Mười Lăm Năm Sau
Vi Anh
Ngày 12 tháng Bảy năm 1995 là ngày Hà Nội - Washington thiết lập mối bang giao. Mười lăm năm sau, mới ngày 2 tháng Bảy trước ngày Độc Lập Mỹ July 4, “Ngài” Michael Michalak, Đại sứ Mỹ bên cạnh CS Hà nội, mở cuộc họp báo tại Hà Nội.
Nếu nói theo “bài bản CS vừa nói vừa vổ tay”, thì “Ngài” Michalak đọc một “báo cáo chánh trị rằng thí là” ‘Lòng tin giữa VN và Hoa Kỳ gia tăng rất nhiều’ qua những “thành công vượt mức” của việc bang giao và giao thương của Washington và Hà nội. Nhưng thấy rất ít báo chí tiếng Việt trong nước và quốc tế nói về việc này và người Việt trong ngoài nước cũng không chú ý lắm về những điều mà “Ngài” Mihalak “hồ hởi, phấn khỏi” trình bày. Nếu nhìn vấn đề dưới thói quen thành cố tật của một số chánh khách salon Mỹ thường hay tự cao tự đại Mỹ vì cái bịnh nước lớn, hay thích làm thay nghĩ thế các nước nhược tiểu, thì có thế thấy “lòng tin giữa VN và Hoa Kỳ gia tăng rất nhiều” như Ngài” Michael Michalak nói. Nhưng không ai biết người Việt, không ai hiểu Việt Cộng hơn người Việt. Hiểu bằng tán gia bại sản, thất quốc sa bang, tù đày có máu, nước mắt, mồ hôi, thì không ít công dân Mỹ gốc Việt có cái nhìn khác biệt với Ông Đại sứ “Ngài” Michalak.
Tin Đài VOA, tiếng nói chánh thức của Mỹ, theo lời “Ngài” Michalak, về cơ sở ngoại giao, từ khi thành lập, toà đại sứ Mỹ ở Hà nội và tổng lãnh sự quán, toà đại sứ Mỹ thời VN Cộng Hoà ở Saigon, CS Hà nội đổi tên gọi là TP HCM, đã ‘thực hiện một loạt các chương trình tác động tới hàng nghìn, thậm chí là hàng triệu người ở Việt Nam’.
Đồng ý mật phí của trung ương CIA, tình báo quốc phòng DIA không thể công bố được, nhưng ngừoi dân Mỹ đóng thuế trong đó có công dân Mỹ gốc Việt chiếm hai phần ba người Việt tỵ nạn CS Hà nội trên thế giới không được thông tri số tiền mà người dân Mỹ phải trả cho lương bổng phụ cấp, công tác phí cho nhân viên, kinh phí điều hành, viện trợ vô thường, cho vay lãi suất ưu đãi qua Toà Đại sứ Mỹ mà Ông thụ nhiệm ở Hà nội, là bao nhiêu. Không biết mấy ông dân biểu, nghị sĩ Mỹ có xem bản hậu kiểm để biết số tỉền người dân Mỹ đóng thuế cho mấy ông bà lập pháp cấp xài cho chế độ CS Hà nội là bao nhiêu, hiệu quả ra sao không, chưa nghe vị nào kề cả các vị từng chống Công bằng miệng để kiếm phiếu người Mỹ gốc Việt.
Cũng theo “Ngài” Michalak, kết quả hai quốc gia đã đạt được trong mọi lĩnh vực nhiều lắm, dù vẫn còn những khác biệt quan điểm về nhân quyền. “Ngài” Michalak nói CS Hà nội và Mỹ 'Chúng tôi đang tìm cách giải quyết những bất đồng này thông qua đối thoại nhân quyền song phương và trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc cũng như các cuộc trao đổi chính thức và không chính thức với chính phủ Việt Nam diễn ra gần như hàng ngày.” Thế mà kết quả thực tế quá phũ phàng, có thấy gì đâu, trừ việc CS Hà nội trắng trợn phản bội lời hứa cải thiện nhân quyền để Mỹ rút CPC và hết chiến dịch này đến chiến dịch khác công an CS bắt bớ những nhà dân chủ, trong đó – đáng thương thay - không ít người hoạt động coi dân chủ Mỹ là cảm hứng, là lý tưởng.
“Về thương mại, “ Ngài” Michalak cho biết, giao thương giữa hai quốc gia ‘đã tăng trưởng 3.300%, và năm ngoái Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam’. Ông cho hay: ‘Thương mại hai chiều đạt 15,4 tỷ đôla năm 2009. Nhưng Ông cũng “thật thà khai báo”, thừa nhận rằng, hiện Hoa Kỳ đang bị thâm hụt thương mại khoảng 10 tới 12 tỷ đôla với Việt Nam. Số tiền thương mại hai chiều đạt 15,4 tỷ đôla năm 2009 gần bằng với số tiền Hoa Kỳ đang bị thâm hụt thương mại khoảng 10 tới 12 tỷ đôla với Việt Nam. Kể ra Mỹ là “chợ trời” cho CS Hà nội tuông hàng hoá qua như TC đã làm, trong khi đó hàng hoà Mỹ đâu có vào VN được bao nhiêu.