Hôm nay,  

Chết Vẫn Chưa Yên Giấc

21/06/200500:00:00(Xem: 5584)

Vừa qua, các tin tức liên tiếp của đài BBC, được các báo Việt ngữ hải ngoại đăng lại, làm cho đại đa số người Việt phẫn nộ. Đó là các tấm bia kỷ niệm thuyền nhân Việt Nam tử nạn trên đường vượt biên ở Bidong bị chính quyền sở tại ra lệnh phá bỏ (tin ngày 16-6-2005), và tấm bia kỷ niệm ở Galang đã bị khoét lấy đi (tin ngày 17-6). Sau đây là trích nguyên văn tiếng Việt bản tin BBC ngày 17-6-2005: "...Chính phủ Việt Nam đã than phiền với Bộ Ngoại giao Malaysia, và sau đó, chính quyền trung ương Malaysia đã yêu cầu chính quyền bang Terengganu, tức là chính quyền chủ quản hòn đảo Bidong, phải dẹp bỏ tượng đài. Một nguồn tin của Bộ Ngoại giao Mã Lai nói rằng Việt Nam còn đang bận rộn với lịch sử của họ, và để bảo tồn bang giao tốt đẹp với Việt Nam nên Malaysia quyết định tôn trọng ý muốn của Hà Nội..." (bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/06/050615_vietnamemorial.shtml).
Theo các nguồn tin trên đây, nguyên nhân thúc đẩy hai nước Malaysia và Indonesia đục bỏ hai tấm bia nầy, là do yêu cầu và áp lực của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Vấn đề nầy cần nhìn rộng rãi từ nhiều phía khác nhau.
1.- MỤC ĐÍCH CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chắc chắn nhà cầm quyền Hà Nội đã yêu cầu hai nước Malaysia và Indonesia, nên họ mới ra tay hành động. Ý đồ rõ nét của Hà Nội là muốn xóa bỏ dấu vết của cuộc vượt biên vừa qua. Đây là một ý định điên rồ, vì không ai có thể níu kéo lại thời gian và cũng không ai có thể sửa đổi lại lịch sử, mà chỉ có thể học từ lịch sử và sửa đổi cung cách hành xử để chuộc lỗi lịch sử. Thậm chí chỉ cần một cây đinh đóng vào một miếng gỗ, khi rút ra cũng còn dấu vết, huống gì là những việc làm đã qua trong quá khứ, trước mắt mọi người, trước mắt cả thế giới. Ca dao chúng ta viết rất đơn giản: "Trăm năm bia đá thì mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ." Xóa bỏ một tấm bia đá thì dễ, nhưng làm sao xóa bỏ hàng triệu triệu tấm bia trong lòng của người Việt, trong trí nhớ của dân chúng thế giới, cũng như làm sao xóa bỏ đưọc lịch sử nhân loại"
Ngày xưa, theo luật pháp của các chế độ quân chủ chuyên chế, nếu một người đã qua đời, mà truy xét có tội với chế độ, thì mồ mả của họ bị xiềng xích, hay bị quật phá. Luật pháp nầy đã bị dân chúng Việt lên án là tàn bạo. Đọc lịch sử, không ai là không bất bình hành động của vua Gia Long đối xử tồi tệ với di cốt của vua Thái Đức và vua Quang Trung, dầu giữa hai bên có oán thù qua lại với nhau.
Trong khi đó, những đồng bào bỏ nước ra đi có tội tình gì, ngoài việc chạy trốn chế độ CSVN" Đồng bào chạy trốn có nghĩa là đồng bào tránh né chế độ, chứ đồng bào không ở lại để chống phá chế độ. Vì rủi ro tử nạn trên đường đi, chứ nếu còn sống sót, được đi định cư, có tiền rủng rỉnh gởi về giúp bà con trong nước, thì những đồng bào nầy trở thành "khúc ruột ngàn dặm" của chế độ CSVN. Những đồng bào nầy đã một lần tử nạn trên đường vượt biên sau năm 1975. Ba mươi năm sau, quý vị lại tử nạn thêm lần thứ nhì vì ý đồ đen tối của chế độ CSVN. Nhà cầm quyền Hà Nội tưởng rằng xóa bỏ những tấm bia kỷ niệm là có thể xóa bỏ được tội lỗi lịch sử. Xin đừng quên rằng những hầm mộ chôn sống con cháu nhà Lý vào thế kỷ 13 hiện nay không còn vết tích, nhưng hành động độc ác của Trần Thủ Độ khi tiêu diệt con cháu nhà Lý, là một vết đen không bao giờ phai trên những trang sử dân tộc.
Phải chăng CSVN muốn bắt chước Nhật Bản, xóa bỏ những tội lỗi trong thế chiến thứ hai (1939-1945) của Nhật Bản tại Trung Hoa và tại các nước Á Châu khác, kể cả Việt Nam" Thử hỏi, Nhật Bản có làm được không" Các nước Triều Tiên và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) đã lật tẩy âm mưu nầy của Nhật Bản. Vì đảng CSVN đồng lõa với quân đội Nhật Bản trong vụ đói năm 1945, và vì hiện nay quá cần đồng Yên (Yen) của Nhật Bản, nên Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) mới không dám đòi hỏi Nhật Bản phải bồi thường, hay xin lỗi về việc hai triệu đồng bào Việt chết đói năm 1945.
Ngoài ra, khi yêu cầu xóa bỏ các tấm bia kỷ niệm thuyền nhân tử nạn trên đường vượt biên tại Indonesia và tại Malaysia, CSVN đã xúc phạm chẳng những tâm tình của thân nhân những người quá cố ở trong và ngoài nước, tâm tình của những người vượt biên, mà còn xúc phạm đến niềm tin thiêng liêng của người Việt vào sự hiện hữu của linh hồn người quá cố, mà người Việt tin rằng vẫn tồn tại sau khi thể xác bị tiêu hủy. Vì vậy, người Việt mới thờ cúng ông bà tổ tiên. Vì vậy người Việt mới lập bia kỷ niệm những thuyền nhân tử nạn tại Bidong và tại Galang, và cũng vì vậy mà đảng CSVN mới xây dựng mộ phần Hồ Chí Minh to lớn giữa lòng thành phố Hà Nội.

Thử hỏi đảng CSVN có muốn ai tới đập phá mộ phần ông Hồ ở Hà Nội hay không, mà CSVN lại muốn đập phá tấm bia kỷ niệm thuyền nhân tử nạn tại Bidong và Galang" Hay phải chăng CSVN bất bình vì những người Việt ở nước ngoài chẳng ai quan tâm đến viếng cái phần mộ gồ ghề giữa lòng thành phố rộng lớn rộn rịp người qua lại, trong khi có nhiều người thành tâm đi hành hương nơi hoang đảo xa xôi để tưởng nhớ những người vô tội bỏ mình trên biển cả" Vì vậy CSVN mới hao công tốn sức vận động các nước láng giềng dẹp bỏ những tấm bia nhỏ xíu cô đơn khiêm nhường lặng lẽ giữa sóng nước mây trời.
Việc CSVN yêu cầu các nước Malaysia và Indonesia đập phá các bia kỷ niệm thuyền nhân ở Bidong và Galang thêm một lần nữa cho thấy tính bất nhất đối chọi nhau giữa các nghị quyết tùy tiện của CSVN, mà người Việt không lạ lùng gì, vì vụ nầy phủ nhận toàn bộ nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị đảng CSVN, theo đó CSVN kêu gọi những người Việt ở nước ngoài trở về góp phần xây dựng cố hương. Tuy nhiên ai mà dám trở vì một tấm bia nhỏ ở ngoài hoang đảo mà CSVN cũng không tha" Đồng thời, vụ việc nầy tạo thêm một kinh nghiệm quý báu nữa cho những ai muốn hòa giải hòa hợp với CSVN, vì những người tử nạn mất xác trên đường trốn chạy, "cô hồn nhờ gởi tha hương" (Nguyễn Du, "Văn tế thập loại chúng sinh", câu 91), mà cũng bị truy đuổi đến cùng, huống gì là những người đang sống nhởn nhơ ở những nước dân chủ tự do.
2.- LÝ DO HÀNH ĐỘNG CỦA MALAYSIA VÀ INDONESIA
Trong vụ việc nầy, có một câu hỏi cần được đặt ra là tại sao lại xảy ra vụ đập phá tấm bia kỷ niệm thuyền nhân tử nạn trong thời điểm lãnh tụ cộng sản là Phan Văn Khải sửa soạn qua thăm Hoa Kỳ" Hiện nay, ai cũng biết nhóm lãnh đạo đảng CSVN gồm hai khuynh hướng đối chọi nhau: khuynh hướng thiên về CHNDTH và khuynh hướng thiên về Hoa Kỳ. Nhiều người cho rằng chính khuynh hướng thiên về CHNDTH trong đảng CSVN đã thúc đẩy các nước Malaysia và Indonesia làm việc nầy, để phá rối chuyến đi của ông Phan Văn Khải.


Thật ra vấn đề không đơn giản như vậy. Trước hết, chắc chắn có lời yêu cầu của CSVN, các nước Malaysia và Indonesia mới hành động. Không phải chỉ có một trong hai khuynh hướng trên đây, mà là toàn bộ nhóm lãnh đạo đảng CSVN đã đưa ra lời yêu cầu nầy. Tuy nhiên CSVN đưa ra lời yêu cầu khi nào thì chưa được biết. Chắc chắn, không phải chỉ một sớm một chiều mà cả hai nước láng giềng hành động ngay, bởi vì cả hai nước nầy đâu có dễ dàng nghe theo yêu cầu của CSVN. Họ còn phải đưa ra thảo luận, bàn cãi trong nội bộ, ít nhất trong Hội đồng chính phủ, và phải tham khảo ý kiến từ nhiều phía, nhất là phía quốc hội. Vậy lời yêu cầu nầy của CSVN có thể đã được đưa ra khá lâu. CSVN phải thương lượng, và nhượng bộ thế nào, cả hai nước mới quyết định thi hành. Tuy nhiên, tại sao lúc nầy, các nước Malaysia và Indonesia mới đem ra thi hành"
Ngang đây, cần chú ý đến địa lý chính trị vùng Đông Nam Á. Việt Nam, Indonesia, Malaysia đều nằm trong khối ASEAN. Khối ASEAN đứng trung lập giữa hai thế lực CHNDTH và Hoa Kỳ. Chắc chắn, chẳng những CHNDTH mà cả Indonesia lẫn Malaysia đều không muốn Việt Nam xích lại gần Hoa Kỳ, vì hai lý do:
Thứ nhất, cả ba nước nầy đều không thân thiện với Hoa Kỳ, dầu vẫn muốn buôn bán với thị trường Hoa Kỳ. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là đối thủ chính của Hoa Kỳ. Trung Hoa muốn khống chế Việt Nam, để Trung Hoa thực hiện giấc mộng xâm lăng Đông Nam Á. Hai nước Indonesia và Malaysia là hai nước Hồi giáo, rất chống đối Hoa Kỳ sau vụ Irak. Cả ba nước nầy không muốn Hoa Kỳ dính líu vào vùng Đông Nam Á qua đường Việt Nam, nhất là sợ Hoa Kỳ tham dự vào cuộc tranh chấp trên biển Đông với nhiều tiềm năng dầu hỏa dưới đáy biển.
Thứ hai, nếu Hoa Kỳ viện trợ và giúp đỡ Việt Nam canh tân, thì nền kỹ nghệ Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển, vì trước năm 1975, kỹ nghệ Việt Nam Cộng Hòa đã từng vượt trội so với các nước Đông Nam Á. Một khi kỹ nghệ Việt Nam tiến bộ, thì sẽ cạnh tranh hàng hóa, thị trường với cả ba nước trên. Chẳng những chỉ có ba nước trên, mà tất cả các nước ngoài đều không muốn Việt Nam tiến bộ, để họ hưởng lợi và có thể tuôn hàng vào bán ở Việt Nam. Ví dụ vào cuối thập niên 70, CSVN cấm thường dân không được dùng xe gắn máy để CS dễ kiểm soát an ninh, đồng thời để khỏi tốn ngoại tệ nhập cảng xăng dầu; ai muốn dùng xăng làm việc gì, thì phải xin nhà cầm quyền cấp giấy phép. Thế là các nước ngoài vỗ tay hoan hô, vì Việt Nam nhịn xăng cho họ xài, và nhịn xăng thì làm sao máy móc chạy được, làm sao sản xuất hàng hóa, làm sao xuất cảng để kiếm ngoại tệ" Vậy là hàng hóa từ các nước láng giềng nhập lậu qua các đường biên giới, tràn vào thị trường Việt Nam.
Do những lẽ đó, các nước CHNDTH, Indonesia và Malaysia đều không muốn Việt Nam xích lại gần Hoa Kỳ. Trong ba nước nầy, riêng CHNDTH ảnh hưởng khá lớn với Indonesia và Malaysia, vì CHNDTH là nước giàu mạnh nhất trong vùng, và vì số lượng người gốc Hoa ở hai nước nầy khá đông. Do đó, quyết định và thời điểm mà hai nước Indonesia và Malaysia đập phá các tấm bia kỷ niệm không phải chỉ đến từ áp lực của Việt Nam, mà còn có thể từ CHNDTH, và từ chính quyền lợi riêng của hai nước Indonesia và Malaysia trong tương quan chính trị và kinh tế vùng Đông Nam Á. Vì vậy, họ mới tung ra ngọn đòn thọc gậy bánh xe trên đường đi qua Hoa Kỳ của ông Phan Văn Khải.
3.-THÁI ĐỘ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT
Trước hành động của Malaysia và Indonesia, người Việt ở trong và ngoài nước đều phẫn nộ, bất bình. Dân chúng trong nước không thể phản ứng vì sự kềm cặp của CSVN. Chắc chắn đồng bào Việt Nam hải ngoại không để yên việc nầy, nhất là trong chuyến Mỹ du của ông Phan Văn Khải. Tuy nhiên, cần chú ý là tòng phạm, mà cũng có thể là đồng chánh phạm, trong vụ nầy là chính các nước CHNDTH, Indonesia, Malaysia. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ném đá giấu tay, nên khó điểm danh, nhưng Indonesia và Malaysia thì quá rõ ràng.
Người Việt rất biết ơn nhân dân và đất nước Indoniesia và Malaysia đã giúp đỡ, đón nhận thuyền nhân Việt Nam và cho thuyền nhân Việt Nam tá túc một thời gian trước khi đi định cư, dầu nghĩa cử nầy không phải hoàn toàn vô vị lợi. Tuy nhiên người Việt vô cùng phẫn nộ trước hành động xúc phạm đến anh linh những người quá cố, làm thương tổn tâm tình người Việt; do đó, người Việt không thể không tỏ vài thái độ cần thiết đối với chính quyền hai nước nầy.
Thứ nhất, người Việt tránh đi du lịch hai nước nầy, không sử dụng các hảng hàng không của hai nước nầy, và không đi máy bay quá cảnh hai nước nầy. Thứ hai, hàng hóa, thực phẩm của hai nước nầy nhập khá nhiều vào các siêu thị Á đông ở Bắc Mỹ, ở Úc Châu, trong đó có các siêu thị Việt. Do đó, đề nghị người Việt vận động tẩy chay hàng hóa, thực phẩm của hai nước nầy tại các siêu thị, và yêu cầu các siêu thị Việt đừng nhập cảng hàng hóa thực phẩm từ các nước nầy. Nếu được, người Việt vận động cả các siêu thị người địa phương thì càng tốt. Thứ ba, đề nghị các cộng đồng Việt ở khắp nơi trên thế giới vận động các chính khách, nghị sĩ, dân biểu, quốc hội địa phương có thái độ với Indonesia và Malaysia, vì hai lẽ: Những tấm bia nầy vừa để tưởng nhớ những thuyền nhân tử nạn, vừa để bày tỏ lòng tri ân đối với hai nước Malaysia và Indonesia cho tạm trú những người Việt đi tìm tự do. Nước Việt Nam độc lập và thống nhất, nhưng thiếu tự do nên dân chúng mới vượt biên. Nay hai nước nầy đập bỏ tấm bia kỷ niệm những người tử nạn vì đi tìm tự do, có nghĩa là hai nước nầy đã đi ngược với truyền thống tinh thần tôn trọng tự do. Thứ hai, hành động thiếu sáng suốt của nhà cầm quyền hai nước nầy, đã xúc phạm tâm tình, truyền thống tôn trọng và thờ cúng linh hồn người quá cố, cũng như đời sống tâm linh của người Việt. Các nước Indonesia và Malaysia hành động vì quyền lợi riêng của họ, nên chỉ khi nào quyền lợi của họ bị thiệt thòi, họ mới có thể thay đổi thái độ.
Cuối cùng, có một vấn đề không thể quên được là cộng đồng người Việt hải ngoại đã lập được những tượng đài tưởng niệm chiến binh Việt Nam Cộng Hòa (ở Hoa Kỳ, Úc Châu), tượng đài kỷ niệm cuộc vượt biên (Mẹ bồng con, ở Ottawa, Canada), nhưng cộng đồng người Việt chưa chọn một ngày kỷ niệm để hằng năm làm lễ tưởng nhớ những đồng bào tử nạn trên đường vượt biên. Chúng ta đã mang ơn các chiến sĩ VNCH, và hàng năm, chúng ta làm lễ tưởng nhớ các chiến sĩ VNCH trong Ngày Quân Lực (19-6). Chúng ta cần lưu ý rằng chúng ta cũng rất mang ơn những người tử nạn trên đường vượt biên, vì cái chết oan khiên của những đồng bào nầy đã làm cho cả thế giới kinh hồn xúc động, nên cả thế giới đã rộng mở vòng tay cưu mang những người vượt biên. Những đồng bào tử nạn trên đường vượt biên là những anh hùng vô danh đã hy sinh để người Việt hải ngoại có được sự nghiệp hôm nay. Đồng thời ngày tưởng niệm cũng sẽ là ngày tri ân các dân tộc và đất nước đã cho chúng ta tạm trú và định cư. Người Hoa Kỳ và Canada đều có "Remembrance Day". Xin cộng đồng người Việt hãy tự tổ chức riêng cho mình truyền thống một "NGÀY TƯỞNG NHỚ VÀ VINH DANH NHỮNG NGƯỜI TỬ NẠN TRÊN ĐƯỜNG VƯỢT BIÊN". Có như thế, mới hy vọng những người tử nạn trên đường vượt biên, dầu có bị chết hai lần, có thể yên giấc trong truyền thống của cộng đồng người Việt hải ngoại. Và việc nầy sẽ làm đậm nét hơn nữa trang sử vượt biên trong toàn bộ lịch lịch sử dân tộc. Kính mong sẽ có một ngày kỷ niệm như thế. Mong lắm thay!
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 19-6-2005)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.