Hôm nay,  

Những Tấm Chân Tình

03/11/200900:00:00(Xem: 9964)

Những  Tấm  Chân  Tình

Em gáí hậu phương

Philato
Như thường lệ, mỗi khi nhận được tờ tạp chí mà Phi cộng tác là anh đọc bài viết của mình trước để tìm ra những khuyết điểm hầu tránh tái phạm rồi sau đó mới lướt qua các bài khác và dừng lại ở trang văn nghệ để đọc những lá thư hậu phương do cô Phượng T. sáng tác. Phi rất tâm đắc với mục này vì trước kia Phi đã từng phụ trách mục “Thư Tiền Tuyến Hậu Phương” trong bản tin của binh chủng, anh đóng vai em gái hậu phương Kim Chi để viết những lá thư tình gửi đến các anh ngoài tiền tuyến.
Nhớ lại khi còn đi hành quân, Phi rất mê chương trình “Dạ Lan”, tiếng nói của em gái hậu phương trên làn sóng phát thanh Quân Đội, sáng kiến này do Đại Tá Trần Ngọc Huyến, cựu chỉ huy trưởng trường Võ Bị Quốc Gia lập ra, và em “Dạ Lan” đã đem một sinh khí mới vào đời sống của lính, những người quanh năm nằm võng ngủ hầm nghe tiếng đại bác cùng AK chứ nào có nghe KH (ca hát) gì đâu! Vì thế sau khi bị loại khỏi vòng chiến, về phụ trách “tạp dịch” cho trưởng phòng Tâm Lý Chiến, Th/Tá Huỳnh Văn Phong, Phi đề nghị với trưởng phòng cho thêm vào bản tin tiết mục “Lá Thư Hậu Phương”.
Khởi đầu chỉ nhằm mục đích cho bản tin bớt khô khan, ngoài những văn thư, thông cáo, tin chiến sự v.v.. thì bản tin cũng phải có lời hỏi han, an ủi những người cầm súng. Nhưng không ngờ chỉ một thời gian ngắn sau thì Phi nhận được rất nhiều thư của anh em ngoài chiến trường, những lá thư viết vội vàng trên mảnh giấy với “nét chữ không ngay”, bì thư dược dán bằng những hạt cơm, nhưng nội dung thì mộc mạc dễ thương, đôi khi cũng vui đùa nghịch ngợm, hẹn gặp Kim Chi khi anh về phép.
Nhận được những lá thư tỏ tình, “Kim Chi” cũng hồi âm với lời hứa khi nào anh về phép thì “em sẽ đưa anh dạo phố để anh kể chuyện đời lính em nghe” và hậu quả là Phi đã gặp nhiều trường hợp các anh đến thăm em Kim Chi nên Phi đành phải xin lỗi “rất tiếc cô Chi đi công tác”. Nhưng rồi có một anh tiền tuyến từ Quảng Trị về phép đến thăm và nhất định đòi gặp em Kim Chi cho bằng được, bởi vì anh về Saigon chỉ với ước nguyện này mà thôi, anh không có thân nhân nào ở Saigon cả. Phi còn nhớ rất rõ người lính ấy là Trung Sĩ Nguyễn Văn Thanh thuộc Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 2/TQLC.
Gặp trường hợp khó xử khá bất ngờ nhưng cũng rất tình tứ lãng mạng nên Phi kiếm cách hoãn binh trả lời với Thanh là Kim Chi đi công tác đến chiều mới về. Nhưng Thanh nói chiều sẽ quay lại vì anh chỉ có bốn ngày phép thôi. Bốn ngày phép kể cả 2 ngày đi và về giữa Quảng Trị Saigon!
Từ một tấm chân tình, Phi nẩy ra ý định sẽ không làm Thanh thất vọng, anh cầu cứu với chị Huy Liễu, trưởng phòng Xã Hội tiếp tay, nhân viên của chị có nhiều cô xinh sắn dễ thương và còn độc thân. Chị trưởng phòng Xã Hội nhận lời giúp Phi ngay, chị cho cô Phương Thanh đóng vai Kim Chi để tiếp chuyện với anh lính tiền tuyến cũng tên Thanh.
Sau hơn một giờ tâm sự, Phương Thanh kể lại câu chuyện giữa hai người cho chị Huy Liễu và Phi nghe và nhờ họ cố vấn, vì anh tiền tuyến nhất định mời em hậu phương dạo phố chiều nay sau giờ tan sở. Chị Huy Liễu hỏi Phương Thanh:
_ “Thế em có muốn giúp anh Phi đóng cho trọn vai trò cô Kim Chi không"”
_ “Đã lỡ rồi, không nên lừa dối một tấm chân tình, vả lại anh ấy cũng dễ thương”.
_ “Chị cho em 48 giờ phép, chuẩn bị về đi để nghe anh kể chuyện đời lính”.
Hơn một năm sau, cả Phi và chị Huy Liễu cùng nhân viên hai phòng Tâm Lý Chiến và Xã Hội nhận được thiệp mời dự tiệc cưới của song Thanh. Hiện gia đình Thanh sống rất hạnh phúc cùng hai con, một trai một gái và bốn cháu nội ngoại ở Florida, thỉnh thoảng họ vẫn gửi cho Phi những trái bưởi thật ngon. Mỗi khi có dịp ghé Florida, bác Phi luôn luôn “phải” đến ở với các em Thanh để các cháu cám ơn bác “Kim Chi”.
Nhớ lại những kỷ niệm hạnh phúc ấy mà Phi luôn theo dõi những lá thư hậu phương của cô Phượng T..trên tờ báo mà Phi cộng tác. Dù biết rằng đó chỉ là những lá thư sáng tác theo trí tưởng tượng, nhưng mỗi lá thư đều chứa đựng một tấm lòng chân tình thương yêu đời lính thực sự mà Phi lại là người đang cần những tấm chân tình như thế. Rồi một hôm Phi đọc được trên trang báo này lá thư gửi “Người Yêu Trâu Điên.”
Nội dung lá thư tác giả Phượng T.. kể lại câu chuyện một anh lính tiểu đoàn Trâu Điên về giải tỏa địch ở cư xá Phú Lâm trong dịp tết Mậu Thân 1968, thân phụ Phượng T.. đã chụp được tấm hình người lính này, một tấm hình đẹp và oai hùng nên ông tặng cho con gái khi cô mới chỉ là một nữ sinh lớp Đệ Lục. Cô nữ sinh ép hình người lính trong cuốn nhật ký bé nhỏ. Chuyện đau lòng là sau đó thân phụ cô nữ sinh bị VC sát hại khi chúng tấn công vào SaiGòn đợt hai tết Mậu Thân. Thương nhớ cha, cô giữ mãi tấm hình người lính và rồi tấm hình đó cũng bị thất lạc cùng với cuốn nhật ký bé nhỏ vào ngày 30/4/1975. Cuối lá thư cô gái Phú Lâm A Chợ Lớn Saigon Mậu Thân 1968 viết:
“Lá thư này em viết mà không bao giờ gửi, vì em đâu biết anh Trâu Điên đang ở nơi nào trên mảnh đất chiến tranh đầy thống khổ của dân tộc Việt Nam mình. Em viết lá thư này như một nhu cầu yêu thương dành cho anh Trâu Điên, người bạn trẻ của Ba. Hình ảnh Ba và anh Trâu Điên luôn gắn liền nhau trong lòng em.. Với lòng mong mỏi người anh Trâu Điên vẫn còn sống sót đâu đó sau cơn hồng thủy, biết rằng trên mặt đất này vẫn còn có một người nhớ tới anh Trâu Điên ngày xưa ”
Phi không nhớ là đã đọc bài viết “Người Yêu Trâu Điên” bao nhiêu lần rồi, anh đã gần như thuộc lòng nội dung vì nó trùng hợp với những diễn tiến của đại đội anh khi tiến chiếm và giải tỏa VC tại cư xá Phú Lâm vào dịp tết Mậu Thân 1968.
Nhớ lại một buổi sáng tháng 1/68, đại đội của Phi thuộc Tiểu Đoàn Trâu Điên tiến dọc theo đường Hậu Giang để vào mục tiêu Phú Lâm, khi thấy một người phóng viên leo lên xe thiết giáp để theo đoàn quân và chụp hình thì Phi đã cho lệnh người cận vệ của anh là Hạ Sĩ Đường kéo người phóng viên này xuống. Liền ngay sau khi anh phóng viên và Đường lăn xuống đất thì xe thiết giáp bị trúng đạn B40 của VC, những quân nhân trên xe tử trận, còn người phóng viên thì thoát chết trong “tích-tắc”. Kể từ đó người phóng viên, Phi và Đường kết thân với nhau, anh phóng viên đưa Phi về nhà giới thiệu với chị ấy và các con anh. Chị ấy phúc hậu hiền lành còn mấy cô con gái thì xinh sắn nhí nhảnh dễ thương, thấy bố ngồi nói chuyện với các chú lính, các cô có vẻ tò mò, thập thò bên song cửa nhìn huy hiệu Trâu Điên trên vai áo trận của Phi và Đường rồi cười khúc khích.


Sẵn máy ảnh trong tay, anh phóng viên chụp cho lính những tấm hình kỷ niệm, và một trong số các cháu gái đã chụp cho bố và 2 chú lính một tấm hình chung. Họ kết thân với nhau chưa được bao lâu thì  VC tấn công đợt 2 vào tháng 5/1968, đơn vị của Phi phải liên tục tham dự các mặt trận khắp Saigon và ngoại ô nên không có dịp gặp lại người anh phóng viên nữa.
Cuối năm 1968, sau khi thành phố Saigon Chợ Lớn trở lại thanh bình, Tiểu Đoàn Trâu Điên di chuyển lên Tây Ninh hành quân vào mật khu Hố Bò, trước khi đi, Đường trở lại thăm người anh phóng viên thì mới hay Anh đã hy sinh vì công vụ ngay những ngày đầu VC tấn công đợt 2! Và oái oăm thay Đường cũng lại hy sinh sau đó trong cuộc hành quân vào Hố Bò! Tấm hình 3 anh em chụp chung thì chưa đầy một năm sau  hai người đã ra đi vĩnh viễn! Dù không tin dị doan nhưng mỗi khi nhớ đến tấm hình, Phi cũng cảm thấy bất an. Và chuyện không vui cũng đến, Phi bị trọng thương ở chiến trường Chương Thiện, bị loại khỏi cuộc chiến !
Bốn mươi năm sau, những kỷ niệm đau thương ấy được nhắc lại qua bài viết “Người Yêu Trâu Điên” khiến Phi bồi hồi xúc động, anh vội liên lạc với tác giả qua địa chỉ điện thư thì được biết cô chính là ái nữ của người phóng viên năm xưa, bạn của Phi và Đường, vì thế Phi giữ kỹ tờ báo có đăng bài viết như một kỷ niệm quý giá, và cũng kể từ đó mỗi khi mở trang báo ra thì mắt Phi dừng lại ở tấm ảnh tác giả lâu hơn, ngắm kỹ hơn và tự hỏi “không lẽ đây là cô bé năm xưa”.
Trước mắt Phi là hình một phụ nữ mặc áo dài trắng tóc xõa hai bờ vai với nét mặt phúc hậu, duyên dáng nhưng thoáng buồn. Cô ngồi trước bàn viết, tay trái vòng che trước ngực, đè lên xấp giấy và những bì thư, chống khuỷu tay phải lên mặt bàn còn ngón trỏ chấm nhẹ lên thái dương, nghiêng đầu đăm chiêu nghĩ về dĩ vãng. Nhưng cũng có lúc Phi thấy tấm hình đó là một cô bé nữ sinh hồn nhiên xinh xắn dễ thương 40 năm về trước, hình ảnh cô nữ sinh trường Gia Long đứng sau rèm nghe cha nói chuyện với những anh lính Trâu Điên khiến Phi nhớ lại bao nhiêu kỷ niệm vui buồn năm xưa.
Bài viết và hình tác giả cứ luẩn quẩn trong đầu khiến Phi mất ngủ nhiều đêm rồi anh tự trách mình sao quá mơ mộng! Một bài viết trên trang “Thư tiền tuyến thư hậu phương” thường là những “sản phẩm” tưởng tượng để ủi an người lính chiến, còn hình tác giả thì cũng có thể là giả mà thôi như Phi đã từng làm. Phi cố lý luận như thế để quên đi “Người Yêu Trâu Điên” nhưng không quên được, bài viết có quá nhiều tình tiết và những kỷ niệm của đơn vị anh trong thời gian hành quân giải tỏa lực lượng VC tại Saigon, nhất là lời cuối lá thư của cô Phượng T viết:
_“.. Anh nên biết rằng vẫn còn có một người nhớ đến anh Trâu Điên ngày xưa.”
“Anh Trâu Điên” ngày xưa trong tấm hình mà tác giả Phượng T..hy vọng vẫn còn sống sót là Phi hay Đường" Người trong hình mà tác giả vẫn còn nhớ đến là Phi hay Đường" Vì tấm hình mà thân phụ tặng cho cô đã mất nên Phi và cả Phượng T. cũng không thể  biết người ấy là ai. Nếu người ấy là Bùi Ngọc Đường thì Đường đã tử trận rồi, Đường đã hy sinh sau cái chết của cha cô! Còn nếu là Phi thì Phi vẫn còn sống sót và đang cộng tác với cùng một tờ báo mà cô phụ trách trang Văn Nghệ, họ đã là người “cùng một nhà” !
Tuy cùng một nhà (báo) nhưng làm việc trên computeur nên chưa bao giờ họ biết nhau, gặp nhau và nói chuyện với nhau dù bằng điện thoại. Phương tiện duy nhất để trao đổi tin tức là bằng điện thư. Qua tấm hình trên trang “thư tín” Phi có thể biết cô bé cư xá Phú Lâm năm xưa nay đã là một phụ nữ rất duyên dáng đầy sức sống, đọc giả khó mà không khen một tiếng “đẹp”, và chắc cũng đã có nhiều anh lính năm xưa mơ mộng và yêu “tấm hình”, trong đó có Phi.
Đã nhiều lần Phi gửi email cho Phượng T. ngỏ ý mong được gặp lại cô bé năm xưa nhưng rồi cuối cùng thì Phi cũng lại đành phải “delete” những thư ấy đi. Đã nhiều lần Phi đến  nơi Phượng T. làm việc với một cuốn sách trên tay hay một gói kẹo cam thảo, thứ kẹo mà cô bé Phú Lâm năm xưa vẫn thích, để tặng cho tác giả bài viết “Người Yêu Trâu Điên”, nhưng anh không có can đảm như Thanh nhất định đòi gặp em Kim Chi nên Phi đành quay lui!
Có một điều gì đó ngăn cách khiến Phi ngập ngừng bước tới,“Nếu không có cái dậu mùng tơi thì tôi nhất định sang chơi nhà nàng”, cái “dậu mùng tơi” ngăn cản Phi không phải là 40 năm xa cách, vì “Càng đi xa anh càng nhớ em”, càng xa cách lâu ngày càng mong gặp lại, mà chính là anh Trâu Điên Mậu Thân năm xưa đã không còn nữa, chỉ còn một con trâu già, con trâu già sau bao năm chiến tranh và khổ sai trong lao tù CS, con trâu già bị bắt buộc phải buông vũ khí nên ngày nay chỉ còn những kỷ niệm để nhai lại như những con trâu già nằm nhai lại những mớ cỏ khô khi không còn sức cày bừa, nhìn những cánh đồng cỏ non mà thở dài !
“Người Yêu Trâu Điên”..  thân mến.
Hình ảnh oai hùng và đáng yêu của những người lính Trâu Điên 40 năm về trước vẫn luôn luôn gắn liền với hình ảnh người cha thân yêu trong lòng em, người cha thân yêu đã sống trong tay người lính TQLC và đã chết dưới họng súng và lưỡi lê của VC nên không ai có thể làm mờ đi những hình ảnh đẹp và đáng quý này của em, dù người ấy là Phi. Phi Trâu Điên cũng đã chết rồi, chỉ còn Phi già cỗi trong đầu với những suy nghĩ phi lý về chiến tranh nhưng hữu lý về tình yêu, Phi đã yêu Phượng T. rồi nhưng anh biết dừng lại đúng lúc. Phi và Phượng T.. tiếp tục đóng vai trò “má con Tý” và “ba thằng Tèo” để trao đổi những nhớ và thương trên trang thư hậu phương tiền tuyến của cùng một tờ báo:
“Ba thằng Tèo nhớ má con Tý nhiều lắm.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.