được một đứa con gái. Chồng vào Nam chiến đấu mất tích. Qua đây gần một nửa thế kỷ, bố mới nhận được tin tức của chị và em. Đúng là nửa thế kỷ, bởi vì khi ông Nội mất tích ngay từ năm 1945 vì tai họa đảng phái, bà Nội phải đem mấy đứa con gửi mỗi đứa một nơi, bố không gặp bá Hiền, chú Bảo kể từ ngày đó.
Con đã đọc thư chú Bảo thì biết gia đình mình ở ngoài Bắc. Đó là quê hương mà bố phải từ bỏ, theo bà Nội vào Nam, và khi chú Sĩ chết, bố tự nhủ sẽ chẳng khi nào trở về. Đấy là một phần lý do tại sao bố lấy mẹ. Bố muốn các con có một quê hương Miền Nam, các con sẽ cần tới nó như bố cần tới mẹ vậy.
Trước tháng tư năm 75, ngoài công việc của một công chức, bố còn làm thêm cho một hãng thông tấn nước ngoài. Khi hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam được ký kết, bố thôi làm cho họ, tính bỏ Sài-gòn đưa gia đình về một tỉnh lỵ. Nhưng biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã xóa sạch mọi dự tính. Ngày 28 hay 29 tháng 4 bố không còn nhớ rõ, thành phố đang trong cơn hỗn loạn, bố gặp lại người sếp cũ, lúc này làm cho tờ báo Time, tới Sài-gòn làm phóng sự về cuộc di tản. Lúc đó cơ quan DAO của Mỹ đã đóng cửa, không còn máy bay C.130, anh ta bảo chỉ có thể đi bằng trực thăng ra Đệ Thất Hạm Đội, và như vậy chỉ một mình bố đi được thôi. Bố không thể bỏ mẹ và các con trong lúc mấy chục binh đoàn Cộng Sản Bắc Việt đang chờ sẵn ở ngoại ô thành phố và viễn tượng biển máu đang chờ đợi người dân Sài-gòn. Chết một đống còn hơn sống một người, Bá Hiền viết thư qua cho biết, ngày xưa bà Nội đã nói với Bá như vậy, lần về đón Bá cùng đi vào Nam, nhưng Bá không đi vì còn mê phong trào. Bố đã ở lại. Phải chi ngày đó bố chạy theo người Mỹ, gia đình mình đã không gặp những cảnh ngộ đói khổ, tủi nhục như hầu hết những gia đình Miền Nam khi Cộng Sản Bắc Việt thắng trận. Nhưng chính những ngày tháng sống dưới chế độ Cộng sản, những ngày tù đầy, những nỗi đói khổ mà gia đình mình đã trải qua khiến bố mẹ hiểu nhau hơn. Vả lại, sự thành đạt ở nước người nhiều khi phải trả một giá quá đắt. Chắc chắn một điều, con không thể quên tiếng Việt. Đó là khí giới hữu hiệu nhất để chống lại sự tha hóa mà đôi khi người ta lầm lẫn là hội nhập. Và để chống lại sự cô đơn, niềm lãng quên, và tuyệt vọng.
Hôm nay là sinh nhật của con, đúng ra chẳng nên nhắc chuyện đau buồn nhưng tháng Tư vẫn luôn luôn làm những ngưòi như bố mẹ cảm thấy bứt rứt. Có lẽ đã đến lúc bố mẹ đem cất kỹ lá cờ phủ trên quan tài chú Sĩ vào một nơi thật yên ổn, thật thiêng liêng là trái tim của mình..
NQT: Tự Truyện

Ngay cả cuộc biểu tình rầm rộ gây chấn động thế giới, vụ Trần Trường, với một cá nhân tham dự là Gấu, ý nghĩa của nó cũng "khác" với những người khác, kể cả những người coi đây là một toan tính làm sống lại cái thây ma VNCH.
"Tôi đọc Weil, và bỗng nhớ những đêm Cali không ngủ vì vụ Trần Trường. Tuy không phải là người Cali, nhưng đúng vào dịp đó, Jennifer tôi có mặt, và đã thường trực tham dự những đêm không ngủ. Ở đó, tôi đã gặp một anh bạn học từ những năm trung học. Cả hai đã từng sát cánh bên nhau, trong vụ biểu tình đầu tiên sau 1954, tại Sài Gòn, để phản đối phái đoàn CS trú ngụ tại khách sạn Majestic và khách sạn Ga-li-ê-ni những ngày sau di cư. Anh cho biết, kể từ ngày đó, bây giờ anh mới lại đi… biểu tình! Và còn gặp nhiều đồng nghiệp trước 1975, chưa từng bao giờ đi biểu tình. Có anh bạn cả đời chỉ cặm cụi làm việc, khi còn ở Việt Nam cũng như khi đã chạy qua Cali sau khi ra trại tù, vậy mà đêm nào cũng ra ngồi… thiền giữa trời!
Tôi nhận ra một điều, đa số những người đi biểu tình xử sự như anh: họ ngồi im lặng, không nói, không cười. Như đang cầu nguyện, trong câm lặng.
Và tôi hiểu ra một điều: đây là một cuộc lễ cầu siêu vĩ đại nhất, trong câm lặng, vào cuối thiên niên kỷ, cho tất cả những người đã ngã xuống vì cuộc chiến, và sau đó…
Và tôi tự hỏi, phải chăng những tiếng hò hét chung quanh sự câm lặng chính là “cú ném áo đầu tiên’, của một con mụ phù thuỷ có tên là “lịch sử của quá khứ”"
NQT: Sự Câm Lặng

Nguyễn Quốc Trụ
Tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.