Hôm nay,  

Nỗi Khổ Tựu Trường Việt Nam

16/09/200500:00:00(Xem: 5559)
- Giáo dục bị biến thành món hàng. Tánh hiếu học của người Việt bị biến thành nhu yếu phẩm để đầu cơ trục lợi. Tựu trường ở nước nhà Việt Nam vì thế trở thành một nỗi khổ cho phụ huynh học sinh.
Còn đâu nữa những ngày thơ mộng của ngày tựu trường với bài giảng văn " Thu Cảm" ( Impressions d' automne ) đã một thời làm rung động học sinh trung học của lớp ngươi học chương trình Pháp hay cac bài " Ngày Tựu Trường" " Tôi Đi Học" của những người học chương trình Việt sau này. Bao nhiêu náo nức trở lại trường xưa, nhìn lại thầy và bạn cũ, nghe những câu chuyện nghỉ hè đi về quê, câu cá, đuổi chim, lội ruộng, tắm sông hay đi biển giỡn sóng, đi Đà Lạt sống cảng Tây khí hậu ôn đới... tjpi đã hết rồi. Không còn cho các em học sinh trung tiểu học ở nước nhà Việt Nam, từ Nam ra Bắc, qua Trung. Tựu trường nước nhà Việt Nam bây giờ là một nỗi khổ cho học sinh thấy cha mẹ mình chạy đôn, chạy đáo kiếm tiền để đóng cho trường. Khổ vì thời CS Hà Nội " đổi mới" chuyện hệ sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mặc thị áp đặt ngành giáo dục " lấy thu bù chi" cho nhà trường. Một chính sách ngô chẳng ra ngô, khoai chẳng ra khoai khi nghĩ đến vai trò Nhà Nước trong việc giáo dục. Thuế má, tài nguyên đất nước thu vào để làm gì mà không chi ra cho ngành giáo dục và y tế vốn là một đầu tư thiết yếu và tiên quyết cho dân giàu nước mạnh. Trái lại trong hai lãnh vực quan yếu của quốc gia dân tộc ấy, Đảng, Nhà nước trăm dầu đỗ đầu tằm, hầu như bắt dân phải tự chịu gần hết.
Chắc chắn Ô Hồ Chí Minh nếu sống lại cũng phải khóc khi thấy " con cháu Bác Hố" ngày nào, bây giờ trở thành Ông Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, và Bộ Trưởng Giáo Dục và Đào tạo của CS Hà Nội đã hề hóa lời hứa của Ông khi khai nguyên chế độ CS ở Việt Nam: trẻ có chỗ học hành. Có chỗ thì có nhưng phải trả tiền dù Hiến Pháp của CS Hà Nội minh thị ghi giáo dục cưỡng bách và miển phí hoàn toàn cho cấp tiểu học và một phần trung học.
Nói viết thì vậy, nhưng làm không phải vậy. Trường học thời kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa là chợ mua bán chữ của chế độ. Nên vô cùng tội nghiệp cho phụ huynh học sinh và đáng thương thay cho trẻ em Việt Nam đi học. Minh họa những nhân định này, có lẽ phóng sự truyền thanh của Đài Á Châu tự do là khá đầy đủ với nhân chứng là nạn nhân tự nói lên bằng lời nỗi khổ của kỳ tựu trường này ở nước nhà Việt Nam.
Phóng sự truyền thanh của Đỗ Hiếu đài A châu Tư do cho biết, " theo luật giáo dục mới sửa đổi thì ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, học sinh không phải đóng thêm một khoản tiền nào khác. Nhưng vào dịp khai trường đầu tháng 9 này, phụ huynh học sinh phải chạy lo đủ thứ chi phí linh tinh khiến họ phải lo âu, thấp thỏm, vì số tiền cần nạp cho nhà trường vượt ngoài khả năng xoay sởcủa họ.

Các báo trong nước đều nói đến tình trạng gay go này vì có khá nhiều gia đình không lo nổi các món tiền nặng trĩu cần phải nạp cho nhà trường và thầy cô. Ông Nam Hà, một công nhân viên ở Saigon nói với phóng viên Đỗ Hiếu về nỗi khổ tâm của bậc phụ huynh vào dịp khai trường mỗi năm, vì chi phí đóng góp cho việc đèn sách của con em minh cứ tăng mãi với mọi thứ tiền không tên cần phải xuất ra. Ông kể tiếp về những loại học phí và lệ phí linh tinh, chồng chất của con ông cần phải nạp cho nhà trường, dù là theo bất cứ cấp nào, tiểu, trung hay đại học. Ông Nam Hà than thở là nếu không kịp chạy tiền để đóng đầy đủ các khoản thu mà nhà trường đòi hỏi thì con em mình sẽ bị gặp lắm khó khăn, trở ngại, ví dụ như không chịu đóng tiền học thêm thì khó lòng mà được điểm tốt vào kỳ thi cuối khóa.
Kế đó, một phụ huynh khác là bà Ngọc Điệp cũng bày tỏ nổi khó khăn đối với bậc cha mẹ vào dịp tựu trường mỗi năm. Theo bà thì một số cha mẹ có điều kiện về tài chánh lại thích gởi con em mình theo học các trường quốc tế vì cho dù phải nộp học phí cao, nhưng giáo dục bảo đảm và học sinh có tương lai vững vàng hơn. Bà than phiền là cuối cùng thì ai nấy cũng đành cắn răng mà chịu đựng, vì người dân không còn cách xoay sởnào khác hơn hay bày tỏ với cơ quan nào."
Chẳng những cách bắt dân phải móc tiền túi ra trả thay cho ngân sách do người dân đóng thuế và nhà nước rút tài nguyên đất nước đem bán, đã đang làm cho học sinh và phụ huynh khổ mà nó còn làm nhà giáo tủi nhục nữa. Nói chung giáo chứ thời nào cũng vậy là thành phần chuyên nghiệp bị thiệt thòi. " Dưa leo chấm với cá kèo. Con nhà nghèo đi học Normale ( Sư Phạm)" nên chọn nghề " bán cháo phổi." Nhưng phải nói thời CS nói chung và thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội là thời nhà giáo nghèo nàn và tủi nhục nhứt. Thầy cô thì " bán cháo phổi" cho chế độ CS mà vẫn không đủ ăn, phải cắn răng, nhấm mắt lương tâm chức nghiệp làm nhiều điều lẽ ra không được làm đối với học sinh để sống. Ưu đãi cho học sinh " phụ đạo" tại trường hay tại nhà. Rủi gặp môn dạy học sinh không cần phụ đạo thì phải bán dụng cụ học trò, thức ăn giờ giải trí cho học trò để " kiếm chút cháo". Trường lớp thì phải lập số vàng, sổ bạc để sửa chũa, sơn phết, phát triển dù thừa biết là trái qui chế học đường, tự treo cây gươm trên cổ mình vì học sinh thân yêu. Thiên hạ kêu ca Bộ, Sở, Ủy ban đổ tội cho nhà trường mà không cấp kinh phí hay cấp nhỏ giọt mà thôi.
Sau cùng giáo dục thành công là đào tạo con người toàn diện: trí dục, đức dục, và thể dục. Giáo dục có kết quả là kết hợp được ba thành tố: gia đình, học đường, và xã hội. Trong thời xã hội chủ nghĩa cũng như thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay trong nước, học đường và xã hội hoàn toàn nằm rong tay Đảng Nhà nước CS. Gia đình dù có cố gắng đến đâu cũng không thể chu toàn nổi khi hai mắc xích kia tự động tách ra. Sự " xuống cấp giáo dục" ở nước nhàViệt Nam là do Đảng, Nhà nước-- chớ không ai khác. Một thế hệ Việt Nam đã bị "xuống cấp giáo dục". Sự xuống cấp này tác động dây chuyền theo cấp số nhơn qua thế hệ kế tiếp trên mọi mặt. Và lúc đó dù CS còn hay mất, hậu quả sẽ khó lường cho đất nước và dân tộc Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.