Hôm nay,  

Hồi Ký Đoàn Duy Thành: Làm Người Là Khó!

22/06/200500:00:00(Xem: 8486)
(Trích, tiếp theo)
Trong thời gian gần đây, có một tập hồi ký được lưu truyền ở trong nước mang tên là "Làm Người Là Khó." Tác giả của cuốn hồi ký dầy khoảng 500 trang này là ông Đoàn Duy Thành, một cán bộ cao cấp của đảng cộng sản nay đã hồi hưu. Ông Thành nguyên là bí thư thành ủy Hải Phòng, phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng (tương đương như phó thủ tướng), và được dự dịnh cất nhắc lên làm tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam thay thế Nguyễn Văn Linh, nhưng công việc này không thành vì phe Đỗ Mười thắng thế. Ông Thành cũng được biết dến qua biện pháp "mua vàng để chữa bệnh lạm phát" trong thời gian làm bộ trưởng ngoại thương. Trong tập hồi ký này, ông Thành đã dùng tấm khiên Hồ Chí Minh để che chắn hầu thuật lại những chính sách bóc lột và hành dộng tàn ác của CSVN đối với người dân, tiết lộ những tài liệu thuộc loại "thâm cung bí sử" của CSVN về những biện pháp đấu đá trong nội bộ của đảng, cũng như vạch ra những thủ đoạn thâm độc mà phe nhóm Đỗ Mười đã từng áp dụng đối với ông. Chúng tôi xin gửi dến qúy dộc giả trích đoạn một số chương chính của tập hồi ký này qua nhiều phần như sau. (VNN)
*
Ngẫm lại lịch sử trong hơn 1.000 năm giữ nước, kể từ Đinh, Lý, Trần, Lê... đến nhà Nguyễn, nước ta đã trải qua 8 lần bị xâm chiếm của phương Bắc, Họ bị thất bại 7 lần, chỉ có một lần họ chiếm được nước ta 20 năm, do nội bộ mất đoàn kết (thời kỳ cuối nhà Trần). Vì nước xâm chiếm nước ta phương thức sản xuất không hơn ta là bao nhiêu. Nhưng từ năm 1862, Pháp bắt đầu đô hộ nước ta, một nước tư bản phát triển, phương thức sản xuất nổi trội hơn nước ta nhiều lần nên dân ta phải chịu khuất phục chúng, làm nô lệ suốt 83 năm ròng rã. Chỉ có chủ tịch Hồ chí Minh đã biết tận dụng thời cơ, với sự lãnh đạo thông minh tài tình, với ý chí kiên định, mới đưa dân tộc ta thốt ách nô lệ. Nhưng khi đó ta vẫn là một nước rất nghèo, phương thức sản xuất rất lạc hậu. Đã vậy Pháp lại đến tái xâm lược Việt Nam thêm 9 năm, sau đó nhường cho Mỹ xâm chiếm một nửa nước ta 20 năm, tổng cộng lại là 113 năm dân tộc bị nô lệ. Miền Bắc tuy được giải phóng sớm 20 năm, nhưng đóng góp cùng miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ, tổn thất về người và của biết bao nhiêu mà kể. Một nước nghèo, lạc hậu, không có vũ khí tối tân để bảo vệ đất nước, đó là nỗi đau của cả dân tộc, của từng người Việt Nam, không một người yêu nước nào không "cám cảnh" điều ấy.
Thành phố Hải Phòng đang trong khí thế thi đua đẩy mạnh sản xuất công, nông nghiệp, dịch vụ. "Ngói hố nông thôn, ngọt hố đồng ruộng"; xây dựng thành phố "khang trang sạch đẹp, lịch sự văn minh," xây dựng đường xá, cổng, ngõ; xố bỏ hố xí thùng, xây hố sĩ tự hoại, thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm (Nhà nước cấp ½ số tiền xây dựng hố xí tự hoại cho dân); xây dựng nhà cửa khang trang nối nội thành đến các thị trấn, huyện; đường nội thành sang Kiến An qua Cầu Kiệm mới khánh thành, hai bên phố xá được qui hoạch xây dựng trước, những ngôi nhà 2 tầng trở lên, hoặc mái bằng nếu làm 1 tầng, vv...
Trong khi đó bất ngờ ở Hà Nội có chỉ thị "Z30" rất mật, tịch thu nhà từ 2 tầng trở lên, bất kể to nhỏ, trị giá bao nhiêu. Chỉ thị "Z30" không được phổ biến cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ có chỉ thị bằng "miệng." Hải Phòng cũng được một, hai đồng chí Bộ Chính trị nhắc nhở rằng Hà Nội làm trước, Hải Phòng theo Hà Nội mà làm. Bên Sở Công an cũng được mấy đồng chí Thứ trưởng nhắc Giám đốc Sở Công an Hải Phòng triển khai, đề nghị Thành ủy thông qua chủ trương cho làm...
Tôi triệu tập Ban Thường vụ Thành uỷ để bàn việc này. Tôi đề nghị mọi người suy tính thật kỹ mọi mặt vì vấn đề này liên quan đến pháp luật, không thể tuỳ tiện tịch thu nhà của dân được, nếu họ không phạm pháp. Hải Phòng cần đợi chỉ thị chính thức bằng văn bản của Trung ương hoặc Chính phủ rồi mới làm cũng không muộn. Mà tiến hành cũng phải có phương pháp, Trung ương chỉ thị rõ nguyên nhân tịch thu... mới tiến hành được.
Tôi trực tiếp lên Hà Nội xem việc tịch thu một số nhà. Tôi thấy chẳng khác gì CCRĐ. Cải cách ruộng đất còn đấu tố rồi mới tịch thu, nhưng Z30 chỉ đọc lệnh là tịch thu, bốc cả gia đình gia chủ lên xe đi ở chỗ khác. Tôi đi 3 lần xem được 3 nhà. Tôi đến Văn phòng trung ương Đảng và Văn phòng chính phủ xin xem chỉ thị Z30. Hố ra chẳng ai biết cả và tỏ vẻ gĩư bí mật, thái độ người được hỏi cũng sợ sệt, e dè nói nước đôi, không bảo làm cũng không bảo không!
Tôi thấy rất lạ lùng. Đang thời buổi hoà bình xây dựng, mọi người đang phấn khởi làm ăn, cớ sao lại có việc làm "kỳ lạ" này" Nhất là tôi thấy tận mắt một gia đình bị tịch thu, cả nhà đội khăn tang, bị đẩy lên xe, khóc sướt mướt...
Về đến Hải Phòng, tôi lại thấy dân chúng xao xuyến lo sợ. Nhiều người chạy đến Bí thư Thành uỷ hỏi han.. Còn những gia đình đang xây dựng thì dừng lại không xây hoặc thu nhỏ lại, dịnh xây 2 tầng thì rút còn 1 tầng thôi v.v... Ngày nay khi tôi đi từ Hải Phòng sang Kiến An, tôi vẫn thấy buồn phiền vì Z30 đã làm cho con đường này mất đẹp. Nhà cửa hai bên, xây dựng thời kỳ "Z30" không xứng với con đường mở rộng!
Tại các cuộc hội nghị lớn của thành phố, tôi nói: "Đây là vấn đề quyền công dân, thành phố sẽ không làm việc này với bất kỳ gợi ý của ai. Chỉ khi có chị thị chính thức, đóng "dấu son" búa liềm hoặc dấu Quốc huy, thì Hải Phòng sẽ thực hiện nghiêm chỉnh""
Dư luận sức ép 4 phía với Hải Phòng. Thành phố Hồ Chí Minh điện ra hỏi: "Hải Phòng có làm không"" Tôi trả lời: "Đợi chỉ thị chính thức." Trong khi đó Hà Nội đã tịch thu tới 105 nhà. Có những đồng chí phê bình Giám đốc Sở Công an Hải Phòng mất lập trường, mất quan điểm, vì đồng chí Giám đốc Sở Công an Hải Phòng trả lời: "Hải Phòng chưa làm, vì Hải Phòng có cách làm khác..."
Một buổi chiều sắp hết giờ làm việc, đồng chí Nguyễn Văn An, Bí thư tỉnh ủy Hà Nam (nay là Chủ tịch Quốc hội) gọi điện thoại cho tôi, nói: "Có việc cần, tôi và đồng chí Thuật, Chủ tịch UBND tỉnh muốn ra Hải Phòng trao đổi với anh. Anh chuẩn bị cho chúng tôi ăn cơm tối, xong việc là về ngay..." Tôi chuẩn bị cơm tối và đón đồng chí An, đồng chí Thuật ở nhà khách 13 Trần hưng Đạo. Đến 20 giờ, hai đồng chí đến Hải Phòng. Chúng tôi bàn công việc ngay. Đồng chí An, đồng chi Thuật trao đổi với tôi về việc tịch thu nhà ở thành phố Nam Định, thị xã Ninh Binh, thị xã Hà Nam... Qua trao đổi phân tích việc Hải Phòng không làm, nếu không có chỉ thị của Ban Bí thư, hoặc chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, hai đồng chí tỉnh bạn rất tâm đắc. Tôi lấy tình lấy lý phân tích mọi mặt cho hai đồng chí nghe. Trước hết là phi đạo lý, sai pháp luật. Hơn nữa, cuộc sống của nhân dân còn khổ sở, tích cóp được ít tiền làm nhà cho cha mẹ, con cái ở không dễ dàng gì. Nay ta tịch thu, thế thì xã hội chủ nghĩa, người dân ở vào đâu" Ở bằng cái gì" v.v... Hai đồng chí rất đồng tình với quan điểm của tôi. Tôi nói: "Tháng 6/1983 họp Hội nghị trung ương, tôi sẽ phát biểu về vấn đề này..."
Hai đồng chí vui vẻ, yên tâm ra về, sau khi ăn cơm xong, đồng chí An bảo đồng chí Thuật đưa cho tôi xem 100 quyết định ký tên, đóng dấu sẵn để ngay hôm sau tổ chức các đoàn đi tịch thu nhà ở 3 địa điểm trên. Anh An nói: "Tôi thấy không yên tâm nên điện ra trao đổi với anh. Chúng tôi sẽ đốt ngay các quyết định này tối nay." Các đồng chí ra về.
Tôi tiễn các đồng chí, khi quay lại, nghĩ ngợi băn khoăn vô cùng. Thành phố Nam Định, hai thị xã Ninh Bình và Hà Nam mà có tới 100 quyết định tịch thu nhà, hỏi lấy đâu ra nhà mà tịch thu" Tôi phân vân quá! Các đồng chí mình đơn giản thật! Coi sinh mệnh chính trị của người dân như thế nào mà lại có "Z30"!" Hai cuộc kháng chiến trường kỳ, bao sự hy sinh, nay kí cóp xây dựng được căn nhà, bị tịch thu với quan điểm cho rằng "làm ăn bất chính," tài sản không rõ ràng... Nghĩ mà rơi nước mắt.
Về đến nhà đã 24 giờ. Nhà tôi hỏi tiếp khách gì quan trọng mà về khuya thế" Tôi kể hết chuyện cho nhà tôi nghe. Tôi nói: "Tôi sẽ trình bầy cặn kẽ vấn đề này ở Hội nghị trung ương sắp tới..." Nhà tôi hỏi lại: "Anh dịnh đương đầu đến bao giờ"" Tôi trả lời: "Tôi sẽ đương đầu đến khi còn cái đầu này." Hai vợ chồng tâm sự, đến lúc mệt quá, ngủ lúc nào không biết.
Lúc đó Hải Phòng đã có một vài nhà tư nhân xây dựng 2-3 tầng, như nhà anh Thêm, thủy thủ tàu viễn dương, xây dựng ở xã Đằng Lâm, gần sân bay Cát Bi; anh Bút lái xe, xây dựng ở Quán Toan, bên đường 5. Anh Thêm rất sợ. Hôm đến dự tổng kết ở Công ty VOSCO, khi nói chuyện, anh em xôn xao hỏi tôi Hải Phòng có tịch thu nhà như ở Hà Nội không" Có 2 thuỷ thủ viễn dương làm nhà ở Hà Nội đã bị tịch thu. Tôi trả lời: "Khi có lệnh chính thức sẽ làm." Tôi cũng có ý kiến riêng tôi thì không nên làm vậy. Tôi khuyên các thủy thủ tiết kiệm được tiền cần xây nhà cao và đẹp hơn nhà anh Thêm. Tới hội nghị Trung ương tháng 6-1983 này, tôi sẽ trình bầy quan điểm của tôi về vấn đề trên. Nghe thế mọi người phấn khởi lắm.
Một hôm anh Mười về làm việc với Hải Phòng. Làm việc xong, tôi và đồng chí Nguyễn Dần, Chủ tịch UBND thành phố đưa anh Mười đi thăm nhà máy đóng tầu Bến Kiền. Qua Quán Toan, anh Mười trông thấy nhà anh Bút lái xe, liền hỏi: "Nhà ai mà to thế"" Tôi trả lời nhà anh Bút lái xe, Đoàn 4." Anh Mười nói: "Nếu tôi là Bí thư, Chủ tịch thành phố, tôi đề nghị thu nhà này làm mẫu giáo." Tôi và anh Dần nhìn nhau im lặng. Khi anh Mười về, anh Dần bảo tôi: "Thế là cụ Mười cũng đồng ý tịch thu nhà..." Tôi im lặng. Anh Dần nói thêm: "Đợi Chỉ thị chính thức sẽ bàn việc này anh Thành ạ!" Tôi gật đầu suy nghĩ.
Nay, nếu ai qua Quán Tốn nhìn lại cái nhà anh Bút (mà tôi thường gọi là Hàn Bút, vì cách đấy khoảng hơn một km có nhà Hàn Điềm, địa chủ, cũng có cái nhà 2 tầng); nhà Hàn Bút và cả nhà Hàn Điềm nữa, so với nhà nông dân ở khu vực đó hiện nay, không ý nghĩa gì, chỉ như những "chuồng chim" mà thôi.
Nhân chuyện liên quan đến nhận thức, thực thi luật pháp và quyền công dân, tôi nhớ lại một việc, đối với nhà cầm quyền có thể là chuyện nhỏ, nhưng đối với một người dân là cả cuộc đời và sự nghiệp của họ. Hôm ấy, với cương vị là Chủ tịch thành phố tôi nhận được 1 lá đơn kêu cứu của một sinh viên trường Đại học Hàng hải. Nội dung trình bầy sự việc và tha thiết để nghị Chủ tịch can thiệp để nhà trường nhận cháu vào học. Số là bố cháu, một cán bộ của Hải Phòng Ship đã nhận vận chuyển một loại hàng hiếm vào thành phố Hồ Chí Minh, bị công an tình nghi là buôn lậu đến khám nhà. Khi ở trường về thấy vậy, như một phản ứng tự nhiên, cháu đã vứt một túi xách sang nhà bên cạnh. Thế là cháu cũng bị bắt.
Xét trong túi xách chỉ có quần áo cũ, không có gì liên quan đến vụ việc trên, vài ngày sau được tha. Khi cháu trở lại trường thì trường không cho cháu tiếp tục học nữa, với lý do là đã bị bắt, bị tù. Tôi cho kiểm tra lại, và ghi ý kiến gửi tới giáo sư Lê Đức Toàn, hiệu trưởng: "Luật pháp chưa kết luận, các đồng chí cứ để cho cháu tiếp tục học, nếu sau này có bị tù, thì một người tù có học vẫn còn hơn một người tù vô học." Tôi được biết về sau cháu đã tốt nghiệp đại học và hiện nay đang là một thạc sĩ, một nhà kinh doanh giỏi.
*
Tr 287 - Tổ chức kỷ niệm 30 năm giải phóng Hải Phòng
(t.289) -.... Tôi lên báo cáo với anh Lê Đức Thọ, UV BCT phụ trách tổ chức, rằng hết năm 1985 tôi xin nghỉ. (Dự định này tôi đã chuẩn bị từ lâu, chuẩn bị cả cho vợ tôi cùng các cháu. Tôi phục vụ cách mạng đã tròn 40 năm, sức khỏe do tù đầy bệnh tật hiện nay suy giảm, vả lại cũng chưa bao giờ tha thiết quyền chức, danh lợi. Các cụ xưa đã răn dạy phải biết rút lui đúng lúc mới là người hiểu đời).
Tôi bị đồng chí Lê Đức Thọ phê phán là thiếu ý chí vươn lên. Tôi thưa lại rằng hằng năm tôi đã báo cáo tổ chức là đến năm 56 tuổi tôi xin nghỉ, để tổ chức biết trước, khỏi bị động... Anh Thọ lại tỏ ra nóng giận nói: "Cậu nói thế khác nào cậu nói chúng mình. Cậu mới hơn năm mươi, chúng mình đã bẩy mươi tuổi. Cậu đã được xếp vào đội ngũ kế cận... Tại sao lại nghĩ như vậy." Tôi lại thưa với anh, tôi cũng được anh Nguyễn Đức Tâm cho biết như vậy. Nhưng tôi báo cáo với anh kẻo có người lại nghĩ tôi được trên chú ý quên lời hứa của mình, anh em địa phương sẽ coi thường... Anh Thọ đứng dậy nói: "Thôi, bỏ cái ý định ấy đi. Cậu ở Hải Phòng làm tốt, tôi đã hỏi trực tiếp Hoàng Trừ, Trường Xuân, cậu gìn giữ lắm, gìn giữ lắm!" Rồi anh hỏi sang việc khác.
Anh Thọ không chỉ nói riêng với tôi, mà còn nói với cán bộ giúp việc. Anh Đạt, thư ký của anh, đã đôi lần nói với tôi: - Tôi ít thấy anh Lê Đức Thọ khen cán bộ cao cấp trước mặt đông người, nhưng anh Thọ đã khen anh trước nhiều người: Cậu Thành cậu ấy gìn giữ lắm...
Việc tôi xin nghỉ sau tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm giải phóng Hải Phòng bị lọt ra ngoài. Những kẻ xấu tung tin: nào là tôi sợ lên Trung ương bị "vạch mặt" nên "ăn non"; nào là kỳ này vào Đại hội Đảng toàn quốc sẽ "lột lon," hoặc điều đi để "điệu hổ ly sơn"; có như vậy mới trị được những tay chân như Trường Xuân; nào là kỳ này nếu không đánh bật Đoàn Duy Thành ra khỏi Trung ương thì cũng làm cho mất nhiều phiếu bầu, để không đủ vào Bộ Chính trị, không có điều kiện ngoi lên cao. Trong số những kẻ xấu bụng ấy, tôi biết rõ nhất là anh Tô Duy, anh Nguyễn Thắng, còn có tên là Thắng Rỗ, Thắng Lầm. Họ đi gặp các cơ sở quận Ngô Quyền và những anh chị em bị bắt, kêu gọi, kích động, để họ vu khống tôi. Nhiều anh chị em được anh Tô Duy đến tận nhà phát động như anh Sửu, cô Định, v.v... Nhưng không ai theo họ cả, lại còn báo tin cho tôi biết. Trừ anh Hoàng Chữ đã viết một lá thư gửi cho đồng chí Đỗ Mười. Đồng chí Đỗ Mười xem xong chuyển cho anh Nguyễn Đức Tâm, Ủy viên BCT trưởng ban Tổ chức trung ương. Các anh ấy làm có lớp lang, bài bản, khá chu đáo... Mặt khác các anh ấy kéo thêm một số bạn bè, cán bộ dưới quyền (nhưng chẳng ai bị tù, trừ anh Hoàng Ch," một nhân chứng sống của các anh ấy. Sau này anh Hoàng Chữ khi đối chất đã phải xin lỗi tôi, nói rằng mình bị tác động. Tôi sẽ nói kỹ vấn đề đối chất ở chương khác).

Về phía gia đình, vợ tôi và các cháu đều nói do tôi quyết định mọi việc. Các cháu là đảng viên, cán bộ trung cấp, chúng nói chưa đủ độ "chín" để tham gia vào việc của bố! Riêng cụ thân sinh ra nhà tôi đã gần 90 tuổi, cụ khuyên tôi: "Trèo cây đã đến buồng rồi, không nên nghỉ..." Bè bạn, đồng chí thân thiết cũng khuyên tôi không nên nghỉ sớm, nếu Đảng và Nhà nước còn sử dụng. Tôi cũng thấy khó xử. Mối quan hệ xã hội cũng ràng buộc tôi, để đáp ứng cả người có động cơ xấu và người có động cơ tốt với mình. Xem ra không cách nào khác là về Hà Nội, nhận một công việc thích hợp với khả năng, nhất là không chen vào ai, đặc biệt là với anh Mười. Tôi nghĩ không bao giờ tôi chen lấn với anh, vì anh là thủ trưởng cũ của tôi, hơn nữa trong tư duy của các vị bô lão, ít ai dám mạnh bạo cho lớp trẻ vượt lên trên, đặc biệt là anh Mười. Qua nhiều năm làm việc với anh, tôi hiểu ý anh rất sâu sắc. Đôi khi anh mới nói nửa lời, tôi đã hiểu anh định nói gì rồi, chỗ nào nói thật, chỗ nào nói chỉ để động viên người khác. Tôi đã có ý định nếu được xếp lên trên anh Mười, tôi kiên quyết rút, nhường anh Mười ngay. Cũng như đối với anh Bùi Quang Tạo, khi trên có ý định điều anh Tạo về Trung ương, tôi tha thiết đề nghị anh Tạo ở lại làm Bí thư, tôi chỉ làm chủ tịch là đủ. Tiếc rằng anh Tạo đã qua đời, chỉ còn anh Nguyễn Đức Tâm biết rõ chuyện đó.

Tôi thường suy nghĩ nhiều và đôi khi rất buồn về những kỳ chuẩn bị Đại hội đảng ở địa phương cũng như toàn quốc. Đã có lần tôi trực tiếp nói với anh Ba, anh Trường Chinh, anh Lê Đức Thọ, anh Nguyễn Đức Tâm là việc phê bình, tự phê bình nên làm thường xuyên hàng năm đối với cán bộ lãnh đạo các cấp. Khi tổ chức Đại hội chỉ tập trung bàn công việc phải làm trong nhiệm kỳ và hằng năm của nhiệm kỳ đó, không nên cứ đến nhiệm kỳ 5 năm mới làm kỹ về phê bình. Làm như vậy mất thì giờ, những người cơ hội muốn lật nhau thường tìm mọi cách nói xấu, vu khống để tranh giành địa vị trong các kỳ bầu cử của Đại hôị. Các đồng chí lãnh đạo các cấp nhiều khi cũng lợi dụng các cuộc phê bình, tự phê bình để loại trừ những người không ăn cánh với mình. Điều đó khiến cho việc chuẩn bị đại hội thường căng thẳng, không hồ hởi phấn khởi như ý nghĩa ngày hội lớn của Đảng. Những người muốn vào địa vị này, địa vị khác, chạy chọt, tranh thủ, buồn vui... không xứng với tầm cao của một đảng tiên phong, vì nhân dân mà làm cách mạng, không đúng với tư tưởng và đạo đức của Bác Hồ, tạo nên một thói hư trong Đảng.
Nghe tôi trình bầy những suy nghĩ trên, rất mừng là các đồng chí không có phản ứng gì, nhưng việc làm vẫn không thay đổi, vẫn làm theo cách làm cũ, nặng nề và mệt mỏi. Nhất là những Đại hội thay đổi cán bộ chủ chốt, thật là mệt và buồn. Như Đại hội VI, anh Linh thay anh Trường Chinh, Đại hội VII đưa anh Văn ra kiểm điểm những việc mà anh Trường chinh đã nói với tôi nhiều lần, đã giải quyết từ năm 1941-1942. Đại hội IX thay anh Lê Khả Phiêu, vv... Ta không có chính sách đào tạo nhân tài, cứ "nước đến chân mới nhảy." Anh Nguyễn Văn Linh đã nhiều lần nói ở Hội nghị trung ương: "Tôi có được chuẩn bị làm Tổng Bí thư đâu," và lúc cần quá, phải đi tìm người, anh Linh ví: "Chẳng khác nào cầm bó đóm đi tìm ếch, tìm không được ếch, lại bắt được nhái." Anh Nông Đức Mạnh cũng than phiền là không được đào tạo làm Tổng Bí thư. Đại hội cử thì phải làm thôi.
Chúng ta đều biết "nhân tài là nguyên khí của quốc gia." Một nước có 80 triệu dân thì nhân tài không phải hiếm. Có chính sách và có cơ chế đúng, cộng thêm người đứng đầu đất nước quan tâm là ra nhân tài. Nhưng đào tạo nhân tài quốc gia mới là chuyện quan trọng nhất. Phải có cơ chế rõ ràng, dân chủ tuyển dụng, đồng thời không ngừng nâng cao dân trí, truyền thống văn hố dân tộc và văn hố thế giới cho mọi người hiểu được tiêu chuẩn thế nào là nhân tài. Phải qua khảo nghiệm thực tế, hành động thiết thực, ứng phó lúc khó khăn, liêm khiết, bình dân, gần quần chúng, đã được kiểm nghiệm như kiểu Bin Clinton đã qua mấy nhiệm kỳ Thống đốc bang làm rất giỏi. Hồ Cẩm Đào qua các vùng tự trị cam go nhất, qua nơi kinh tế tập trung, giải quyết các công việc phức tạp, được kiểm nghiệm là có tài. Như vậy người ta ở một nước lớn, đông dân, mà có Tổng thống 47 tuổi, Tổng Bí thư kiêm chủ tịch nước 59 tuổi. Đương nhiên còn bao vị tiền bối, trưởng lão muốn giữ quyền, nhưng với tài năng, đức độ của nhân tài được quần chúng suy tôn mến phục, thì các vị trưởng lão cũng tạo điều kiện cho nhân tài đi lên. Lịch sử Việt Nam những triều đại có "vua sáng, tôi hiền" vẫn chọn được nhân tài đó thôi.
Bước vào chuẩn bị Đại hội VI, công việc rất khẩn trương như bao kỳ Đại hội khác. Nhưng lần này đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã qua đời, đồng chí Trường Chinh được tái cử làm Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu lại, tham gia Bộ Chính trị... Những việc đó có liên quan đến vấn đề nhân sự chủ chốt của Đại hội.
Về phần tôi, càng gần đến Đại hội, những người có ý định không tốt càng tìm mọi cách làm giảm uy tín tôi, bịa đặt nhiều chuyện ly kỳ ngoài hậu trường. Còn chính trường thì những động tác của một hai đồng chí chủ chốt, có trách nhiệm về nhân sự, như anh Lê Đức Thọ với cương vị phụ trách tổ chức Đại hội nói góp thêm trong các cuộc họp lớn cuả cả nước. Tôi nhớ có hai lần:
+ Lần thứ nhất ở Hội nghị cán bộ chủ chốt các địa phương, anh Thọ phê bình mấy đồng chí Bí thư tỉnh, thành ủy + xuất bản tuyển tập để tuyên truyền đề cao cá nhân. Tôi được biết có 3 tập của 3 Bí thư là: anh Nguyễn Văn Linh, Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, anh Hoàng Minh Thắng Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam Đà Nẵng; và tôi là Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Ba tác phẩm này đều xuất bản đầu năm 1985 để kỷ niệm 10 năm giải phóng miền Nam và 30 năm giải phóng Hải Phòng. Về lý do xuất bản tuyển tập của hai đồng chí trên thì tôi không rõ, còn quyển sách của Hải Phòng do Ban Tuyên huấn trung ương chỉ đạo. Đồng chí Hoàng, phó ban xuống Hải Phòng, chọn lựa bài nói của tôi, cùng với nhà xuất bản Hải Phòng cho in cuốn: "Hải Phòng trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ." Đồng chí Hoàng giải thích là 30 năm kỷ niệm Hải Phòng giải phóng, cần có cuốn sách của lãnh đạo thành phố để tuyên truyền giáo dục cho đảng viên và nhân dân. Mọi việc đều do đồng chí Hoàng và Ban tuyên huấn làm cả. Đồng chí Lê Huân, Giám đốc nhà xuất bản (nay đang ở Hải Phòng) chỉ đưa tôi duyệt qua những đầu bài tôi viết. Tôi không hề quan tâm một chút nào đến quyển sách này, nhất là ý đồ đề cao uy tín cá nhân... Sau khi anh Lê Đức Thọ nói xong, một số cán bộ "dịch" ra là: - Anh Thọ ám chỉ anh Đoàn Duy Thành đấy. Như anh C.V.T. cấp thủ trưởng cùng nhiều anh em nói cho tôi biết, tôi chỉ cười vui vẻ và cảm ơn.
+ Lần thứ hai là: Hội nghị Ban tuyên huấn toàn quốc, gồm các đồng chí Trưởng, Phó ban Tuyên huấn các tỉnh, thành phố và các Bộ ngành trung ương dự họp. Trong buổi đến nói chuyện, anh Lê Đức Thọ nói: "Đồng chí Trưởng ban Tuyên huấn Hải Phòng về nói với anh Thành, Bí thư Thành uỷ biết là anh Tố Hữu tặng Hải Phòng bài thơ có 8 câu, 4 câu khen, 4 câu phê bình, anh Thành chỉ phổ biến 4 câu khen, cắt 4 câu phê bình..." Nghe anh Lê Đức Thọ nói, cả Hội nghị xôn xao bàn tán...
Đồng chí Tô Ngạc, quyền Trưởng ban Tuyên huấn đi họp về phản ảnh cho tôi biết. Sau một tuần, tôi đến nhà anh Lê Đức Thọ, mang theo bài thơ: "Mừng Hải Phòng" của anh Tố Hữu gồm 8 câu, in giấy trắng bóng, rất đẹp có ký tên Tố Hữu:
"Bốn cống ba cầu năm cửa ô
Đào kênh lấn biển mở cơ đồ,
Làm ăn hai chữ à ra thế!
Chèo chống nghìn tay một tiếng hô.
Nhộn nhịp Sáu kho vui đất Cảng
Khang trang Tam Bạc rạng Thành Tô
Giá còn nữ tướng Lê Chân nhỉ"
Ắt cũng khen con cháu Bác Hồ"
Ngoài ra anh Tố Hữu còn làm thêm 4 câu, dặn đồng chí Lê Danh Xương, phó Bí thư thường trực, đồng chí Tô Ngạc, quyền Trưởng ban Tuyên huấn, đồng chí Vũ Long, Tổng Biên tập báo Hải Phòng, nhà thơ Nguyễn Viết Lãm, về báo cáo với tôi là: "4 câu thơ này làm ngoài, chỉ đọc cho Ban Thường vụ Thành ủy nghe, không đăng báo, không phổ biến rộng rãi." Nhưng tôi đã phổ biến cả 4 câu, gồm 12 câu cho cán bộ Hội nghị và toàn thể hội viên Hội Văn nghệ Hải Phòng cùng nghe:
"Triều dâng sóng dậy đời ca hát
Gió tự Đồ Sơn mát Thủ đô
Tám nghề, bẩy chữ đừng ham nhé!
Chín chắn mười mươi cũng chớ phô."
Tôi báo cáo với anh Thọ và đưa anh xem toàn bộ bài thơ. Anh xem xong tỏ vẻ nghĩ ngợi, không nói gì, bắt tay tôi. Tôi chào anh ra về, cũng không nói gì thêm. Tôi sẽ nói kỹ việc này ở chương anh Tố Hữu với Hải Phòng.
Thế đấy! Đến Đại hội, có nhiều chuyện tương tự như câu chuyện của tôi. Nhiều đồng chí phàn nàn, còn tôi đã có quan điểm riêng, nên tôi coi những vấn đề này như mình đã đự đốn trước, không có gì phải suy nghĩ cả.
Trong lúc ấy tôi thấy anh Mười gặp tôi rất vui vẻ. Tôi biết anh đã nắm chắc vấn đề gì về tôi rồi. Anh Tô Duy đã tìm ra ngón đòn "hiểm" đánh vào sinh mệnh chính trị của tôi, nhất là thư của anh Hoàng Chữ (cùng tù với tôi ở Cát Bi) gửi anh Mười, tố cáo tôi không bị tra tấn gì, mặc quần áo trắng, đọc nhật trình, xem địch tra tấn anh em. Anh Hoàng Chữ được coi là một nhân chứng sống duy nhất, Anh Tô Duy dùng vấn đề kinh tế không lật được tôi, chuyển sang chính trị cũng rất có bài bản. Nhưng vì bịa chuyện nên dễ sơ hở. Tôi ở trong tù không ai biết tên tôi là Đoàn Duy Thành, mà chỉ tên là Duy, không ai biết tôi làm chức vụ gì ở ngoài cả. Thế mà anh Hoàng Chữ dám nói: "Tôi trông thấy một anh đẹp trai, trắng trẻo, mặc quần áo trắng, đọc nhật trình. Tôi hỏi ai đây" Anh em tù bảo đó là anh Đoàn Duy Thành, Bí thư quận ủy Ngô Quyền..." Sau này đối chất, kết luận xong, các đồng chí sao cho tôi một bản thư anh Hoàng Chữ, thấy chữ anh Mười ký ở dưới (chữ ký tắt ít người biết là chữ anh Mười) cùng với ý kiến chuyển thư của anh Hoàng Chữ cho anh Nguyễn Đức Tâm, trưởng Ban tổ chức trung ương xem xét.
Lúc đó tôi bị tấn công tứ phía. Anh Tô Duy lúc này đã tập hợp thêm được một số người. Ngoài 3 người cũ là anh Tô Duy, Nguyễn Thắng (Thắng Lầm), Hoàng Chữ, có thêm một số nguyên là cán bộ chủ chốt của thành phố. Những người này trước đây cũng là những đồng chí tốt, thân thiết với mình, sao nay bỗng nhiên cùng nhau tố giác mình trước ngày sắp diễn ra Đại hội lần thứ VI" Chắc có thế lực nào đứng sau, đủ sức mạnh thuyết phục mới kéo được đông cán bộ chủ chốt Hải Phòng vào tố cáo mình, dùng đa số để quật ngã mình đây. Nhưng ai là người đứng sau họ" Tôi vẫn còn phân vân chưa xác định...
Những tháng đầu năm 1986, tôi phải đương đầu với bao nhiêu "cuộc chiến." Tôi nhớ nhất vào tháng 3-1986, cuộc họp tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng phê phán Bí thư Thành ủy Hải Phòng theo cơ chế thị trường, do cố vấn Liên Xô Pascard báo cáo.
Trước khi có cuộc họp này, một buổi chiều vừa làm việc xong, tôi được điện thoại của anh Hồ Nghinh, UV TƯ đảng, Phó Ban Kinh tế trung ương cho biết: "Tối hôm nay tôi và anh Vũ Quang, UVTƯ đảng, chánh văn phòng trung ương xuống bàn với anh một việc rất cần. Anh chuẩn bị cho chúng tôi ăn cơm tối, bàn công việc xong là chúng tôi về Hà Nội ngay."
Tôi chuẩn bị cơm tối, chờ hai anh xuống cùng ăn và làm việc. Chín giờ tối các anh mới đến Nhà khách số 13 Trần Hưng Đạo. Lúc đó đường số 5 còn xấu lắm, phải qua 2 cầu, nếu có xe lửa qua phải đợi, thường phải đi 3, 4 giờ từ Hà Nội mới tới Hải Phòng. Nhưng vì hai anh hết lòng ủng hộ cuộc đổi mới của Hải Phòng nên đã cấp tốc xuống Hải Phòng thông tin cho tôi biết có cuộc họp quan trọng để tôi chuẩn bị chu đáo. Một số người dự định sẽ đánh bại Hải Phòng trong kỳ họp này. Hai anh bảo tôi phải chuẩn bị kỹ báo cáo, có lập luận vững chắc để phản bác lại luận điệu bảo Hải Phòng đi theo kinh tế thị trường... Tôi thấy anh Hồ Nghinh, anh Vũ Quang tâm huyết với Hải Phòng quá cũng rất xúc động. Làm cho dân giàu nước mạnh mà vất vả thật! Chúng tôi vừa ăn cơm, vừa bàn những phương sách ứng xử, đến hơn 12 giờ khuya mới ăn cơm xong. Tôi tiễn hai anh về Hà Nôi và nói: "Hai anh cứ yên tâm, tôi sẽ chuẩn bị kỹ và nói đầy đủ sự thật của Hải Phòng từ sau đổi tiền đến nay."
Đúng như hai anh thông báo, hôm sau tôi nhận được điện hỏa tốc lên Hà Nội họp ở nhà số 10 khu biệt thự Hồ Tây. Lúc này anh Ba yếu, thường nghỉ ở đây. Họp ở Hồ Tây, anh Ba dự cho thuận tiện.
Hôm sau, tôi đi sớm từ Hải Phong lên, đúng 8 giờ sáng ngày 23 hay 26-3-1986, tôi không nhớ chính xác, đã tới nơi họp. Tôi đến trạm gác khu biệt thự, trông thấy một đồng chí đi lén ở sau nhà và vẫy tay ra hiệu gọi tôi. Tôi cho dừng xe lại, bước xuống. Đó là đồng chí Nguyễn Lam, Ban Bí thư, trưởng Ban kinh tế trung ương. Bắt tay tôi và ghé vào tai tôi, anh nói rất nhanh: "Hôm nay Bộ Chính trị đấu Hải Phòng đi theo kinh tế thị trường, do đồng chí Pascard, cố vấn Liên Xô báo cáo với Bộ Chính trị. Anh liệu mà báo cáo." Cám ơn anh Nguyên Lãm, Hồ Nghinh, Vũ Quang phải lo lắng cho Hải Phòng. Còn với tôi, tôi đã chuẩn bị kỹ những việc làm, tôi cảm thấy rất tốt, và rất đạt kết quả, đặc biệt sau đổi tiền. Tôi đã báo cáo kỹ với đồng chí Pascard khi đồng chí xuống Hải Phòng cuối năm 1985, xem xét kết quả đổi tiền. Đồng chí còn khen Hải Phòng giải quyết sáng tạo, không bị động như một số nơi đồng chí đến nghiên cứu. Không biết vì sao mà phải có cuộc họp quan trọng này"
Tôi bước vào Hội nghị vẫn bình thường như bao cuộc họp khác mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư gọi lên báo cáo. Tôi thấy Hội nghị ngồi im phăng phắc, như đang đợi một cái gì đó. Tôi đến chào và bắt tay đồng chí Bí thư Lê Duẩn và tất cả các đồng chí dự Hội nghị, khoảng hơn 40 người.
Anh Ba nói vài lời tuyên bố lý do và bảo tôi báo cáo tình hình Hải Phòng và các giải pháp giải quyết sau đổi tiền. Tôi báo cáo với Hội nghị gần 3 giờ, kể cả trả lời một vài câu hỏi thêm của vài đồng chí. Đến gần 11 giờ thì xong.
Anh Ba đứng dậy không nói gì thêm, chỉ hỏi có đồng chí nào bổ sung hoặc hỏi thêm tôi gì không. Hội nghị ngồi im không ai nói gì. Anh Ba tuyên bố: Hội nghị nghỉ trưa, chiều họp tiếp.
(Còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.