Hôm nay,  

Hôm Nay Như Vậy! Còn Ngày Mai?

22/09/200500:00:00(Xem: 5103)
- Nếu hôm nay ngồi đây nói chuyện tương lai của thế giới vào ba bốn chục năm tới sẽ có người vui kẻ buồn. Buồn nếu là cái chúng ta trân quý không còn nữa. Vui là cái ta không ưa nó biến mất. Chính vì vậy hồi sinh thời nhà khoa học Albert Einstein có nói: “Tôi không dám nói chuyện tương lai. Nói chưa xong nó đã xồng xộc tới.”
Thế nhưng ban chủ trương tạp chí Foreign Policy trong 35 năm qua ghi nhận bao nhiêu chuyện đổi thay trên thế giới kể từ ngày tạp chí ra đời chợt nghĩ đến thế giới ngày mai và có sáng kiến hỏi ý kiến 16 nhà trí thức trong nhiều lĩnh vực và chính khách trên thế giới rằng họ mường tượng thế giới chúng ta đang sống sẽ như thế nào 35 năm sau. Cụ thể hơn: “Thế giới có gì lạ vào năm 2040"”
Về tương lai của đảng phái chính trị:
Cựu tổng thống Brazil từ năm 1995 đến 2003, ông Fernando Henrique Cardoso nói rằng trong nhiều chục năm tới các đảng phái chính trị không còn quan trọng như hôm nay. Những vấn đề như sự khác biệt chủng tộc, tôn giáo và giới tính sẽ trở thành quan trọng hơn. Căn bản của đảng phái chính trị là nhân sinh quan và giai cấp xã hội mờ nhạt dần. Và ông Cardoso viện dẫn đảng Lao động Anh (của Tony Blair) và đảng Thợ thuyền của Brazil làm bằng chứng. Cả hai đảng xuất phát từ gốc nghiệp đoàn, nhưng chính sách kinh tế hiện nay của hai đảng này chẳng dính dấp gì đến quyền lợi của nghiệp đoàn.
Cử tri không còn tin vào các đảng phái chính trị và có khuynh hướng bày tỏ ý kiến qua các nhóm quyền lợi và các tổ chức không thuộc chính phủ - non - government organizations. Nhiều nước trên thế giới sẽ có khuynh hướng lấy ý kiến quần chúng trực tiếp qua trưng cầu dân ý hơn là qua các đảng phái chính trị tại quốc hội. Việc dân Pháp và Hòa Lan không chấp thuận bản hiến pháp Âu châu giữa năm 2005 trong khi các đảng cầm quyền cổ võ cho bản hiến pháp cho thấy tiếng nói của các đảng phái chính trị không đại diện cho tiếng nói của quần chúng.

Về chủ quyền quốc gia:
Theo ông Richard N. Hass, chủ tịch Council on Foreign Relations của Hoa Kỳ thì chủ quyền quốc gia, xương sống của nền chính trị thế giới trong 350 năm qua trong 35 năm nữa chỉ còn trên giấy tờ.
Năm 1999 NATO can thiệp không cho Serbia tự do xử lý dân Hồi giáo trong tỉnh Kosovo của mình. Năm 2001 Hoa Kỳ tấn công Afghanistan vì chứa chấp Osama bin Laden, năm 2003 tấn công Iraq vì nghi có vũ khí giết người tập thể cho thấy ý niệm chủ quyền trở thành rất là lỏng lẻo. Khi một nước vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) chịu sự kiểm soát của quốc tế về giao thương nước đó mất một phần chủ quyền quốc gia. Chấp nhận thỏa ước Kyoto về khí quyễn, các quốc gia liên hệ mất quyền tự do thải hồi khí nhà kiếng. Chủ quyền quốc gia mờ nhạt dần trước chủ quyền của thế giới. Quốc gia nào cũng sẽ thấy có nhu cầu chấp nhận một thứ trật tự chung trên thế giới có tính cách vừa luật pháp vừa chính trị. Trật tự này cần thiết để phòng chống các yếu tố toàn cầu (như khí nhà kiếng, ma túy, điện thư, vi trùng điện toán v.v…) xâm phạm chủ quyền quốc gia hay ngăn cản hành động của một chính thể độc tài nhân danh chủ quyền đày đọa dân tộc mình, nhưng không can thiệp vào quan hệ giữa hai quốc gia có chủ quyền.

Về giá trị tinh thần của tôn giáo:
Tiến sĩ Harvey Cox, giáo sư đại học Harvard Divinity School nói tôn giáo sẽ không còn giữ được vị trí của nó như ngày qua hay hôm nay. Nếu ngày trước lãnh tụ tôn giáo chỉ biết ra lệnh bây giờ phải bắt đầu bằng thuyết phục. Hệ phái Tin Lành Methodist và Lutheran vốn không chủ trương vâng lời của lãnh đạo. Và 77 triệu tín đồ Anglican Communion đang muốn bổ nhiệm mục sư đồng tính, mà giáo hội Canterbury của Anh quốc chỉ có thể đóng vai trò hòa giải chứ không thể ra lệnh cấm đoán.
Giáo hội Công giáo La Mã nề nếp và hệ thống nhất cũng đang loãng dần tại Âu châu và Nam Mỹ và đức giáo hoàng Benedict XVI đang làm mọi cách để gìn giữ.
Vậy tôn giáo sẽ không còn tồn tại" Tiến sĩ Cox nói có thể dưới hình thức ít uy quyền hơn tôn giáo sẽ sinh động hơn. Thí dụ hệ phái Pentecostalism không chấp nhận giai cấp trong tổ chức đã trở thành một giáo phái phát triển mạnh nhất trên thế giới. Cũng như Phật giáo tổ chức lỏng lẻo nhưng không vì thế mà biến mất.

Về Nhật Bản:
Ông Shintaro Ishihara, thị trưởng Tokyo, nghĩ rằng không bao lâu nữa Nhật Bản sẽ rút ra khỏi cái dù Hoa Kỳ và trở thành một thông số chính trị tại Á châu nếu không muốn nói trên chính trường thế giới.
Nhật Bản thua trận năm 1945 và trở thành thụ động để cho Hoa Kỳ che chở. Nhưng Hoa Kỳ đang yếu dần trước gánh nặng quốc tế nên còn che chở Nhật Bản được bao lâu nữa" Câu trả lời tùy thuộc vào sự biến đổi của Đông Á châu trong nhiều thập niên tới, mà chính yếu là vị trí của Trung quốc. Nếu Trung quốc đẩy mạnh mộng siêu cường, áp dụng chính sách Tây Tạng với Đông Nam Á châu và nhất quyết tranh giành đảo Senkaku với Nhật, Nhật Bản sẽ không còn thụ động như hôm nay. Tinh thần samurai của Nhật sẽ trổi dậy. Và còn Bắc Hàn. Nếu nước này không sụp đổ mà trang bị vũ khí nguyên tử, Nhật có thể ngồi nhìn không" Ba mươi lăm năm nữa nói đến Á châu người ta không phải chỉ nói đến Trung quốc. Con sư tử Nhật Bản ngủ đã quá lâu rồi.

Về chính thể quân chủ Anh quốc:
Giáo sư Fernandez-Armesto (đại học Tufts) nói chế độ quân chủ nước Anh hiện nay giống như một chiếc răng vàng trong một cái miệng chưa đánh răng buổi sáng, và hoàng tử Charles là chiếc răng đẹp đó. Từ cuộc hôn nhân sóng gió của hoàng tử Charles, hoàng gia Anh quốc trở thành một đám hát tuồng đến nổi khi đăng ký lễ cưới dân sự với bà Camilla Parker Bowles hoàng tử Charles phải nại Quy ước Nhân quyền Âu châu mới được chấp nhận. Hai người con của hoàng tử Charles là Wills và Harry theo lối sống của bà Diana không biểu lộ một cái gì là truyền thống và đủ khả năng và ý chí nối vương nghiệp giả tạo. Nền quân chủ Anh quốc sẽ tàn tạ vì Charles cũng như hai chàng công tử Wills và Harry không ai muốn làm vua nữa.

Về đảng Cộng sản Trung quốc:
Ông Minxin Pei, thành viên của Carnegie Endowment for International Peace và giám đốc Chương trình Trung quốc nói đảng Cộng sản Trung quốc không cách gì tồn tại 35 năm nữa, mặc dù đảng cộng sản Trung quốc đang đưa Trung quốc đến phú cường. Lấy mức tăng trưởng trung bình 5% mỗi năm, trong 35 năm nữa lợi tức đầu người của người dân Trung quốc là $7,000 mỹ kim, Trung quốc sẽ có chừng vài trăm triệu chuyên viên, thành phần trung lưu và doanh nhân lớn nhỏ, và không một chính quyền nào có thể giữ một tầng lớp đông đảo như thế trong kỷ luật. Và nếu kinh tế phát triển không làm sụp đổ Trung quốc, tham nhũng sẽ làm sụp. Tình trạng mua quan bán tước là dấu hiệu của suy đồi. Indonesia của tướng Suharto là một tiền lệ. Một chế độ độc tài thiếu cơ cấu để giải quyết vấn nạn khi có khủng hoảng kinh tế, và khủng hoảng sẽ đến bằng cách này hay cách khác.
Vào năm 2040 đảng cộng sản Trung quốc được 119 tuổi và cầm quyền 91 năm. Chưa có một chế độ độc đảng nào sống dai như vậy, ngoại trừ một chế dộ dân chủ có khả năng thích ứng và điều chỉnh. Trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) đảng cộng sản Trung quốc tưởng như đã tan rã, may nhờ Đặng Tiểu Bình thay da đổi thịt du nhập kinh tế thị trường. Nhưng đảng cộng sản Trung quốc không có một may mắn như vậy nữa trước khủng hoảng trước mắt. Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ chung số phận như đảng cộng sản Trung quốc, nếu không muốn nói sẽ cáo chung sớm hơn.

Về đồng Euro:
Ông Christopher Hitchens, giáo sư New School University và là nhà bình luận cho tờ Vanity Fair, tác giả cuốn “Thomas Jefferson: Author of America” (2005) nói rằng đồng tiền Euro khó trở thành đồng tiền chung của Âu châu.
Ngày 1/1/2003 Âu châu có đồng tiền chung Euro. Pháp, Đức chấp nhận, Anh quốc còn chần chờ, và triển vọng tương lai của nó thật mơ hồ. Giữa năm 2005 hiến pháp Âu châu bị dân Pháp và Hòa Lan bác bỏ, dân Đức và Pháp nhớ tiếc đồng Mark và đồng Francs. Và giáo sư Hitchens tiên đoán đồng Euro sẽ trở thành một đồng tiền mới giữa những thứ đồng tiền khác, như số phận của Esperanto trong hằng trăm ngôn ngữ khác. Nói chung thế giới có khuynh hướng trở về cái cũ. Âu châu hợp nhất chỉ còn là một giấc mộng của mấy ông bà chính trị gia của Đức và Pháp.

Về chính sách sinh sản:
Theo ông Lý Quang Diệu, nguyên thủ tướng Singapore từ 1959 đến 1990 dân số sẽ là vấn đề nhức đầu cho tương lai chứ không phải là dân chủ. Hiện nay dân các nước giàu không chịu sinh đẻ, trái lại các nước nghèo thì sinh nở vùn vụt. Làm thế nào để duy trì dân số ở nước giàu, và làm thế nào có đủ cái ăn cái mặc cho dân các nước nghèo" Khuyến khích lập gia đình và dễ dãi di trú là chính sách của các nước giàu. Hạn chế sinh sản là chính sách của các nước nghèo. Nhưng khuyến khích và cũng như hạn chế sinh sản và dễ dãi trong chính sách di trú để giải quyết dân số không phải không có vấn đề. Đụng chạm với tôn giáo, đụng chạm với bản sắc dân tộc và quyền lợi kinh tế của dân chúng địa phương.


Nhưng theo ông Lý Quang Diệu trước sau vấn đề cũng phải được giải quyết. Và chiều hướng tương lai là các chính phủ sẽ tích cực nhúng tay vào chính sách sinh sản. Đó là chiều hướng của thế giới vài chục năm nữa bất chấp sự phản đối của các tôn giáo.
Về quan niệm đạo đức một vợ một chồng:
Ông Jacques Attali chủ tịch của PlaNet Finance, một tổ chức bất vụ lợi quốc tế và một cây bút thường xuyên của tạp chí Foreign Policy cho rằng vào giữa thế kỷ 21, quan niệm “một vợ một chồng” hiện là dấu hiệu của văn minh và đạo đức sẽ trở thành một cái gì có tính gượng gạo và giả dối do sự phát triển của tự do cá nhân và khoa học kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực thông tin và thuốc ngừa thai. Nhưng các nhóm tôn giáo sẽ chống khuynh hướng này nói là để bảo vệ phụ nữ. Nhưng quan niệm tự do này xuất phát mạnh mẽ từ Âu châu sẽ thắng, qua Mỹ châu rồi sau cùng lan ra cả thế giới. Ảnh hưởng của nó sẽ không nhỏ. Từ quan hệ của bố mẹ với con cái, đến luật lệ tài sản, đến nơi sinh sống đều thay đổi.
Ông Attali lưu ý, thật ra hiện tượng này đã đến ngoài ngõ rồi qua phim ảnh, tiểu thuyết và âm nhạc, chỉ khác là chúng ta chưa chịu nhìn nhận nó mà thôi.

Về lĩnh vực công và lĩnh vực tư:
Ông Lawrence Lessig, giáo sư luật đại học Stanford nói trong một nền văn hóa nào cũng có lĩnh vực công, qua đó hiểu biết được tự do trao đổi không cần xin phép ai, và một lĩnh vực tư, trong đó quyền phát minh và sáng chế được tôn trọng. Từ trước đến nay các bộ luât duy trì sự cân bằng giữa hai lĩnh vực công tư để khuyến khích sự phát triển của xã hội. Nhưng giáo sư Lessig nói với thời đại tin học, tác quyền thường bị xâm phạm, và các nhà làm luật đã tăng cường luật bảo vệ lĩnh vực tư đến độ không còn gì thuộc lĩnh vực công. Cái gì cũng phải mua bán đổi chác.
Càng toàn cầu hóa, lĩnh vực tư càng được bảo vệ chặt chẽ. Đó là khuynh hướng của thế giới trong 35 năm tới.

Về nạn khí thải của xe hơi:
Ông John Browne, chủ tịch hội dầu hỏa British Petrolium nói vào năm 2040 sẽ không còn khí thải xe hơi nữa.
Nếu có một số chính khách vì lý do này hay lý do khác không tin sự thải hồi khí nhà kiếng (chính yếu là khí cácbonít) vào bầu khí quyễn đang làm thay đổi thời tiết thế giới (trận bão Katrina và ngập lụt tàn phá New Orleans tháng 9 năm 2005 là một nhắc nhở) các nhà khoa học vẫn ngày đêm tìm cách giải quyết vấn đề họ tin là có thật.
Và nhờ họ vào năm 2040 chuyện khí thải không còn là một vấn đề nữa. Vào năm 2020 thế giới sẽ có thêm 700 triệu chiếc xe hơi, đa số tại Trung quốc, nhưng máy móc, nhiên liệu cũng như dầu nhớt sẽ sạch sẽ hơn. Xe Mỹ vào năm 2040 sẽ chạy 100 kilômét một gallon (thay vì 50 kilômét như hiện nay). Ngoài ra các nguồn thải hồi từ nhà máy, nhà ở của tư nhân và trường học cũng sẽ giảm thiểu để không còn đe dọa môi trường. Chưa biết tương lai sẽ như thế nào nhưng có dấu hiệu để tin tưởng vào tiến bộ khoa học với những nguồn nhiên liệu và máy móc mới. Nếu các chính khách trong khối G-8 tin tưởng vào khoa học hơn thì nổi ám ảnh của khí nhà kiếng có thể sẽ biến mất sớm hơn.

Về chiến tranh chống ma túy:
Ông Peter Schwartz, chủ tịch Global Business Network nghĩ rằng trong 35 năm nữa sẽ không còn chiến tranh chống ma túy. Những nhà biến chế sẽ làm ma túy trở thành thuốc vô hại và không nghiền. Ma túy trở nên hiền lành và dễ chế biến ai làm cũng được. Các cánh đồng trồng thuốc phiện ở Afghanistan cũng như các rừng cây coca ở Columbia sẽ không còn nữa. Trong mọi lĩnh vực từ thể thao, sinh lý ai có nhu cầu gì sẽ có ma túy loại đó để tăng hưng phấn một cách vô hại. Thế giới sẽ trở nên yên ổn hơn, không cần những đội quân chống ma túy tốn hàng tỉ mỹ kim, và không còn những vụ bắn nhau trên đường phố giành quyền bán ma túy. Các nhà tù ở Hoa Kỳ sẽ ít khách hơn. Một cộng đồng thế giới an bình hơn!

Về bệnh bại liệt:
Theo bà Julie L. Gerberding, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật của Hoa Kỳ mục tiêu của thế kỷ này là diệt bệnh bại liệt cũng như năm 1977 thế giới đã thành công toàn diệt bệnh đậu mùa. Năm 1988 trên thế giới có 350,000 trường hợp bại liệt, đến năm 2005 chỉ còn 760 trường hợp. Vấn đề còn lại là những nỗ lực cuối cùng, nhất là tại Phi châu. Tại đó bệnh bại liệt khó chận đứng do nội chiến và sự nghi ngờ của dân chúng đối với thiện chí bài trừ bệnh của các nước tây phương. Dân Nigeria tẩy chay việc chủng ngừa bệnh bại liệt vì cho rằng thuốc chủng làm phụ nữ không sinh nở được. Tháng 8 năm 2003 nước Kano từ chối chủng ngừa đã làm cho hằng trăm trẻ em nước này bị bại liệt và lây lan sang các nước chung quanh.
Tuy nhiên khoa học và nỗ lực của thế giới sẽ thành công và 35 năm nữa chúng ta sẽ không còn thấy bệnh bại liệt trên quả địa cầu.

Về vai trò của bác sĩ:
Ông Craig Mundie, chuyên viên về chính sách của Microsoft nhận xét: Bạn ốm hả" Thật là phiền. Hẹn bác sĩ, lái xe đến phòng mạch, điền giấy tờ khai lý lịch bệnh trạng và bảo hiểm, chờ phòng ngoài xong vào chờ phòng trong, trả lời nhiều câu hỏi vớ vẫn của ông hay bà bác sĩ lúc nào cũng vội vàng, lấy máu, chờ kết quả, gởi đi bác sĩ chuyên môn, lại chờ kết quả thử nghiệm. Cuối cùng có khi bạn vẫn không biết rõ bạn bị bệnh gì. Hỏi bác sĩ" Lại những câu trả lời chung chung.
Hệ thống y tế hiện nay dựa vào quá nhiều ở người thầy thuốc và bệnh nhân trở thành thụ động. Nhưng y khoa đang bước những bước dài từ lĩnh vực thông tin đến ngành bào chế thuốc và luật lệ ràng buộc về thuốc men càng ngày càng được nới lỏng. Nhờ đó bệnh nhân có thể tự giải quyết các vấn đề sức khỏe bằng cách vào các web y khoa, bằng cách tự làm các đo lường căn bản như đo đường, đo cholesterol, và tự tìm thuốc thích hợp để dùng. Và sẽ có một ngày việc đến gặp bác sĩ là bước sau cùng chứ không phải là bước đầu tiên khi bạn thấy có bệnh. Theo ông Craig Mundie những sự thay đổi này sẽ giúp thế giới chống bệnh truyền nhiễm lây lan và giúp các quốc gia tân tiến chống sự thâm thủng ngân sách vì các chương trình sức khỏe nặng nề, ít hiệu quả và tốn kém.
Nhưng trước hết phải thắng các thế lực như bảo hiểm, hội luật sư, hội bác sĩ, cơ sở săn sóc sức khỏe … Và hãy chờ ba bốn chục năm nữa.

Về sự vô danh:
Ý kiến của Esther Dyson, chủ biên Release 1.0, CNET Networks newsletter là: sống nổi danh không phải dễ, nhưng muốn sống vô danh cũng không phải là chuyện dễ dàng vào giữa thế kỷ này. Nói như vậy không có nghĩa ai làm gì mọi người đều biết. Nó chỉ có nghĩa là nếu người ta muốn biết thì không ai dấu được gì cả. Thời đại xa lộ thông tin với web, với điện thư đời sống của mỗi cá nhân giống như một phong thư không niêm. Tưởng là kín đáo với password này password khác thật ra chỉ là chuyện vải thưa che mắt thánh. Ông Dyson nhắc mọi người nhớ điều này, những gì ta trao đổi trên Web hay điện thư đều được cất giữ ở một nơi nào đó. Chẳng thế mà một cá nhân dây dưa đến pháp luật chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ cảnh sát đã có đầy đủ hồ sơ.
Vậy chẳng còn chuyện riêng tư" Và không ai có thể sống ẩn danh" Không hẳn thế. Nhưng nếu có thế cũng không làm ai sợ hãi vì thường tình tưởng như ai cũng quý chuyện riêng tư, nhưng thực tế là người ta đua nhau tìm tiếng tăm. Giới trẻ không ngại lên tiếng về đủ mọi thứ chuyện chung quanh và không ngần ngại thành lập home page này đến home page khác. Ông Esther Dyson kết luận, sự vô danh không còn tồn tại vào giữa thế kỷ này.

Về sự sống:
Ông Peter Singer, giáo sư đại học Princeton, tác giả cuốn “Life and Death: the Collapse of Our Traditional Ethics” (1995) nghĩ rằng quan niệm về sự sống sẽ thay đổi một cách căn bản trước áp lực của khoa học, kỹ thuật và dân số. Cũng không cần phải chờ lâu, năm 2005 đã có nhiều dữ kiện tiên báo như việc khám phá của các nhà khoa học Nam Hàn rằng tế bào gốc (stem cells) của con người có thể được tạo sinh vô tính bằng cách thay cái nhân của trứng không có thể đậu thai bằng nhân của một tế bào bình thường. Khám phá này làm cho sự sợ hãi của những người bảo thủ cho rằng tạo tế bào gốc phải làm chết một tế bào có thể cho sự sống là một hành động thiếu đạo đức sẽ không còn cơ sở.
Vài chục năm nữa một vấn đề như chuyện cô Terri Schiavo (năm 2005 tại Florida) không còn sôi nổi nữa. Kỹ thuật chụp hình các tế bào mềm tiến bộ sẽ cho biết lúc nào một bộ não không còn là một bộ não của một người sống dù người đó còn thở như cây cỏ. Và như vậy việc quyết định cắt ống tiếp tế thực phẩm là một hành động chấm dứt sự sinh hoạt vô ích của một cơ thể chứ không phải là việc kết thúc sự sống của một con người.
Vào khoảng năm 2040, kinh nghiệm về việc giúp kết thúc sự sống theo luật (legalized euthanasia) của Hòa Lan và Bĩ sẽ giúp cho thế giới chọn hình thức can thiệp này để làm giảm sự đau khổ của con người. Tóm lại vào giữa thế kỷ này thế giới ít nhất sẽ đồng thuận rằng: cho dù sự sống bắt đầu từ khi có thai, đời sống của một con người có ý thức bắt đầu sau đó khá lâu. Cho nên con người sẽ không tranh luận nhiều khi quyết định để cho một người có ý thức quyết định khi nào mình nên sống và khi nào thì nên chết.
Trần Bình Nam
Sept. 21, 2005
BinhNam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
Tài liệu tham khảo:
“Here today Gone Tomorrow” Foreign Policy, Sept./Oct. 2005

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.