Hôm nay,  

Vn: Nói Chuyện Với Đầu Gối - Đảng Viên Kêu Cứu, Trung Ương Cứ Lờ Đi

22/09/200500:00:00(Xem: 5050)
- Hoa Thịnh Đốn.- Càng gần ngày Đại hội Đảng X, dự trù trong thời gian 6 tháng đầu năm 2006, Cộng sản Việt Nam càng lộ ra nhiều khuyết tật khó mà chữa khỏi nhưng bề mặt, cấp Lãnh đạo lại làm ra vẻ không có gì đáng quan tâm vì họ đã quen với lối sống “cứ thư thả, chuyện đâu sẽ vào đó.”
Trong khi đó thì đảng viên lại tỏ ra lo lắng “nếu không sửa chữa mau thì đảng sẽ lâm nguy” !
Bằng chứng: Báo cáo Chính trị của Trung ương Đảng khóa VIII do Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư cầm đầu đọc tại Đại hội đảng kỳ IX (tháng 4/2001) đã đề ra một số nhiệm vụ quan trọng cho Khoá IX như phải Tiến hành cải cách Hành chính, Kiểm tra, nghiêm khắc trừng phạt cán bộ, đảng viên bất kỳ ở chức vụ nào bất tuân kỷ luật, tham nhũng, làm giàu bất chính, hà hiếp nhân dân v.v… Nhưng xem ra tất cả đã rơi vào quên lãng, như nước đổ đầu vịt như câu nói rất phổ biến bây giờ ở Việt Nam: Ai nói người ấy nghe !
Chuyện này đã được nhiều đảng viên “Kiến nghị với Đảng” bằng nhiều cách và trên báo Quân đội Nhân dân hầu như mỗi ngày.
Độc gỉa Trần Công Huyền viết :“Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta bước vào những năm đầu của thế kỷ 21 với một khí thế, niềm tin mới có nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Bằng sức mạnh nội lực và tận dụng tốt ngoại lực đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế ở mức khá, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, chính trị xã hội ổn định, văn hóa phát triển, tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và CNXH, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.”
“Đó là cơ hội lớn, kết hợp với các nguồn lực khác về phẩm chất con người Việt Nam, về tài nguyên và môi trường để Đảng lãnh đạo nhân dân đi tới chặng đường mới. Song do những yếu tố khởi đầu ở mức quá thấp, cộng với những khiếm khuyết trong chỉ đạo, điều hành mà bốn nguy cơ: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với một số nước trong khu vực và thế giới; chệch hướng XHCN; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; diễn biến hòa bình do các thế lực thù địch đối với nước ta vẫn tồn tại, ở mức cao. Tuy có kiềm chế, nhưng cũng có mặt nổi lên bức xúc trong từng giai đoạn.”
“Nước ta vẫn là một nước nghèo, kinh tế tuy có tăng trưởng khá, nhưng chưa bền vững, sức cạnh tranh của hàng hóa kém, trong khi cuộc cạnh tranh quốc tế rất quyết liệt. Hiện nay, Việt Nam so với một số nước trong vùng Đông Nam Á còn có khoảng cách xa hàng chục năm về nhiều mặt, từ kinh tế đến GD-ĐT, KH-CN... (Giáo dục – Đào tạo, Khoa học-Công nghệ). Trong điều kiện mức tăng dân số còn cao, nếu tốc độ tăng GDP hàng năm không duy trì ở mức 8-10% liên tục hàng thập niên thì nguy cơ tụt hậu càng xa hơn sẽ không tránh khỏi. Đây là một thách thức to lớn bậc nhất trong sự lựa chọn con đường phát triển.…Tình trạng tham nhũng, tệ quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức chưa được ngăn chặn và đẩy lùi, đang cản trở việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, gây bất bình và làm giảm lòng tin của nhân dân.” (Báo Quân đội Nhân dân (QĐND), 7-7-05)
Trong khi đó, đáng lẽ ra Nông Đức Mạnh và Ban Chấp hành Trung uơng Khoá IX có nhiệm vụ phải : “ Tăng cường tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, từ trung ương đến cơ sở. Gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính.”
“Tiếp tục xóa bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, nhất là ở những lĩnh vực, những khâu dễ xảy ra tham nhũng, sách nhiễu. Thanh tra, kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát bảo đảm tính minh bạch trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, tài chính Đảng, đoàn thể, tài chính các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngoài tài trợ.”
“Các đảng viên và chi bộ đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng và toàn xã hội có trách nhiệm giám sát, kiểm tra cán bộ, công chức, phát hiện, tố cáo, lên án những kẻ tham nhũng. Xử lý nghiêm minh theo pháp luật và theo Điều lệ Đảng những cán bộ, đảng viên, công chức ở bất cứ cấp nào, lĩnh vực nào lợi dụng chức quyền để tham nhũng. Có những biện pháp cụ thể bảo vệ và khen thưởng những người kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.” (Báo cáo Chính trị của Khoá VIII)
Rất tiếc và thật tội nghiệp cho dân, trong gần 5 năm qua Nông Đức Mạnh và phe đảng khóa IX đã không chống tham nhũng mà còn “che chắn” cho những kẻ quan liêu, hành dân để lấy tiền bỏ túi, đục khóet của công là đồng tiền của mồ hôi nước mắt lao động và tiến đóng thuế của nhân dân.
Tất cả những ràng buộc của luật lệ, quy định, nghị định, nghị quyết hiện hành, nhất là những quy định trừng phạt kẻ tham nhũng, lãng phí ghi trong Pháp lệnh chống tham nhũng vẫn chưa được thi hành. Nay Đảng lại bầy ra trò lấy ý kiến dân và Quốc hội đóng góp cho việc tập trung tất cả mọi thứ văn kiện chống tham nhũng vào một dự thảo Luật chống Tham nhũng – Lãng phí với hy vọng sẽ “Phòng, Chống” được tham nhũng, lãng phí ngân sách. Tuy nhiên chưa biết đến bao giờ dự thảo này mới thành Luật. Nhiều đại biểu Quốc hội nói rằng Việt Nam chẳng cần phải có Luật mới thì chống tham nhũng - lãng phí mới hiệu qủa. Họ bảo nếu Đảng và Nhà nước kiên quyết thi hành nghiêm chỉnh Pháp lệnh chống tham nhũng và những nghị quyết của Trung ương thì tham nhũng đâu đã trở thành “Quốc nạn” như bây giờ.
Khóa IX của Nông Đức Mạnh cũng chưa thi hành được việc mà họ đã giơ tay đồng ý năm 2001, như :“ Cụ thể hoá và thực hiện nghiêm những điều cấm đối với cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý. Cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước kê khai tài sản của cá nhân và gia đình mình (nhà đất, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cổ phiếu…). Kịp thời kiểm tra và kết luận, có biện pháp xử lý những cán bộ, công chức có tài sản bất minh. Xem xét trách nhiệm hình sự hoặc có hình thức kỷ luật thích đáng đối với những người đứng đầu cơ quan, đơn vị ở nơi xảy ra những vụ tham nhũng lớn, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Vấn đề này đã nói nhiều và nói đi nói lại không ngơi nghỉ ở Việt Nam. Quyết định buộc cán bộ, nhất là các cấp lãnh đạo phải kê khai tài sản đã không làm được vì khai rồi lại cất đi, không công khai cho dân biết nên của chìm, của nổi của cán bộ có bao nhiêu cũng mặc thây. Bây giờ, Hội nghị Trung ương 12 (từ 4 đến 13-7-05) lại hợp thức hóa việc cán bộ được làm “Kinh tế Tư nhân” thì còn cấm đoán cái gì "
Riêng chuyện Đảng hứa sẽ “nghiêm trị những kẻ tham nhũng, vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; người lãnh đạo cơ quan để xảy ra tham nhũng cũng phải bị xử lý về trách nhiệm; bảo vệ những người kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; khen thưởng người phát hiện đúng những vụ tham nhũng” đã thành chuyện khôi hài trong dân gian.
Tại sao lại không làm được" Tại vì Đảng “bao che cho nhau” hay cấp trên “quay mặt đi chỗ khác” để cấp dưới làm ăn thì mình cũng được ăn chia. Chuyện “phong bì” ngày Tết, “quà cáp” các ngày sinh nhật, kỷ niệm ngày vợ chồng thủ trưởng lấy nhau”, chuyện cưới hỏi, lễ tân , chúc thọ có kèm theo lễ vật , lẳng hoa tiêu bằng tiền công đã thành chuyện thông lệ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Vì vậy mới có chuyện Võ Văn Kiệt, cựu Thủ Tướng đã công khai thắc mắc vấn đề này trong bài phỏng vấn của Tạp chí Xây dựng Đảng (Số 8 (05) : “Là Đảng cầm quyền, hoạt động công khai, so với thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngày nay chúng ta có đủ điều kiện quản lý cán bộ tốt hơn. Nhưng thực tế diễn ra lại không được như vậy. Quản lý cán bộ nói chung, cán bộ trung, cao cấp nói riêng hiện nay còn lỏng lẻo, không sâu sát hoạt động thực tiễn của cán bộ. Có hiện tượng khá phổ biến, người có trách nhiệm và chức năng đứng đầu của ngành, địa phương, đơn vị coi như không có trách nhiệm gì đối với cán bộ dưới quyền mình phạm sai lầm, thậm chí sai lầm rất nghiêm trọng. ở một số bộ, vụ phó sai phạm nghiêm trọng mà vụ trưởng không biết! Thứ trưởng trợ lý trực tiếp của bộ trưởng sai phạm nghiêm trọng mà bộ trưởng - uỷ viên Trung ương không biết gì và cũng không chịu trách nhiệm"”
“Là Đảng cầm quyền, hoạt động công khai, có đủ mọi điều kiện như hiện nay lại càng không cho phép quản lý cán bộ theo cách gián tiếp. Phải coi đó là biểu hiện của bệnh quan liêu trong quản lý cán bộ ở bất cứ cấp nào của Đảng cũng như trong hệ thống Nhà nước. Ngay những thời kỳ khó khăn nhất trong chiến tranh, chiến trường bị chia cắt, Đảng ta cũng không làm như vậy.”

Nhưng chuyện bê bối không dừng ở đây. Khoá IX còn ì ra, không chịu làm những việc đã miệng hô kiên quyết thực hiện cho bằng được như : “ - Đổi mới và hoàn thiện thể chế, thủ tục hành chính, kiên quyết chống tệ cửa quyền, sách nhiễu, “xin – cho” và sự tắc trách, vô kỷ luật trong công việc. Thực hiện nghiêm những điều cấm đối với cán bộ, công chức đã quy định trong pháp luật. - Tăng cường quản lý, kiểm tra, ngăn chặn lãng phí, tham nhũng tiền và tài sản công, nhất là trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. - Thực hiện quy chế dân chủ và công khai tài chính ở cơ sở, và các cấp chính quyền; thực hiện chế độ kê khai tài sản đối với cán bộ lãnh đạo cac cấp, các ngành.”
Vậy đâu là lực cản đã làm cho Nông Đức Mạnh, một người khi mới lên làm Tổng Bí Thư cách nay gần 5 năm được tiếng là trong sạch và có quyết tâm ngăn chặn tệ nạn tham nhũng, trở thành một người bất động trong chuỗi mắt xích lãnh đạo "
Ý kiến của Phạm Như Hùng đã phần nào giải thích : “ Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Cái gốc của người cán bộ, đảng viên là phải xây dựng được mối quan hệ mật thiết, máu thịt với nhân dân"… Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều cán bộ, đảng viên có tác phong làm việc bàn giấy, thói mệnh lệnh, cửa quyền, độc đoán, gia trưởng, xa rời thực tế, xa rời quần chúng. Và đi liền với nó là hành vi không chú ý lắng nghe ý kiến nhân dân cho nên mọi kiến nghị, khiếu nại, tố cáo... của nhân dân, họ đều bỏ ngoài tai. Họ đã không còn là "đầy tớ của nhân dân" như Bác Hồ dạy, mà đã trở thành các "ông quan cách mạng" làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng….” (QĐND, 3-7-05)
Chuyện này liên hệ mật thiết đến khả năng dùng người của nhiều cấp được gọi là “Lãnh đạo” trong đảng CSVN. Lấy chuyện nêu lên của Văn Thực làm tỷ dụ: “Từ khi cơ chế kinh tế mới bung ra, người người thi đua làm ăn, trong cái vòng xoáy đó, đôi khi nghèo đi đôi với hèn. Tưởng rằng, đó chỉ là chuyện ngoài xã hội, nào ngờ một vị cán bộ cấp cao nhận xét về anh A: "Cậu ấy tốt đấy, năng động đấy, nên bố trí vào cấp ủy!". Đúng là anh ấy giỏi trong việc lách luận làm ăn, làm giàu cá nhân một cách nhanh chóng, tiếng đồn bay xa tít. Nhưng khổ nỗi, anh ấy học lực quá thấp, trình độ chính trị lại không có gì, coi đồng tiền là thước đo mọi giá trị, đôi khi cả nhân phẩm... Anh A giàu có theo kiểu "bằng mọi giá", rồi dùng đồng tiền đó để làm nhiều người hoa mắt, tưởng rằng anh ấy giỏi, để đến nỗi một vị cán bộ cấp cao phải ca ngợi, rồi gợi ý cho anh ấy vào cấp ủy thì thật là chuyện đáng bàn!”
“Phẩm chất đầu tiên của người lãnh đạo là phải trung thành, kiên định, năng động trong mọi tình huống, không chỉ trong lãnh đạo kinh tế. Nhiều người nghèo vì liêm khiết, không vun vén cá nhân, thì cũng "tốt" không kém. Đó là chưa kể đến nhiều trường hợp làm giàu bất chính, bây giờ không thiếu gì nữa, chỉ thiếu "tý chức vụ cho oai", thì Đảng phải hết sức đề phòng. Xét trên phạm vi toàn Đảng, nguy cơ chệch hướng Xã hội chủ nghĩa vẫn đang tồn tại. Xét trong phạm vi từng đảng bộ, chi bộ, nguy cơ làm giàu bất chính để rồi "cả vú lấp miệng em", thành lừa đảo, quan hệ theo kiểu xã hội đen, thì cũng góp phần làm chếch hướng xã hội chủ nghĩa….” (QĐND, 17-7-05)
Dưới tựa đề “Đảng và trận chiến “chống nội xâm”, tác giả Quang Lợi viết : “ Khi Đảng ta xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ lớn đối với đất nước thì tệ nạn này đã chính thức được coi như quốc nạn.”
”Tham nhũng đang thực sự trở thành một trọng bệnh, và những kẻ tham nhũng đang trở thành những con "siêu vi trùng" ngày đêm gặm nhấm, đục khoét cơ thể quốc gia. Tác hại của tệ nạn này không chỉ dừng lại ở việc làm suy giảm kho của cải còn khiêm tốn, những nguồn lực vừa mới được khơi mở của đất nước mà nghiêm trọng hơn nó làm tổn hại uy tín của Đảng, thanh danh của Nhà nước, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào chế độ XHCN….”
“Khi khẳng định tham nhũng đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong đời sống xã hội, chúng ta cũng không thể đánh đồng bản chất, quy mô, tác hại các vụ tham nhũng lớn của những kẻ nắm giữ quyền lực với những vụ ăn chặn lặt vặt như một thói quen xấu hàng ngày nơi công sở của những công chức kém tu dưỡng, đôi khi lý do sai phạm cũng được hiểu là chỉ vì sự thúc bách của miếng cơm manh áo. Cái chốt của vấn đề là ở chỗ: Tham nhũng luôn gắn liền với quyền lực. Nói như vậy không có nghĩa là bất cứ ai có quyền lực cũng đều tham nhũng, nhưng quyền lực trong tay những kẻ hám lợi, thoái hoá biến chất sẽ là mảnh đất màu mỡ gieo mầm tham nhũng. Rất ít khi tham nhũng chỉ là một hành động của một cá nhân riêng biệt, nhất là đối với những vụ tham nhũng lớn. Nó thường dắt díu những kẻ có quyền lực và có máu tham nhũng cấu kết thành bè, thành cánh. Muốn phá một vụ tham nhũng lớn là phải triệt hạ cả một đường dây những kẻ tham nhũng cấu kết với nhau như một thứ bạch tuộc trong cơ thể xã hội..”
“Từ nhiều năm nay, Đảng ta luôn coi cuộc đấu tranh chống tham nhũng là một nhiệm vụ nóng bỏng, cấp bách có ý nghĩa sống còn. Quốc hội đã ra Nghị quyết chống tham nhũng từ thập niên 1990; rồi Bộ luật hình sự đã quy định về các tội tham nhũng; Pháp lệnh chống tham nhũng đã quy định về kê khai tài sản; Luật giám sát, Luật khiếu nại tố cáo, Pháp lệnh cán bộ công chức và nhiều văn bản pháp luật liên quan khác đã được thông qua nhằm ngăn chặn và diệt trừ tham nhũng. Tại diễn đàn Quốc hội kỳ họp mới đây, nhiều ý kiến đã khẳng định cần có Bộ luật chống tham nhũng cũng như cần thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng.”
“Trước đây, những vụ tham nhũng lớn chỉ xảy ra trong lĩnh vực kinh tế, nhưng gần đây đã xuất hiện cả ở một số ngành như y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội... thậm chí đã xuất hiện cả một số vụ tham ô, ăn chặn cả tiền chế độ chính sách của thương binh, gia đình liệt sĩ, tiền ủng hộ đồng bào thiên tai, lũ lụt, xoá đói giảm nghèo... Nghiêm trọng hơn, tham nhũng, tiêu cực lại xảy ra ở nhiều khâu trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, và đã có dấu hiệu móc nối rõ ràng giữa bọn tội phạm ngoài xã hội với những cán bộ đảng viên có chức, có quyền trong bộ máy công quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật.”
“Mặc dù Đảng đã xác định chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt trong cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng nhưng ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đơn vị, cuộc đấu tranh này vẫn chưa được coi trọng đúng mức, chưa được triển khai đồng bộ, vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, thậm chí dung túng cho những kẻ tham nhũng, tiêu cực. Có một thực tế là các vụ tham nhũng lớn thời gian qua hầu hết đều xảy ra ở các ngành, các địa phương nhưng lại không phải do người trong ngành hoặc các cơ quan ở địa phương đó phát hiện được, càng không phải thông qua sinh hoạt Đảng mà lộ ra; nhiều vụ chỉ sau khi bị báo chí phanh phui, dư luận xã hội gây sức ép, các cơ quan chức năng mới vào cuộc. Chỉ trong một thời gian ngắn vừa qua, các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ta như Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã liên tiếp đưa ra những lời tuyên bố mạnh mẽ chống tham nhũng. Đích thân Thủ tướng Phan Văn Khải đã bút phê vào nhiều vụ việc được nêu trên báo, yêu cầu phải điều tra làm rõ theo thời hạn qui định. Thủ tướng còn khuyến khích; cổ vũ các nhà báo tham gia tích cực hơn nữa vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đó là lời tuyên chiến không khoan nhượng của Đảng đối với nguy cơ lớn đang thực sự hãm hại công cuộc đổi mới, đe doạ sự tồn vong của chế độ...”
“Trận chiến "chống nội xâm" này mang trong mình nó tầm vóc của một trận đánh lớn của toàn Đảng và toàn dân tộc, âm thầm nhưng vô cùng quyết liệt. Uy tín của Đảng, sức sống của công cuộc đổi mới, sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, tương lai của đất nước phụ thuộc không ít vào kết quả của trận chiến không khoan nhượng này.” (QĐND, 26-1-05)
Chuyện chống tham nhũng của CSVN là như thế thì bao nhiêu năm nay họ đã hô hào nhân dân và đảng viên chống cái thùng rỗng à " Khi những người Lãnh đạo chỉ biết nói cho kêu nhưng không nhúc nhích, sợ va chạm, nể nang, bứt giây sợ động cả rừng thì có phải là những đảng viên đã có công “kiến nghị với Đảng ” đang nói chuyện với những cái đầu gối không " Hay là họ đã bị sa vào trận đồ “Sống chết mặc bay, tiền Thầy bỏ túi” trong cuộc “Trâu Bò húc nhau, Ruồi Muỗi chết"”
Những kẻ bị lột sạch, cháy túi ấy chỉ là người “dân ngu khu đen” của cái Chính quyền tự khoe là Nhà nước Pháp quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. -/-
Phạm Trần (9-05)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.