Hôm nay,  

Từ Hải Ngoại Về Cứu Trợ: Rời Bản Thượng Với Niềm Vui

15/10/200500:00:00(Xem: 5914)
LGT: Đây là bài thứ 5 và là bài kết thúc loạt bài viết về chuyến đi của Tin Lành hải ngoại, do mục sư Nguyễn Xuân Bảo chỉ huy, về VN cứu trợ người nghèo.
Theo dự tính, đoàn từ thiện của Giáo Hội Tin Lành Trưởng Lão phải rời làng phong Đak-Dring sớm hơn để kịp chạy về Đăk-Kia nhưng tình cảm lưu luyến của dân làng Đak-Dring nên mãi đến 11 giờ 30 đoàn mới tới được trại phong Đăk-Kia.
Nằm trong địa phận thị xã Kontum làng phong Đăk-Kia có 185 gia đình đang sinh sống nơi đây phần đông là người dân tộc thuộc nhiều sắc dân khác nhau. Trước năm 1975 làng phong này do các nữ tu Công giáo quản trị nay thuộc về chính quyền thị xã. Người dân trong làng được cung cấp mỗi tháng gần 100 ngàn đồng Việt Nam. Cũng như bao nhiêu làng phong mà chúng tôi đi qua, phần lớn sống được là nhờ lòng từ thiện của nhiều hội đaàn, đoàn thể đến ủy lạo. Chỉ khác là tại Đăk-Kia thì được nhiều đoàn đến thăm viếng hơn vì nằm ngay trong thị xã tuy vậy đời sống cũng nghèo đói, lạc hậu không khác gì nhau.
Tỷ lệ sinh đẻ của Đăk-Kia có phần nhiều hơn những nơi khác, bác sĩ trưởng trại cho biết là mấy năm trước khi Bộ Trưởng Y-tế Việt Nam đến thăm có chỉ thị khuyến khích hạn chế sinh đẻ mà trong đó phương thức "đặt vòng" được chú ý nhiều nhất, nhưng chỉ một thời gian. Sau thì hầu như tất cả người được đặt vòng đều lặng lẽ ra ngoài lấy ra. Dĩ nhiên là cán bộ y tế của làng phong đã dùng đủ mọi biện pháp nhưng cuối cùng cũng chịu thua. Bây giờ chỉ còn một điều là khuyến khích phụ nữ có thai chậm lại và lập gia đình càng trễ càng tốt.
Khi chúng tôi đến đã gặp ít nhất 3 phụ nữ địu con sau vai đến lãnh gạo chỉ ở lứa tuổi chừng 17-18 và trong số 185 hộ đến nhận gạo chúng tôi thấy rất ít thanh niên, toàn là nguời già, phụ nữ. Tội nghiệp nhất là họ lại mang trước ngực một cháu bé, sau lưng một chiếc gùi để cõng bao gạo nặng 25kg. Đem thắc mắc này ra hỏi thì một cán bộ trong trại mới cho hay về một tệ nạn khác khiến cho cán bộ quản lý trại đau đầu không ít là chuyện uống rượu của thanh niên, đến độ MS Bảo đứng phát gạo hể thấy ai địu con trên lưng đều được cho 4-5 chục ngàn với lời dặn dùng để mua sữa cho em bé. Nhưng bác sĩ đứng cạnh lắc đầu cười buồn cho biết là thế nào rồi cũng bị "thằng chồng" lấy đi uống rượu, hiếm có gia đình nào thực hiện được lời dặn này.
So với trại phong Đăk-Dring thì dân trong làng phong Đak-Kia khôn ngoan, láu lỉnh hơn vì sống gần thành phố, được thường xuyên có các phái đoàn đến thăm viếng. Họ tiếp xúc được với những cái "văn minh" của nguời kinh và dĩ nhiên cái xấu bao giờ cũng được "học tập" nhanh hơn cái tốt, nói cho cùng thì cái tốt theo quan niệm của chúng ta đối với người dân tộc mà lại là người dân tộc bị đẩy vào tận đáy của xã hội thì phỏng có ích lợi gì cho họ. Ví dụ như để có đủ trình độ hiểu biết của một học sinh trung học, có được đến trường, học hết cái bằng trung học thì để làm gì, họ cũng sẽ phải sống quanh quẩn trong cái khuôn viên của ngôi làng được bao bọc bằng cái bờ tường xi măng rất văn minh nhưng cũng là để khẳng định cái vai trò "công dân hạng 2 hạng 3" một cách rõ nét hơn mà thôi.
Niềm vui của những chàng thanh niên con cháu của núi rừng Tây Nguyên hào hùng là cảm thấy mình có quyền uy, có khả năng khi được tiếp sức bằng vài chai rượu trắng, cái thời cha ông họ một mình băng rừng trong mưa bão mà không hề sợ hãi chỉ là huyền thoại đang được ra sức thổi phồng trong những trường ca của chàng Đam San, nó mờ ảo như sương khói của rừng núi là đà trên dòng sông Đak-Bla.
Tầm nhìn của những người dân tộc nói chung không riêng gì trong trại phong Đak-Kia mà hầu như khắp nơi chỉ còn lại trong chén rượu giải sầu của kiếp người. Ý chí đấu tranh giờ đây là món hàng xa xĩ mà những người có địa chỉ là hai chữ "trại phong" đi trước địa danh cư ngụ sẽ chẳng bao giờ có được.
Rời trại phong Đak-Kia với nỗi buồn tha thiết, mọi người có vẻ ít nói hơn cho đến khi cả đoàn dừng chân trong quán cơm Ngọc Long của Pleiku lúc hơn 1 giờ trưa.

Thành phố sương mù đất đỏ một thời được mệnh danh là "Thành phố Lính" trước năm 1975 giờ đây không còn nữa. Cái cảnh "đi dăm ba phút đã về chốn cũ" hay "em Pleiku má đỏ môi hồng" đã đi vào quá khứ xa xôi. Em Pleiku ngày nay phóng xe gắn máy như điên trên đường phố đã được cải tạo, nâng cấp sau những năm được mùa khai thác nông lâm sản của thập niên 90 và nếu không sống lâu tại đây thì có thể là đi dăm ba tiếng không thể trở về chốn cũ.
Cửa hàng Ngọc Long khi chúng tôi đến dày đặc xe bảng số xanh, số đỏ phải đứng chờ hết gần 15 phút mới có chổ ngồi. Một người em nghe tin nhắn tôi ghé ăn cơm tại đây nên lật đật chạy đi mua cho 2 kg trà, 2 kg tiêu và 1 kg măng khô, anh em chỉ kịp chụp chung một tấm hình trước banner treo đầu xe làm kỷ niệm vì người dẫn đường là mục sư Dân thuộc Giáo Hội Tin Lành Trưởng Lão Tây Nguyên luôn miệng nhắc là phải đi cho nhanh để ghé qua trại phong E-Ana Buôn-Ma-Thuộc thật sớm mới mong về lại Sài gòn trước 12 giờ đêm.
Rời thành phố Buôn-Ma-Thuộc chúng tôi dùng đường 14 chạy ngang huyện Chư-Sê vào ranh giới tỉnh Đak-Lăk ở huyện Ea-Hleo, băng qua thành phố Buôn-Ma-Thuộc thì trời sập tối nên cũng không thấy gì và nhất là cơn mưa lớn đang đổ xuống thành phố. Đường vào huyện Krông Ana không mấy tốt nhất là đoạn vào trại phong E-Ana, dù là người địa phương mục Sư Dân cũng phải căng mắt mới tìm ra được con lộ nhỏ rẻ vào trại vì mưa bắt đầu rất lớn. Trong trại vắng hoe, bác sĩ Y Min Nie đứng đón tại văn phòng cho biết là dân làng chờ từ trưa, nên đã tản ra về, tuy vậy tất cả chỉ ở quanh rất gần nhau. Bác sĩ Y-Min Nia yêu cầu mục Sư Bảo đứng chờ rồi biểu người bảo vệ đánh kiểng tập họp dân làng, quả nhiên chỉ hơn nữa giờ thì đám đông đã đội mưa đứng chật hết hai dãy hành lang dài của trại.
Dĩ nhiên là để chứng kiến cảnh phát gạo tận tay người thụ hưởng, mục sư Bảo phải chờ hơn 2 giờ mới phát xong gần 200 trăm bao gạo nhìn lại thì đã quá khuya. Do đó chương trình của đoàn tính đi Phước An thăm Hội Thánh do mục sư Dân đảm nhiệm phải hủy bỏ. Cả đoàn đành phải làm một việc không ai muốn là thả MS Dân ở ngã ba để MS Dân tự đón xe về một mình, cả đoàn theo đường 14 xuôi nam hướng về Sài Gòn. Xe chạy chừng hơn nửa giờ thì trời bắt đầu mưa lớn hơn, tài xế chỉ còn nuớc nhìn vạch trắng khi ẩn khi hiện giữa đường để giữ tay lái. Khốn nỗi muốn dừng lại tìm một quán cơm tránh mưa và dằn bụng cũng không biết đâu mà mò. Hai bên đường toàn là rừng núi âm u, thỉnh thỏang cũng có vài xóm nhà nhưng đâu đâu cũng cửa đóng then cài, khoảng gần 2 giờ lái xe nghĩa là độ hơn 9 giờ tối chúng tôi mới phát hiện bên đường có một thị trấn nhỏ, phía trước có mấy xe tải lớn nên tấp vào, thì ra đây là Đăk-Mil nghĩa là chúng tôi chưa đi xa thành phố Buôn-Ma-Thuộc được bao lăm. Tài xế cũng như chúng tôi lựa một của hàng cơm ít xe tải, có chỗ đậu sát hàng hiên rồi mạnh ai nấy chạy vào trong vì mưa càng ngày càng lớn. Trong quán cơm cũng không còn mấy thức ăn được mấy anh em "bao chót" dĩ nhiên chỉ có cô chủ quán là vui hết biết.
Cũng may sau khi no nê thì bên ngoài cơn mưa cũng bắt đầu nhẹ hột. Mọi nguời cũng thấy là không cần vội vàng nữa vì theo tài xế dù sao xe cũng sẽ về Sài Gòn trước 7 giờ sáng cho mục Sư Khải là lễ với tín đồ của mình.
Xe cứ tà tà giữ tốc độ chạy trên đường Trường Sơn, mọi nguời an ủi tài xế sẽ không lo sợ bị bắn tốc độ vì đoạn đường ngang qua tỉnh Phước Long, nhất là khi qua thị trấn Đồng Xoài đang xây dựng nên có muốn chạy hơn 40 kg/giờ theo quy định cũng không được.
Đến đây có lẽ loạt bài về với Bản Thượng có thể đóng lạ. Chúng tôi đã trở về thành phố Sài Gòn và niềm vui nho nhỏ len lén chạy trong lòng khi nhìn thấy nhịp sống thành phố bắt đầu. Ngang nhà anh Đạm Cameraman thì cửa hàng café lề đường đã bắt đầu nhóm lửa. 5 giờ sáng cũng còn quá sớm để mục Sư Khải gặp lại các tín đồ của mình ở quận 10.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.