Hôm nay,  

Quốc Hội Châu Âu Kể Tội Nhân Quyền Csvn

19/09/200500:00:00(Xem: 5117)
Sau 30 năm Xích hóa, cuộc điều trần tại Quốc hội Châu Âu về tình trạng nhân quyền tại Cam Bốt, Lào và Việt Nam thành công rực rỡ, dù Hà Nội kịch liệt phản đối - Đại sứ Hà Nội bị cấm phát biểu - Sách Trắng Nhân quyền bị cấm phân phát tại cuộc điều trần.
Bản tin ngày 17-9-2005 từ Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế trích như sau.
Không như Hoa Kỳ, Quốc hội Châu Âu ít tổ chức các cuộc điều trần. Vì vậy từ 30 năm qua, hôm thứ hai 12.9.2005, lần đầu tiên mới có một cuộc điều trần về tình trạng nhân quyền tại ba nước Cam Bốt, Lào và Việt Nam. Do cuộc vận động khẩn thiết của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và Diễn đàn Dân chủ Á châu, Quốc hội Châu Âu đã đồng ý mở cuộc điều trần để đánh dấu 30 năm kết thúc chiến tranh mà cũng là 30 năm xích hóa Cam Bốt, Lào và Việt Nam.
Hà Nội, Vạn Tượng và Nam Vang đã thất bại trong việc ngăn cản cuộc điều trần. Ba Đại sứ tại Vương quốc Bỉ và Liên hiệp Châu Âu của ba nước đã đến gặp Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Châu Âu yêu cầu hủy bỏ cuộc điều trần, với lý do "các tổ chức đến điều trần không am hiểu thực tại chính trị và nhân quyền" tại ba nước. Nhưng bà Hélène Flautre, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội giải thích cho các đại sứ hiểu về truyền thống dân chủ là phải biết lắng nghe và đối thoại, bà ngỏ lời mời ba đại sứ đến tham dự cuộc điều trần. Bà Phan Thúy Thanh, Đại sứ Hà Nội tại Vương quốc Bỉ và Liên hiệp Châu Âu, nhận lời với điều kiện được phát biểu. Nhưng Quốc hội Châu Âu đã thẳng thắn nói KHÔNG, vì lẽ Quốc hội Châu Âu đã mời các nhà đấu tranh cho nhân quyền thuộc tổ chức Diễn đàn Dân chủ Á châu đến thuyết trình rồi.
Từ Hà Nội, bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, viết thư phản đối và yêu cầu Quốc hội Châu Âu hủy bỏ cuộc điều trần.
Nhưng cuộc điều trần vẫn cứ diễn ra trong không khí quan tâm và thân ái của trên một trăm Dân biểu thuộc Phân ban Nhân quyền, Quốc hội Châu Âu. Chúng tôi ngạc nhiên nhìn thấy không khí náo nhiệt khi bước vào phòng điều trần. Vừa lúc ấy Dân biểu Marco Pannella nói với chúng tôi rằng : "Chưa bao giờ họp bàn về nhân quyền lại đông như hôm nay. Các vị có nhớ không, hồi đầu năm nay, khi ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, cầm đầu một phái đoàn đông đảo đến đây nhưng không được Chủ tịch Quốc hội Châu Âu tiếp, Quốc hội cũng từ chối tổ chức cho phái đoàn Hà Nội thuyết trình. Cuối cùng, ông Nguyễn Văn An yêu cầu được gặp Phái đoàn Quốc hội Châu Âu liên hệ các quốc gia Đông Nam Á, thì chỉ có 5 Dân biểu đến gặp. Nhưng giữa buổi thuyết trình 3 Dân biểu rời phòng họp, còn 2 người ở lại cho đến phút chót! Hôm nay các vị thành công quá sức tưởng tượng".
Trong lời tuyên bố khai mạc cuộc điều trần cùng những nguyên do tổ chức, Bà Hélène Flautre, Chủ tọa cuộc điều trần đưa cao cuốn Sách Trắng về Nhân quyền của Hà Nội và nói : "Cuộc điều trần hôm nay rất sôi động với nhiều phản ứng. Hôm qua tôi đã tiếp ba Đại sứ Cam Bốt, Lào và Việt Nam. Hôm nay, trong phòng hội này có mặt bà Nguyễn, Cố vấn Đại sứ quán Việt Nam, bà ngỏ ý muốn được phát biểu và phân phát tập tài liệu Sách Trắng về Nhân quyền. Nhưng tôi phải dùng quyền hạn của mình cùng những quy tắc của Quốc hội Châu Âu bác bỏ việc đó. Một trong những lý do bác bỏ là ngay dưới mắt tôi đây, nơi Chương IV của Sách Trắng về Nhân quyền, do CHXHCNVN gửi đến tôi, thì đây là một mẩu mực của sự dèm pha, bôi nhọ những tổ chức nhân quyền. Quốc hội Châu Âu không thể là diễn đàn cho một sự phỉ báng như thế". Sau đó bà giới thiệu 6 điều trần viên ba nước, chức vụ cùng quá trình hoạt động của từng người :
Phía Cam Bốt là ông Sam Rainsy, Chủ tịch Đảng Đối lập Cam Bốt, Dân biểu Quốc hội, và bà Kek Galabru, Chủ tịch Hội Bảo vệ Nhân quyền Cam Bốt. Phía Lào là bà Vanida Thepsouvanh, Chủ tịch Phong trào Nhân quyền Lào, và bà Ruhi Hamid, ký giả Đài BBC, tác giả cuốn phim tài liệu về người Hmong sống trốn lánh trong rừng từ 20 năm qua. Phía Việt Nam là ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, Chủ tịch Diễn đàn Dân chủ Á châu, Phó chủ tịch Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền, và ông Phạm Văn Tưởng (tức cựu Tăng sĩ Thích Trí Lực) người bị công an Việt Nam bắt cóc tại Nam Vang đưa về giam ở Việt Nam, mặc dù ông đã được Cao ủy Tị nạn LHQ ở Nam Vang cấp thẻ tị nạn và bảo vệ chính trị cho ông.
Sau phần điều trần khúc chiết, hùng hồn với đầy đủ số liệu, chứng cớ, hoặc xúc động và chân thực của những chứng nhân trong cuộc ở ba nước, là phần chất vấn của các vị Dân biểu. Thế nhưng ở phần này chẳng có ai thắc mắc. Hầu như ai cũng biết rõ chính sách chà đạp nhân quyền tại ba nước. Các Dân biểu chỉ nói lên sự thông cảm, đồng tình, hoặc lo tìm giải pháp chận đứng bàn tay thô bạo của nhà cầm quyền cộng sản tại ba nước. Một vài vị Dân biểu từng đến Việt Nam hội họp hoặc thăm viếng bỗng nhiên trở thành những tiếng nói nhân chứng sống động.
Tập tài liệu dày 37 trang khổ A4 mang tựa đề "30 năm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, tình trạng nhân quyền tại Cam Bốt, Lào và Việt Nam" bằng tiếng Anh và Pháp, do Diễn đàn Dân chủ Á châu soạn thảo. Tài liệu đã được đưa lên Trang nhà của Quốc hội Châu Âu một tuần lễ trước cuộc điều trần, để cho các vị Dân biểu nghiên cứu, so sánh, hầu có thể phản bác, chất vấn nếu tìm ra những điều sai trái. Nhiều Dân biểu nói với chúng tôi rằng : "Tài liệu này là sự trả lời hùng hồn nhất cho tập Sách Trắng về nhân quyền của Hà Nội".

Chúng tôi xin ghi lại một số lời tiêu biểu mà cũng có tính chất đại biểu của các Dân biểu Quốc hội Châu Âu sau khi nghe xong cuộc điều trần:
Bà Monica Frassoni (Đảng Xanh) : "Tôi không có chân trong Phân ban Nhân quyền, nhưng vẫn đến tham dự điều trần để nói lên lời mắt thấy tai nghe. Tháng tư vừa rồi tôi đến Việt Nam trong khuôn khổ công tác của Quốc hội Châu Âu và tôi vô cùng xúc động khi được dịp gặp nhà ly khai nổi danh vừa được nhắc đến trong cuộc điều trần này, Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhà lãnh đạo số hai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tôi cũng tìm cách gặp một nhà ly khai quan trọng khác là ông Hoàng Minh Chính. Cả hai vị được xem như "đang được tự do". Sau khi tôi gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ, thì tức khắc sau đó ngôi chùa của ngài bị phong tỏa, công an canh gác cẩn mật, không còn ai được đến thăm ngài nữa. Còn trường hợp ông Hoàng Minh Chính, người đã bỏ suốt đời đấu tranh và bị tù tội, thì 5 công an đã chận trước hẽm không cho tôi vào thăm.
Ông Charles Tannock, Phó chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu, thuộc Đảng Bình dân Âu châu và Dân chủ Âu châu (đảng đa số) : "Trước hết cho tôi ngỏ lời cám ơn bà Penelope Faulkner (chị Ỷ Lan) đã vô cùng lưu loát và sống động khi thông dịch lời nhân chứng kinh hoàng của cựu Tăng sĩ Thích Trí Lực. Nhờ vậy cho chúng ta thấy ra một nhân chứng sống với biết bao khổ đau bức bách xẩy ra cho các cộng đồng tôn giáo như Phật giáo là một. Trước đây, bà Faulkner đã từng đến gặp tôi trình bày mong muốn của tổ chức bà về sự khẩn thiết của cuộc điều trần ngày hôm nay. Phải nói rằng cuộc điều trần rất thành công. Tôi là người đã nhiều lần chất vấn Quốc hội Châu Âu hoặc thúc đẩy những Nghị quyết về vấn đề đàn áp người Thượng theo đạo Tin Lành.
"Thật nghịch lý để nhận rằng Việt Nam đang theo đuổi con đường của chính kẻ thù lịch sử của họ, Cộng hòa Nhân dân Trung quốc, với những vi phạm nhân quyền khốc liệt.
"Tôi phải nói ngay ở đây cảm tưởng khi đọc xong tập Sách Trắng về Nhân quyền (của Hà Nội). Tôi tìm thấy trong đó những thuật ngữ tương tự theo kiểu "không được xâm phạm chuyện nội bộ quốc gia". Đây là thứ ngôn ngữ của Trung hoa Đỏ và Việt Nam cùng học theo chiến lược này....”
Ông Árpád Duka-Zólyomi, người Slovakia, thuộc Đảng Bình dân Âu châu và Dân chủ Âu châu (đảng đa số) : "Thật là bổ ích ngồi nghe cuộc điều trần hôm nay làm cho tôi nhớ tới 40 năm sống dưới chế độ Cộng sản. Dưới chế độ này đối lập không thể nào cất đầu lên, không có cả khả năng chống đối. Cộng sản là một trò đùa ác độc. Vấn đề đặt ra ở đây là Quốc hội Châu Âu có biện pháp chế tài nào không"...”
Đặc biệt, phần điều trần của ông Võ Văn Ái có các đoạn sau:
"Tôi xin đề xuất 7 điểm yêu sách mà Quốc hội Châu Âu tạo áp lực để nhà cầm quyền Việt Nam thực thi :
"1. Nhân dịp 30 năm kết thúc chiến tranh, kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam mở ra kỷ nguyên đối thoại và hòa giải bằng cách gọi mời tất cả các thành phần dân tộc tham gia bình đẳng vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, tri thức và chính trị tại Việt Nam, kể cả những tôn giáo chưa được thừa nhận mà tự thân là những xã hội dân sự còn tồn tại ;
"2. Áp lực nhà cầm quyền Việt Nam xóa bỏ điều 4 trên Hiến pháp về sự độc quyền của đảng Cộng sản, để tạo sự tham gia của mọi trào lưu tư tưởng vào công cuộc phát triển nói trên ;
"3. Yêu sách nhà cầm quyền Việt Nam phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hiện đang bị cấm đoán hoạt động, cũng như tất cả những tôn giáo khác chưa được thừa nhận, vì họ là thành viên thiết yếu của xã hội dân sự, và để cho các tôn giáo toàn quyền tự do sinh hoạt ;
"4. Áp lực nhà cầm quyền Việt Nam cải cách luật báo chí và cho phép ra báo tư nhân và độc lập để thiết lập những diễn đàn thực sự dân chủ cho những cuộc thảo luận ý kiến ;
"5. Áp lực nhà cầm quyền Việt Nam cải tổ tất cả các luật pháp thông qua trong khuôn khổ Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật, để cho các điều luật này tuân thủ luật quốc tế liên quan đến các quyền con người cơ bản, và bảo đảm với các quốc gia tặng dữ, đặc biệt là Liên hiệp Châu Âu cùng các thành viên quốc gia của Liên Âu, để cho các quốc gia này không tài trợ cho những sắc luật hạn chế nhân quyền ;
"6. Áp lực nhà cầm quyền Việt Nam cho phép thành lập các hội đoàn tư nhân và độc lập như những công đoàn tự do và những tổ chức phi chính phủ, và khuyến khích sự xuất hiện của những xã hội dân sự năng động ;
"7. Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho những tù nhân chính trị, tù nhân vì lương thức hoặc bị quản chế vì đã biểu tỏ chính đáng các quyền tự do ngôn luận, tư tưởng và tôn giáo, như trường hợp Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ, và các nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ Bình....”
Toàn văn bản tin lưu giữ ở trang web: http://www.queme.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.