Hôm nay,  

Hải Ngoại Về Vn Cứu Trợ: Đường Lên Bản Thượng

14/10/200500:00:00(Xem: 5669)
Đây là bài thứ tư trong loạt bài viết về chuyến về VN cứu trợ của mục sư Tin lành Nguyễn Xuân Bảo từ hải ngoại.
Trưa 12 giờ ngày 7 tháng 10, truớc khi lên đường chúng tôi được Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão Đại Hồng đãi một bữa ăn đơn sơ và sau khi nghe trình bày sự việc xã Đại Hồng làm khó công việc riêng của Hội Thánh và cách giải quyết cứng rắn của mục sư Nguyễn Xuân Bảo. Truyền Giáo Nguyễn Văn Trường khi được hỏi “liệu sau vụ này ông có thể bị làm khó thêm hay không"” thì Truyền Giáo Nguyễn Văn Trường cho biết: " Hôm qua chúng tôi cũng đã "được" mời lên xã "làm việc" nhưng tôi chưa thấy thái độ cứng rắn của xã, tuy nhiên theo chỗ suy nghĩ của tôi thì Hội Thánh địa phương chỉ thuần túy nhóm hội cầu nguyện và không làm gì trái với pháp luật thì cũng không lo. Trước đây chúng tôi cũng nhận được nhiều lời "lưu ý" nhưng chính quyền cũng đâu có ai làm khó gì đâu. Sở dĩ có "vụ việc" hôm nay cũng do Chủ Tịch Mặt Trận và Chủ Tịch Xã là anh em ruột nên ỷ thế. Nhưng chúng tôi không vi phạm luật pháp thì không có gì phải lo sợ..".
Chúng tôi cũng hy vọng là ý kiến của Truyền Giáo Nguyễn Văn Trường sẽ được chính quyền địa phương tôn trọng để anh chị em tín hữu yên tâm lo việc thờ phụng.
Dĩ nhiên cá nhân chúng tôi thấy tự nhiên dân chúng xã Đại Hồng vô cớ bị mất đi phần gạo trợ giúp thì cũng không mấy vui nhưng cũng không thể không đồng tình với cách giải quyết của MS Bảo.
Từ giã Đại Hồng, chúng tôi theo đường 14B để ra xa lộ Trường Sơn tức là QL 14 cũ xuôi về nam để lên Tây Nguyên. Đoạn đường Trường Sơn chạy qua tỉnh Quảng Nam về KonTum không tốt và đẹp bằng đoạn đường từ Quảng Bình ra Hà Tỉnh mà chúng tôi đã có dịp đi qua. Tuy nhiên dọc theo hai bên đường thì có nhiều thị trấn hơn, không vắng vẻ như đọan phía bắc và đoạn đường này chính yếu là từ đường 14 được nâng cấp nên quanh co khúc khủy nhiều hơn đọan phía bắc được làm gần như mới.
Còn nhớ vào tháng 4 năm 2005 một chiếc xe chở cựu chiến binh miền Bắc phần lớn là người ở Kim Liên đi tham quan đã lao xuống vực sâu chết mất 31 nguời. Tai nạn thảm khốc này đã một thời làm tốn nhiều giấy mực của báo chí. Khi đoàn xe qua khúc đèo Lò Xo này cả đoàn đã ngừng lại quan sát nơi xảy ra tai nạn. Dưới gốc cây ngay chỗ chiếc xe lao xuống hố, không biết ai đã dựng lên một miếu thờ nhỏ, khói hương nghi ngút.
Một xe tải lớn chạy từ Nam ra Bắc cũng ngừng lại, tài xế và phụ lái xuống kính cẩn thắp nhang cầu nguyện. Anh cho biết là phần lớn "cánh" tài xế khi có dịp qua nơi này đều ngừng lại một chút để thắp cho 31 nguời một nén nhang tưởng niệm, cho nên dù nằm trên một khúc đường hẻo lánh mà lúc nào cũng khói hương nghi ngút.
Xe chạy qua địa phận hai huyện Nam Giang và Phước Sơn của Quảng Nam thì vào địa phận của Huyện Đak-Glei, Kon Tum. Mới đầu mọi người tính chạy về Đăk-Tô ngủ đêm nhưng tài xế cho biết là tại huyện Ngọc Hồi dễ tìm khách sạn hơn nên chúng tôi đồng ý ngủ lại thị trấn Plei Kân. Hơn nữa lúc đó cũng đã tối mà mọi nguời chỉ có trong bụng bữa cơm đơn sơ của Hội Thánh Đại Hồng nên lời đề nghị ăn cơm ngủ lại Ngọc Hồi không bị ai phản đối ngoại trừ tôi. Vì khi nhắc đến Dak Tô, tôi nghĩ đến nơi mà tôi đã có dịp đặt chân lên cách đây hơn 30 năm và nhất là địa danh Tân Cảnh nơi mà trận đánh năm 1972 khiến cho Trung Đoàn 42 phải tái phối trí lại tại Bình Định sau đó.
Tuy nhiên nói thì nói cho có chứ dù có về Dak-Tô lúc này cũng sẽ không thấy được gì nên MS Bảo đề nghị là ngủ lại Plêi Kân sáng mai đi sớm sẽ có dịp lượn quanh và nhìn lại thị trấn Dak-Tô trước khi vào trại phong Dakling.
Mới 5 giờ sáng tôi đã thức giấc, một mình bước ra khỏi khách sạn Đông Dương ra quán café vĩa hè nhìn thị trấn Plei Kân ẩn hiện dưới sương mù. Phố núi ngày nay không như xưa, con đường 14 chạy ngang thị trấn trở thành con đường chính của Huyện Ngọc Hồi nên rất rộng.
Ngồi bên này đường nhìn qua chợ Plei Kân, dân chúng từ các nơi kéo về họp chợ, phần lớn là dùng xe gắn máy chở nông sản hay gia cầm từ các xã về không còn thấy cảnh người dân tộc gùi hàng đi từng đoàn như cách đây hơn 30 năm lúc mà con đường này chỉ là một con đường nhựa loang lỗ đơn sơ.
Chợ Plêi Kân lúc đó chỉ là vài chiếc lều bạt được căn tạm bợ. Ngôi chợ Plei Kân ngày nay là đầu mối chuyển nhận hàng từ các xã nên được xây dựng khanh trang hơn tuy nhiên cũng không mấy rộng nên chủ yếu người buôn bán nhỏ không có cửa hàng hay sạp chợ đều tập trung thành những nhóm nhỏ dưới những chiếc dù xếp được căn lên vội vã dọc theo đường chính bao quanh hết mặt tiền của chợ nhiều nhất từ phía chúng tôi nhìn được là hàng bán các lọai trái cây hay rau hành. còn các mặt hàng khác thì phải vào trong chợ hay ra mặt sau của chợ mới có.

Khoảng chừng 6 giờ sáng thì MS Bảo cùng mọi người đều có mặt trong tiệm phở bên cạnh khách sạn để dằn bụng và chờ người hướng dẫn. Nhưng gần 7 giờ cũng không thấy ai gọi nên MS Bảo quyết định vào thị trấn Đak-tô.
Muốn vào Đak-Tô chúng tôi phải rời bỏ đường Trường sơn vào tỉnh lộ và xe chạy khỏang gần 2 giờ thì ngưng lại ngay chiếc cầu lịch sử có tên Tân Cảnh. Từ nơi đây chúng ta có thể nhìn thấy thị trấn Dak-Tô phía trên cao cách cây cầu này không bao xa nhìn về phía tay phải chúng tôi nhận ra được ngọn đồi thấp mà từ vị trí này đòan xe T-54 đã phá vỡ phòng tuyến của Chi Khu Đak-Tô năm 1972.
Thay vì như dự tính sẽ dạo quanh thị trấn và ngồi uống 1 ly café nhưng khi biết là muốn vào trại phong phải theo đường nhỏ xa hơn 15 km chứ không phải ngay Đak-Tô như nguời huớng dẫn nói "trại phong Đak-Tô" khiến chúng tôi hiểu lầm. Sau này muốn nói cho chính xác phải nói là "trại phong Làng Đak Dring" mới đúng.
Con đường dẫn vào Dak-Dring quanh co, khúc khủy, nhiều đọan có độ cong rất gắt và tầm nhìn bị che khuất bởi các mỏm đá nhô ra ngòai nên lái xe trên đọan đường 15 km này là cực kỳ nguy hiểm. Xe chạy tốc độ chừng 15-20 cs/giờ mà thấy là như chạy với tốc độ 5-6 chục.
Xe vào tới đầu làng thì đã thấy dân chúng đứng chờ với vẻ mặt vui tươi, thân thiện vì nơi đây hiếm khi có khách đến thăm. Ngôi làng Đak Dring được thành lập từ trước năm 1975 nay trực thuộc xã Van leng và Trại phong này được quản lý bởi sở Y tế tỉnh Kontum. Ông thôn trưởng (trước đây người Thượng gọi Già Làng) tên A.Noe cho biết tất cả dân trong làng đều là người dân tộc Sê-Đăng.
Nguời dân ở đây ít có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngòai, các em nhỏ được phát một ít kẹo, nhiều em không biết bỏ nguyên cả giấy gói vào miệng nhai ngấu nghiến, nhìn thấy một cô da trắng bóc tôi nhờ cô này thông dịch chỉ cho các em biết cách bóc võ viên kẹo. Sau này mới biết cô tên Y-Sa 17 tuổi được học hết lớp 7 tại thị trấn Đăk-Tô nhưng không có phương tiện học thêm, hơn nữa phải về giúp gia đình làm rẫy, cô như một con người "quý tộc" đặc biệt tại ngôi làng này vì cách ăn mặc và nhất là nước da trắng đặc biệt. một bác sĩ địa phương cho biết nguời Sê Đăng thỉnh thoảng cũng có nguời da rất trắng như vậy và cho biết thêm Y-Sa múa hát rất hay nhưng hòan cảnh phải về sống trong ngôi làng phong này để giúp gia đình.
Những bệnh nhân sống trong làng phong được trợ cấp mỗi tháng 87 ngàn đồng VN. Ông Trưởng thôn A-Noe nói là nguời dân tộc có thói quen ăn độn nên số gạo 25 kg này mỗi gia đình có thể sống hơn 1 tháng. Ông mong rằng phái đoàn sẽ có cơ hội đến thăm và giúp thêm vì đây là lần đầu tiên làng phong Đak Dring được nhận một lần"tới" 25 kg gạo.
Chúng tôi cũng có hỏi thêm vị bác sĩ chuyên trách 2 làng phong Dăk-Kia và Dăk-Dring về tình trạng các đòan nước ngòai đến thăm thì ông cho biết là làng phong Dăk-Kia sát thành phố Komtum thi có nhưng làng Dăk-Dring này thì đòan này là đòan đầu tiên, ông cũng nhấn mạnh là không phải là không có người Kinh vào thăm nhưng đó là các đoàn thể tôn giáo trong nước và người nước ngòai thì thường là đến với tính cách cá nhân nên họ chỉ phát chừng dăm kg gạo vài gói mì mà thôi.
Tình trạng chuyên chở vào làng cũng là một trở ngại cho sự viếng thăm. Mục sư Bảo hỏi nhu cầu cần nhất ngoài gạo thì dân chúng mong có thêm gì không. Ông A-Noe nói có thể cho thêm đường và muối, trẻ con trong làng thì rất thích ăn mì gói (các em không nấu mà để khô ăn như trẻ nhỏ bên Mỹ ăn chip).
Với 66 bao gạo được chở tới tận làng Đak-Dring thì giá trị tiền bạc phải được nhân lên nhiều lần. Con đường đi vào làng không phải dễ dàng nhất là vào mùa mưa cho nên khi nghe có phái đoàn "thành phố" (ý nói từ Thành phố Sài Gòn) đến thăm, cả làng nôn nao chờ đợi từ sáng sớm. Trẻ nhỏ mải mê chạy theo mục sư Kiệt và mấy tín hữu để nhận kẹo, còn nguời lớn thì đứng tụ năm, tụ ba chỉ trỏ mấy người chụp hình.
Ông Trưởng Thôn A-Noe làm bổn phận thôpng dịch các lời tuyên bố của ông đại diện Xã và MS Bảo. Sau đó lần lượt gọi tên từng người đến nhận gạo. Tôi thật sự xúc động khi thấy nét mặt rạng rỡ sung sướng của người dân tộc ôm yếu, có người cụt tay hay chân do hậu quả của bệnh phong. Họ ôm hay gùi nguyên bao gạo về nhà vừa đi vừa ríu rít cười nói vang vang. Khi đã phân chia hết số gạo cho 66 gia đình, phái đoàn lên xe thì dân làng một lần nữa ùa ra hai bên đường vẩy tay từ giã rất ân cần.
Xe chạy trở ra tới thị trấn Đak-Tô mà trong lòng còn bâng khuâng một nỗi buồn. Cuộc đời của những người từng làm chủ núi rừng giờ đây phải sống quanh quẩn trong một góc núi đìu hiu. Dân tộc Sê-Đăng vốn là một giống dân có truyền thống tự lập, sức chiến đấu cao nay vì hòan cảnh phải bó gối nhìn về đồi núi trùng trùng mà tưởng nhớ đến "một thời vang bóng". Như con hổ của Nguyễn Tuân ngồi trong song sắt nhớ lại hình ảnh của chúa sơn lâm khi ra oai nay đã thuộc về quá khứ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.