Hôm nay,  

Cứu Trợ Đồng Bào

07/09/200500:00:00(Xem: 5469)


Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush công bố bão Katrina là trận lớn nhứt trong lịch sử nước Mỹ, và " tệ hại hơn những gì con người có thể tưởng được". Phải mất nhiều năm mới có thể hoàn tất việc tái thiết những khu vực bị bão Katrina tàn phá ở bang Louisiana, Mississippi, và Alabama. Tình hình hiện tại vô cùng khẩn trương. Ông đã đích thân đi thị sát hai lần trong 3 ngày, kêu gọi đồng minh tiếp tay, chỉ thị 3 bộ trưởng Ngoại Giao, Nội An, Quốc Phòng và Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân và tung 50.000 quân nhân Mỹ đến tận nơi l cứu cấp và cứu trợ. Dù vậy công luận vẫn chưa hài lòng, phê bình chỉ trích Ông và chánh quyền do Ông lãnh đạo đã chậm trễ, thiếu chuẩn bị, thiếu tiên liệu trong việc đối phó. TT Bush và chánh quyền đang tăng cường nỗ lực.Trong khó khăn chung của biến cố thiên tai dập vào chánh quyền và dân chúng Mỹ nói chung, người Mỹ gốc Việt cũng lo "lá lành đùm bọc lá rách", "một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ", với tình sâu nghĩa đậm đồng bào.
Tin cho biết TB Louisiana thiệt hại vô cùng trầm trọng. Theo TNS David Vitter, chỉ tiểu bang Louisiana thôi, số người chết sơ kết đã trên 10.000 người. Theo Ô. Bộ Trưởng Nội An Chertoff, thành phố New Orleans thiệt hại trên 90%, như bị bom nguyên tử tàn phá. Tiểu bang này và thành phố ấy lại là nơi người Mỹ gốc Việt ở đông nhứt trong ba tiểu bang bị bão nặng. Tin đặc biệt của người Việt, qua Truyền hình SBTN cho biết, chỉ riêng khu vực Versailles ở New Orleans thôi, đã có khoảng 10,000 người Việt cư ngụ. Đa số những gia đình Việt Nam ở vùng này đã di tản ra khỏi thành phố New Orleans. Số chậm hơn đi sau bị lụt cầm chân, đã bị cảnh thiếu nước, thiếu điện, thiếu thực phẩm, thiếu nơi lánh cư. Ngoài ra đồng bào còn lo sợ trước nạn hôi của và cướp bóc công khai mà cảnh sát địa phương chừng như không kiểm soát nổi khiến TT Bush phải điều một đơn vị thiện chiến chống quân nổi dậy ở Iraq mới về và ra quân lịnh được quyền bắn bỏ những kẻ cướp bóc như đặt thành phố trong thời kỳ chiến tranh. LM Nguyễn Minh Viễn cho biết hàng chục người Việt lớn tuổi không có con cháu, nên không tản cư được, phải ở lại, nước lụt phải chạy đến nhà thờ để lánh cư. Linh mục ở lại nhà thờ cùng đồng bào đáng cứu giúp của mình. Nhà thờ bị lụt, mọi người rút lên lầu. Không thể ra ngoài nên không biết có ai còn kẹt ở những khu nhà chung quanh hay không. Chỉ có chiếc ra dô pin. Hết sức khó khăn mới liên lạc được cảnh sát xin cứu. Đa số những người Việt ở New Orleans đã di tản qua tiểu bang Texas. nơi có cộng đồng người Việt đông hàng thứ 2 trên đất Mỹ sau Cali, cùng có người Việt đầu tiên đi vào Quốc Hội Tiểu bang như Cali vậy
Còn ở TB Mississippi, tại thành phố Biloxi ở một phái đoàn Phật Tử hành hương bị kẹt, gia đình ở Garden Grove phải nhờ Đài Truyền Hình do Cô Leyna Nguyễn, một người Việt đi hàng đầu vào ngành truyền thông Mỹ dàn xếp kêu cứu và đã được di tản. Đa số người Việt ở Biloxi và Gulfport cũng đã di tản, phần lớn đã thoát được đến Alabama hoặc Atlanta ở Georgia cũng là nơi nhiều người Việt cư ngụ.
Trong khi cơ quan Điều hành Khẩn cấp Liên bang Hoa Kỳ, gọi tắt là FEMA, ráo riết đẩy mạnh công tác cứu trợ nạn nhân bão lụt Katrina, thì người Mỹ gốc Việt tập trung nỗ lực tiếp tay cứu trợ đồng bào mình. Tại Houston, Texas nơi người Việt nạn nhân bão Katrina qui tụ nhiều nhứt, tình sâu nghĩa đậm giúp đỡ đồng bào trong việc cứu trợ ban đầu thật vô cùng cảm động.


Theo Đài phát thanh quốc tế của Mỹ, RFA, chỉ một ngôi chùa Phật Quang thôi đã cưu mang 70 đồng bào từ New Orleans đến tạm trú. Anh Dương Phục, một nhà truyền thanh quen thuộc của tập thể người Việt, giám đốc điều hành Saigon Houston Radio, ngay giờ phút đầu đã cắt quãng một số chương trình, đứng ra kêu gọi cứu trợ cho đồng hương chạy tránh bão từ New Orleans đến.Khu chợ Hong Kong của thành phố Houston, nơi lúc bình thường hầu hết người Việt phía Nam nước Mỹ đến Houston và người trong vùng lui thường lui tới để tìm hương vị, đồ ăn, thức uống Việt Nam, bây giờ trở thành điểm hẹn cho cuộc di tản. Bà con, cô bác ở Louisiana đến và đồng bào địa phương ra tìm cứu giúp, nghe tin. Nhiều cơ quan, đoàn thể, thân hào, nhân sĩ, chủ gia đình Việt ở địa phương tình nguyện, cử người túc bên những chiếc bàn "tiếp cư" đặt sẵn để giúp đỡ, hướng dẫn cho đồng bào. Các chùa, nhà thờ, hội thánh do người Việt phụ trách gời đại điện và hàng trăm chủ gia đình ra khu chợ Hồng Kông nhận người tỵ nạn bão về chăm sóc. Tất cả đồng bào Việt ở Texas đã làm tất cả những gì có thể làm được và không từ bỏ cơ hội nào để cứu giúp đồng bào trong cảnh tang thương.
Chưa có tin có người Việt nào chết vỉ bão lụt Katrina. Nhưng nhiều gia đình lạc nhau. Báo chí, đài phát thanh tăng công suất loan tãi lời nhắn tin, lực lượng cứu trợ làm việc với tinh thần chiến dịch, và nhịp độ hành quân. Tình hình cho thấy việc cứu trợ của cộng đồng Việt Nam ở Houston đối với riêng nạn nhân bão lụt người Việt từ New Orleans chạy về không phải là chuyện một sớm một chiều mà phải kéo dài đến mấy tháng.Thế cho nên người Mỹ gốc Việt ở các tiểu bang có đồng bào đinh cư thấy phải và đang mở chiến dịch cứu trợ qui mô. Điển hình Bà Hà Đỗ, hội trưởng Hội Ái Hữu Người Việt thành phố Chicago thuộc tiểu bang Illinois, cho Đài RFA biết cộng đồng người Việt ở đây sẽ tổ chức gây quĩ và sẽ giao số tiền quyền góp được cho Hội Chữ Thập Đỏ ở Chicago để nhờ chuyển cho nạn nhân bão Katrina ở miền Nam. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt, Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo ở Mỹ, đã ra thông bạch gởi tất cả các cơ sở gia đình Phật Tư, các tự viện. Phật Giáo Hòa Hảo Hải Ngoại dù đa đoan sau hoàn cảnh đồng đạo tự thiêu chống CS đàn áp cũng đã cử một vị Cố vấn đi Texas kết họp cùng các ban trị sự địa phương lo việc cứu trợ. Công giáo La Mã, theo lời LM Mai Khải Hoàn nói trên Đài SBTN, Tòa Thánh La Mã cũng đã gởi lời chia buồn và tiền cứu trợ. Tòa Tổng Giám Mục ở Việt Nam dù xa xôi trong hoàn cảnh khó khăn cũng đã gởi lời chia buồn và tiền cứu trợ. Hầu hết các cơ quan đoàn thể, nhân sĩ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên đất Mỹ đang đặt trọng tâm công tác vào việc cứu trợ.
Việc cứu trợ của người Việt trở thành chiến dịch, trở thành đại chúng được trong tập thể người Mỹ gốc Việt. Tình nghĩa đồng bào Việt, tình thương của dân tộc Việt, và lòng nhân đạo của Con Người thể hiện được một cách qui mô ở đất nước Mỹ tư do, dân chủ, trong biến cố này như đã thấy. Điều đó làm người ta nhớ chỉ vì đi cứu lụt cho đồng bào ở Miền Tây mà Hòa Thượng Quảng Độ và Cụ Lê Quang Liêm bị CS Việt Nam "quản thúc" rất lâu. Tự do, dân chủ đúng là điều kiện tiên quyết để thể hiện tình người, tình dân tộc trong quốc gia, xã hội.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.