Hôm nay,  

30-4 Và Báo Chí Mỹ

07/05/201000:00:00(Xem: 6358)

30-4 Và Báo Chí Mỹ

Vi Anh
Ba Mươi Tháng Tư thứ 35, thấy rõ phong trào báo chí Mỹ đã đổi chiều nhìn Chiến tranh Việt Nam.
Thời Chiến tranh VN, báo chí Mỹ là một luồng giông gió phản chiến. Lúc bấy giờ Phản Chiến đổ tội cho VNCH. Mỏ tờ báo ra, thông tin nghị luận  toàn từ thất bại  này đến thua khác của Quân Lực VNCH, từ tham nhũng này đến thất nhân tâm khác của chánh quyền VNCH, ký giả đi ăn mày, phụ nữ đòi quyền sống. Hết hình ảnh Tướng Loan bắn tù binh đến lính Mỹ tàn sát dân thường khác, dân biểu mang Tượng Chàm ra ngoại quốc.
Ô Bruce Herschenson, cựu Giám đốc Điện Ảnh của USIA nói qua tác phẩm An American Amnesia, cho rằng Miển Nam mất vì những chánh trị gia salon. Đó là những nhà báo Mỹ đóng đô ở khách sạn Caravelle sáng chế ra một loại hình “truyền thông khách sạn” một chiều, qua truyền hình ABC, CBS, tạp chí Time, Newsweek hướng dẫn dư luận Mỹ thành phản chiến, nhứt là những dân biểu nghị sĩ nhà nghề lão làng mất quan điểm quần chúng. Thời đó chưa có CNN, MSNBC, và Fox như bây giờ.
Tiến sĩ Canfield là một ký giả và là một nhà phân tích chiến lược chính trị dày dặn đã mất 22 năm nghiên cứu đã viết và xuất bản cuốn sách nhơn mùa 30-4 thứ 35, “Comrades in arms: How the Ameri-cong won the Vietnam war against the common enemy-America”, tạm dịch là “Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam chống lại kẻ thù chung của Mỹ như thế nào”.
Theo phân tích trên Đài VOA, điều thú vị  và nổi bật là danh từ Mỹ Cộng. Mới nghe tưởng Ông chụp mũ, nhưng Ông nói chữ “Ameri-cong” là chữ một số phản chiến và kêu gọi hòa bình dùng để tự xưng như thế. 'Mỹ-cộng'” có nghĩa là những người Mỹ đồng quan điểm với Việt cộng, với công cuộc đấu tranh của cộng sản. 'Mỹ-cộng' và Việt cộng đều xem chủ nghĩa đế quốc Mỹ là kẻ thù chung.”  
Và  Ông  xác định, “Không đúng khi nói rằng Hoa Kỳ thua trận trên chiến trường mà phải nói là thua tại sân nhà, tại các làn sóng phản chiến trên các đường phố New York và Washington lúc bấy giờ..”
Nhưng  bây giờ, Ba Mươi Tháng Tư thứ 35, thì khác, báo chí Mỹ đã đổi chiều. Rút ưu khuyết điểm Chiến Tranh VN, không còn coi VNCH là nguyên do thất bại nữa. Nguyên do thất bại nằm ngay Đồi Capitol, Wasgington DC của Mỹ.
Bản tin của Đài RFA ngày 30 –4- 2010, có bài “Báo chí Mỹ kêu gọi chính quyền rút kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam”. Kêu gọi  chính quyền TT Obama rút tỉa kinh nghiệm từ cuộc Chiến Tranh Việt Nam để áp dụng vào cuộc chiến chống khủng bố như tại Afghanistan và Iraq.
Tiêu biểu như Báo điện tử Tucsonsentinel.com với bài «Ba mươi lăm năm sau… chúng ta đã học được điều gì"” Báo  Delawareonline “Các bài học từ Việt Nam vẫn ám ảnh lâu dài». Và sâu sắc và qui mô nhứt là Báo Washington Times «Xem xét lại sự kiện Sài Gòn thất thủ»,


Báo Washington Times cho rằng Hoa Kỳ thất bại ở Việt Nam vì các lãnh đạo Mỹ lúc bấy giờ thiếu quyết tâm triệt hạ đến cùng hậu cứ của quân Giải Phóng là miền Bắc Việt Nam. Bình luận gia tờ báo này nói chiến lược chiến tranh hạn chế của cố Tổng Thống Mỹ Johnson là một nghịch lý, ‘’muốn bảo vệ chế độ tự do tại miền Nam Việt Nam nhưng lại không muốn phá hủy mối đe dọa chính là chế độ Hà Nội’’. Sợ Trung Cộng nhập cuộc, ông Johnson đã hạn chế đáng kể việc tấn công vào miền Bắc, và chọn lựa chiến trường miền Nam, nơi họ phải chiến đấu trong điều kiện bất lợi.
Chiến lược ‘’Việt Nam hóa chiến tranh’’ của TT Nixon tốt. Rút quân Mỹ ra khỏi chiến trường VN, đồng thời tăng cường trợ giúp đồng minh VN vũ khí, tình báo và không lực. VNCH chận đứng được cuộc tấn công của CS Bắc Việt vào mùa hè năm 1972 là một bằng cớ.
Nhưng một yếu tố bên ngoài xuất hiện bất lợi cho cuộc chiến ngay tại Mỹ. Vụ Watergate bồi vào cuộc khủng hoảng dầu hỏa làm cuộc khủng hoảng niềm tin lan tràn, chia rẽ người Mỹ. Quốc hội trong tay đảng Dân Chủ cúp viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, tất cả các diễn biến này đã dẫn tới thất bại sau cùng của Mỹ mà ngày 30 tháng Tư năm 1975 là ngày đánh dấu.
Báo Washington Times kết luận việc Hoa Kỳ phản bội chế độ Sài Gòn đã trở thành ‘’nguồn cảm hứng’’ cho nhiều phong trào nổi dậy ở ngoại quốc, cũng như giới phản chiến hay chính khách tại Mỹ mỗi khi quân đội Hoa Kỳ đưa quân ra giúp ngoại quốc. Phi luật tân không cho Mỹ mướn căn cứ hai không quân, Mỹ phải dời đi nơi khác. Khi Mỹ đổ quân qua Iraq lật đổ chế độ độc tài, các chiến lược gia ngoài chánh quyền thường báo động coi chứng sa lầy như ở VN. Mãi tới thời TT Obama, Ông còn phải giải thích chiến tranh Iraq, Afghanistan không giống như VN.  
Washington Times nêu ra bài học thứ nhứt, giới lãnh đạo quân sự Mỹ cùng với các chính trị gia phải vững vàng, kiên định lập trường. Mỹ sẽ chiến thắng tại Iraq và Afghanistan nếu lãnh đạo có hai đức tính trên, nếu muốn một cuộc chiến  tranh 30-4 tái diễn ở Trung Dông.
Bài học thứ hai, kinh nghiệm cần rút tỉa từ Việt Nam, báo Delaware Online cho là  khi lao vào một cuộc chiến lâu dài và tốn kém, chính quyền Mỹ phải tranh thủ cho được hậu thuẫn của dư luận dân chúng bên trong và sự ủng hộ của quốc tế.
Bài học thứ ba rất quan trọng cần rút ra từ Mỹ tham chiến tại Việt Nam, theo bài báo, là chính quyền cần phải đãi ngộ xứng đáng quân nhân khi chiến đấu cũng như khi giải ngũ về Mỹ. Không nên chần chờ như đối với cựu chiến binh VN.
Báo nói thì dễ nhưng chánh quyền làm rất  khó. Nước Mỹ là một chế độ dân chủ đại diện. Ảnh hưởng của dân chúng qua lá phiếu đối với chánh quyền tam lập Hành Pháp, Lập pháp, Tư Pháp rất lớn. Báo chí đóng vai trò không nhỏ với công luận. Thất bại của Mỹ ở VN, không thể không có trách nhiệm của báo chí Mỹ. Những nhà báo muốn trở thành những chánh trị gia salon, những lý thuyết gia, chiến lược gia, biến báo chí thành truyền thông khách sạn, Ngồi nhà  hay đi cỡi ngựa xem hoa ở các bộ tham mưu và qua những nguồn tin thân cận thiên kiến, lại muốn đóng vai trò huớng dẫn công luận và giáo dục quần chúng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.